KHÁI QUÁT MẪU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 53 - 63)

Mẫu nghiên cứu được thu thập tại cụm đảo thuộc khu bảo tồn biển Hòn Mun và Bến cảng Du lịch nằm ở phía nam thành phố Nha Trang, bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách, trong nghiên cứu này không lấy mẫu của du khách tham quan khu vui chơi giải trí Vinperland (vì hoạt động tại khu vực này ít liên quan tới khu bảo tồn Hòn Mun). Do việc hạn chế về thời gian, kinh phí và đặc biệt là việc nghiên cứu được tiến hành vào mùa thấp điểm của Du lịch Khánh Hòa nên quá trình thu thập mẫu gặp nhiều khó khăn, vì vậy số lượng mẫu của đề tài này sau khi thu thập là 207 mẫu.

Trong 207 mẫu thu thập, giới tính của Du khách được thống kê ở bảng sau:

Bảng 4.3: Giới tính phân theo vùng.

Nam (người) Nữ(người)

Vùng số lượng % số lượng % Tổng 1 35 68,63 16 31,37 51 2 24 66,67 12 33,33 36 3 35 64,81 19 35,19 54 4 22 66,67 11 33,33 33 5 22 66,67 11 33,33 33 Tổng 138 66,67 69 33,33 207

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Từ bảng trên ta thấy lượng du khách là nam giới gấp đôi nữ giới. Trong 207 mẫu có 138 mẫu là nam chiếm 66,67% và 69 mẫu là nữ giới. Sở dĩ có sự chênh lệch này có thể là do đặc điểm của loại hình du lich Biển Đảo dường như không thích hợp với phái nữ. Thật vậy, ngoài loại hình tham quan, ngắm cảnh các đảo là phổ thông không yêu cầu sức, còn các loại hình khác đa phần đều có một yêu cầu nhất định và gần như thích hợp hơn với nam giới hơn như: Bơi lội, lặn biển bằng ống thở, bằng bình dưỡng khí, chạy mô tô nước, kéo dù…

Bảng 4.4: Tuổi của du khách phân theo vùng. Vùng Độ tuổi 1 2 3 4 5 Tổng số lượng 1 0 3 1 0 5 Dưới 18 % 1.97 0 5.56 3.04 0 2,42 số lượng 15 6 8 4 4 37 18 - 25 % 29,41 16,67 14,81 12,12 12,12 17,87 số lượng 16 10 22 12 15 75 26 - 35 % 31,37 27,78 40,74 36,36 45,45 36,23 số lượng 14 17 16 13 10 70 36 - 55 % 27,45 47,22 29,63 39,39 30,3 33,82 số lượng 3 3 5 2 3 16 56 - 60 % 5,88 8,33 9,26 6,06 9,09 7,73 số lượng 2 0 0 1 1 4 Trên 60 % 3,92 0 0 3,03 3,04 1,93 số lượng 51 36 54 33 33 207 Tổng % 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Mặc dù ta nhận thấy tuổi của du khách đa dạng, tuy nhiên độ tuổi phân bổ chủ yếu lại là nhóm tuổi từ 26 đến 35 có 75 người chiếm 36,23% và nhóm tuổi từ 36 đến 55 có 70 người chiếm 33,82%. Điểu này dễ hiểu vì đây là độ tuổi thích hợp cho việc đi du lịch, thông thường ở lứa tuổi này mọi người thường có thu nhập và việc làm ổn định, điều đó tác động đến việc đi du lịch của du khách. Nếu xét đến từng vùng thì điều này cũng khá phù hợp, số lượng du khách ở độ tuổi này tương đối đồng đều. Ngoài ra ta thấy nhóm tuổi từ 18 đến 25 cũng xuất hiện tương đối là 37 người, chiếm 17,87%, ở độ tuổi này chủ yếu là Sinh viên đến từ thành phố Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh. Độ tuổi từ 56 đến 60 cũng đóng góp vào mẫu 16 người chím 7,73% và mỗi vùng đều có số lượng tương đương nhau. Độ tuổi trên 60 chỉ có 4 người chím 1,93% trong tổng mẫu, đáng ngạc nhiên là ở nhóm tuổi này lại có 2 du khách đến từ vùng 4 và vùng 5 là 2 vùng có khoảng cách xa nhất. Ở nhóm tuổi dưới 18 chỉ xuất hiện 5 du khách chiếm 2,42%, điều này đẽ hiểu vì từ tháng 9 năm học mới đã bắt đầu vì vậy lượng du khách ở độ tuổi này ít hơn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiểu biết về môi trường đó là thu nhập và trình độ học vấn. Thông thường những người có học vấn hoặc thu nhập cao hơn có nhận thức về môi trường tốt hơn; đồng thời, họ cũng chính là những người sẵn sàng chi trả, sẵn sàng có những đóng góp cho mục tiêu bảo vệ môi trường. Điều thú vị là trong số những người trả lời phỏng vấn, có đến 70,53% số du khách là những người có trình độ cao đẳng đại học và 8,21 % người có trình độ trên đại học. Liệu trình độ học vấn có liên quan gì tới việc đi du lịch của du khách hay không? Câu hỏi đã được trả lời bằng kết quả khảo sát được thống kê theo bảng dưới đây:

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của du khách phân theo vùng.

Vùng Trình độ học vấn 1 2 3 4 5 Tổng Số lượng 0 1 0 0 0 1 Tiểu học % 0 2,77 0 0 0 0,49 Số lượng 8 15 12 5 3 43 Trung học % 15,69 41,67 22,22 15,15 9,09 20,77 Số lượng 40 20 32 27 27 146 Cao Đẳng Đại Học % 78,43 55,56 59,26 81,82 81,82 70,53 Số lượng 3 0 10 1 3 17 Trên Đại học % 5,88 0 18,52 3,03 9,09 8,21 Số lượng 51 36 54 33 33 207 Tổng % 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Theo thống kê sơ bộ, du khách tham quan khu bảo tồn biển Hòn Mun – Nha trang chủ yếu là có trình độ Cao Đẳng – Đại Học, nhóm này có 146 người chiếm 70,53% trong tổng mẫu. Điều này cũng dễ dàng nhận biết được vì thông thường những người có trình độ học vấn cao thường có cảm nhận và mức sẵn lòng trả cho các hàng hóa và dịch vụ môi trường cao hơn. Trong đó vùng 1 là nơi có tỷ lệ cao nhất với 40 người chiếm 78,43 % trong tổng số 51 người được hỏi. Số du khách có trình độ Trung học là 43 người chiếm 20,77 % trong tổng mẫu, trong đó vùng 2 có số lượng người ở trình độ này nhiều nhất với 15 người chiếm 41,67% trong tổng số 36 người của vùng được phỏng vấn, số người ở trình độ này tại vùng 2 cao như vậy có thể là do vùng 2 là vùng chủ yếu lao động trong

lĩnh vực nông nghiệp, gồm các tỉnh như: Đắc Nông, Đắc lắc, Gia lai, Kom Tum, Lâm Đồng, Bình thuận, Bình Định.

Trình độ trên Đại học trong mẫu cóa 17 người chiếm 8,21 %, trong đó đáng chú ý là vùng 3 có 10 người chiếm 18,52 % trong tổng số 54 người của vùng được phỏng vấn. Vùng 3 là nơi góp mặt của TP. Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế của cả nước vì vậy số lượng người có trình độ trên Đại Học cao cũng là điều dễ nhận ra. Trình độ tiểu học xuất hiện 1 lần trong mẫu, thu thập được ở vùng 2, chiếm 0,49 % trong tổng mẫu.

Mục đích của chuyến đi được thống kê ở bảng dưới đây, Trong mục đích của chuyến đi, du lịch chiếm đa số trong 4 nội dung đua ra với 154 người, chiếm 74,4 % trong tổng số

Bảng 4.6: Mục đích của chuyến đi phân theo vùng.

Vùng Tổng Mục đích 1 2 3 4 5 Số lượng/% Số lượng 22 31 51 30 20 154 Du lịch % 43,14 86,11 94,44 90,91 60,61 74,4 Số lượng 3 1 2 1 4 11 Công tác % 5,88 2,78 3,7 3,03 12,12 5,31 Số lượng 11 1 1 1 3 17 Nghiêncứu, Học tập % 21,57 2,78 1,85 3,03 9,09 8,21 Số lượng 15 3 0 1 6 25 Khác % 29,41 8,33 0 3,03 18,18 12,08 Số lượng 51 36 54 33 33 207 Tổng % 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

207 mẫu, theo số liệu điều tra mục đích đi du lịch chiếm đa số ở tất cả các vùng, trong đó vùng 3 và 4 có tới trên 90 %. Xếp sau mục đích đi du lịch là mục đích khác, được xem như là đi an dưỡng, thăm thân nhân… có 25 người, chiếm 12,08 % trong tổng số 207 mẫu, trong đó vùng 1 có 15 người chiếm 29,41 % trong 51 mẫu của vùng, nguyên nhân là mẫu của vùng 1 có phỏng vấn những du khách đến Hòn Mun là cư dân của TP Nha Trang, như vậy mục đích chuyến đi đến Nha Trang được ghi nhân là mục đích khác. Tiếp theo là mục đích nghiên cứu học tập có 17 người, chiếm 8,21 % trong tổng mẫu, nhiều

nhất là vùng 1 có 11 người chiếm 21,57 % trong 51 mẫu của vùng. Cuối cùng là mục đích công tác có 11 người chiếm 5,30 % trong tổng mẫu.

Phương tiện để du khách đến Nha Trang cũng đa dạng, tất cả loại hình, phương tiện giao thông hiện có ở Việt Nam hiện nay đều được sử dụng, số lượng và tỷ lệ người sử dụng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7: Phương tiện đến Nha Trang.

Vùng Tổng Phương tiện 1 2 3 4 5 SL % Máy Bay 0 0 13 2 21 36 17,39 Tàu Hỏa 4 0 7 2 11 24 11,59 Xe Tua 0 9 10 15 1 35 16,91 Xe Thuê 25 17 17 9 0 68 32,85 Xe Đò 2 1 1 2 0 6 2,9 Xe Riêng 20 9 6 3 0 38 18,36 Tổng 51 36 54 33 33 207 100

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Xe thuê là phương tiện chủ yếu được lựu chọn để du lịch, chiếm 32,85 % số người sử dụng. Ngày nay, dịch vụ cho thuê xe du lịch khá phổ biến, chỉ bỏ ra 7 đến 8 trăm nghìn đồng trong một ngày là có thể sử dụng chiếc xe từ 4 đến 7 chỗ ngồi sang trọng, lựu chọn hình thức này du khách sẽ thoải mái về thời gian và không gian, có thể vì vậy xe thuê được sử dụng khá nhiều trong mẫu nghiên cứu. Phương tiện được sử dụng nhiều thứ 2 là xe riêng, bao gồm xe máy và ô tô, chiếm 18,36 % trong tổng mẫu, trong đó vùng 1 là nơi có nhiều người sử dụng nhất vì đây là vùng có khoảng cách địa lý gần nhất. Máy Bay là phương tiện được lựu chọn nhiều thứ 3 với tổng số 36 chiếm 17,39 % trong tổng mẫu, chủ yếu được du khách đến từ vùng 5 lựa chọn, bởi khoảng cách địa lý khá xa. Xe tua và tàu hỏa cũng có một lượng tương đối với 16,91% và 11,59 % trong tổng mẫu. Xe đò là phương tiện ít được sử dụng nhất chỉ chiếm 2,9 %, nguyên nhân chính bởi những hạn chế về chất lượng.

Tình trạng hôn nhân của du khách phổ biến là đã lập gia đình, thông thường ta thấy người đã lập gia đình đi du lịch nhiều hơn vì cuộc sống ổn định hơn, ở mẫu điều tra này thì cũng thể hiện được điều đó

Bảng 4.8: Tình trạng hôn nhân của du khách phân theo vùng.

Vùng Tổng

Gia đình 1 2 3 4 5 SL %

26 28 33 24 27 138 66,67

Chưa 25 8 21 9 6 69 33,33

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Với 138 người đã có gia đình, tỷ lệ người có gia đình trong tổng số mẫu là 66,67 % và phân bổ khá đồng đều cho cả 5 vùng. Số người chưa lập gia đình là 69 người chiếm 33,33% trong tổng mẫu, trong đó vùng 1 và vùng 3 có tới 25 và 21 người, bởi đây là vùng có sự góp mặt của lực lượng học sinh, sinh viên đi tham quan đảo.

Về thời gian lưu trú tại Nha Trang được thống kê ở bảng dưới đây. Trong tổng số 207 mẫu thu thập được, lượng du khách lưu lại ở Nha trang chủ yếu ở mức từ 2 đếm 4 ngày.

Bảng 4.9: Thời gian lưu trú của du khách ở Nha Trang.

Vùng Tổng Số ngày 1 2 3 4 5 SL % 1 đến 2 2 26 19 7 6 60 28,99 3 đến 4 9 6 29 24 14 82 39,61 5 đến 6 0 1 3 0 6 10 4,83 1 đến 2 tuần 3 2 1 1 4 11 5,31 trên 2 tuần 37 1 2 1 3 44 21,26 Tổng 51 36 54 33 33 207 100

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra).

Trong đó cao nhất là từ 3-4 ngày với tổng số 82 người chiếm 31,69 % người trả lời họ ở lại Nha Trang từ 3-4 ngày, đây là tỷ lệ khá cao.Có 60 người trả lời ở lại Nha Trang 1-2 ngày, chiếm 28,99 % trong tổng mẫu. Số lượng lưu trú dài ngày từ 5-6 ngày hay từ 1 đến 2 tuần rất ít chiếm tỷ lệ không cao là 4,83 % và 5,31 %. Lượng du khách ở trên 2 tuần nhìn vào thống kê có tới 44 người chiếm tỷ lệ 21,26 % là tương đối cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì con số này được sự góp mặt của 37 du khách đến Hòn Mun là người Nha Trang, nên được xếp vào lưa trú dài hạn (trên 2 tuần). Như vậy, chỉ có 7 du khách có thời

gian lưu trú từ 2 tuần trở lên, đây là những người có mục đích đi công tác hoặc học tập nghiên cứu. Như vậy khi tính chi phí lưu trú cho đối tượng này sẽ được tách riêng.

Một câu hỏi đưa ra để du khách xếp hạng các địa danh du lịch ở Nha Trang – Khánh Hòa, trong 207 du khách được hỏi không phải tất cả đều đã thăm quan hết các địa danh, đa số du khách mới chỉ biết đến Biển Nha Trang, các hòn đảo. Như vậy câu hỏi xắp xếp thứ tự này có đáp án thường không hoàn thiện.

Bảng 4.10: Xếp hạng mức độ yêu thích các địa danh của du khách.

Mức độ yêu thích

Địa danh

1 2 3 4 5 6 7

Biển Nha Trang 107 90 6 4 0 0 0

Các Đảo 98 103 5 1 0 0 0

Tháp Bà 0 0 41 45 80 17 -

Hòn Chồng 0 7 37 50 70 20 -

Chùa Long Sơn 0 2 25 16 - - -

Sông Lô 0 1 23 30 - - -

Dốc Lết 2 4 70 61 - - -

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Theo thống kê từ số liệu 207 người được hỏi có 107 người xếp biển Nha Trang ở vị trí số 1 tương đương với mức độ yêu thích nhất và có 98 người xếp các đảo quanh khu bảo tồn ở vào vị trí này, các địa danh khác không có địa danh nào lọt vào vị trí số 1, qua đó cho thấy du khách đến Nha Trang chủ yếu vì môi trường biển đảo, cũng có thể do du khách chưa tham quan hết các địa điểm này. Ở mức độ yêu thích thứ 2, các đảo thuộc khu bảo tồn có số lượng người xếp nhiều nhất với 103 người, tiếp theo đó là biển Nha trang với 90 người, các địa danh khác bắt đầu được xếp hạng yêu thích trong đó Hòn Chồng được 7 người xếp hạng, tiếp theo là khu du lịch mới nổi Dốc lết với 4 người, tiếp theo là các địa danh khác. Các mức độ yêu thích thấp hơn thường được gán cho các địa danh còn lại, ngoài ra do chưa được tham quan nên các địa danh này còn chưa được xếp hạng đầy đủ, ở những trường hợp này câu trả lời chỉ được xếp hạng cho những vị trí đã biết đến, trong đó biển Nha Trang và các đảo thuộc khu bảo tồn là đầy đủ nhất.

Khi du lịch tại cụm đảo, du khách thường tham gia vào các dịch vụ, các trò vui chơi giải trí như: đi Tàu đáy kính xem San hô, bơi lội, lặn bằng bình dưỡng khí hay bằng

ống thở, mô tô nước, ăn hải sản hay tham quan làng chài… Theo thống kê từ mẫu điều tra, hoạt động mà du khách tham gia nhiều nhất là tham quan, nghỉ ngơi ngắm cảnh với 127 người tham gia và hoạt động ngắm biển, tắm nắng với 125 người trả lời, đây cũng là 2 hoạt động phổ thông nhất khi du khách đi tham quan biển đảo, với loại hình này du khách không phải trả thêm một loại phí nào mà vẫn cảm nhận được giá trị của cảnh quan.

Bảng 4.11: Các hoạt động của du khách trên đảo.

Vùng Hoạt động

1 2 3 4 5

Tổng

Ngắm biển, tắm nắng 39 18 38 16 14 125

Du thuyến, lướt ván, moto nước 21 7 23 17 11 79

Bơi lội 28 14 26 10 13 91

Tham quan, ngắm cảnh 25 25 31 24 22 127

Lặn với ống thở 11 2 7 4 6 30

Lặn với bình oxy 13 7 15 7 6 48

Ăn Hải sản 19 10 25 13 17 84

Tham quanlàng chài 10 14 10 9 13 56

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Một hoạt động mà đa số du khách yêu thích nữa là bơi lội, với hệ thống các bãi tắm mini trên các đảo có bờ cát mịn hay các bãi đá cuội khá xinh xắn cộng với làn nước trong xanh là nơi để du khách đắm chìm trong cảm giác mát mẻ và sảng khoái bên cạnh đó du khách còn có thể thỏa thích bồng bềnh giữa biển khơi khi các tàu khách neo đậu giữa biển.

Ăn Hải sản cũng là một dịch vụ mà được nhiều du khách tham gia với 84 người

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 53 - 63)