Hoạt động hướng dẫn tạo thu nhập thay thế

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 46 - 48)

Người dân sống trong vịnh Nha Trang phụ thuộc vào các nguồn lợi của vịnh để kiếm sống. Tuy nhiên, ngoài đánh bắt hải sản thì chỉ có vài hoạt động khác là có thể hỗ trợ cho sinh kế của người dân. Vào năm 2001, trên 79% phụ nữ không hoặc ít có cơ hội làm việc và nghề nghiệp chủ yếu của đàn ông là đi biển .

Ban quản lý dự án kết hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa và chi hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên tìm ra phương pháp giúp đỡ ngư dân, đặc biệt là chị em Phụ nữ trong Khu bảo tồn thay đổi sinh kế, nâng cao đời sống. Thảo luận với Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh chuyển số vốn 60000 USD cho dân vay trong quí I/2003.

Thực hiện chương trình tín dụng với sự hợp tác của phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng chính sách xã hội, trong đó cho 136 hộ gia đình trong KBTB vay vốn với tổng số tiền là 539 triệu đồng, chiếm 12% tổng số vốn vay từ các chương trình tín dụng của người dân địa phương, giúp người dân có vốn để tạo thu nhập. Hàng năm, đều tổ chức đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn để xác định kết quả và những thiếu sót, tìm ra phương hướng giải quyết, cho đến nay hoạt động tín dụng này đang hoạt động rất tốt tạo ra những thay đổi đáng kể cho bộ mặt đời sống của người dân. Tổ chức hơn 20 khóa đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ việc làm.

Chuyển giao quỹ tín dụng cho Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên để triển khai các chương trình tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèo và chịu nhiều thiệt thòi.

Tổ chức hội thảo tư vấn trong nuôi trồng Thủy sản trong khu bảo tồn Hòn Mun (đầu năm 2002). Các nhà khoa học đã giới thiệu 15 đối tượng nuôi, sau đó đã chọn 6 đối tượng nuôi thử nghiệm (Hải sâm, Rong sụn, Hàu sú, Vẹm xanh, Cá Mú, Cá dìa).

Thử nghiệm trên 20 mô hình và giới thiệu cho người dân các khóm đảo trong KBTB để tạo và tăng thu nhập. Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trên 15 thử nghiệm việc làm tạo thu nhập bền vững và không gây ảnh hưởng đến môi trường cho người dân trong vịnh, bao gồm nuôi trồng thủy sản và làm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái, hiện tạiở tất cả các cụm dân cư thuộc khu bảo tồn có khoảng hơn 200 hộ gia đình có hoạt động thay thế hoặc hoạt động phụ từ các chương trình hỗ trợ cộng đồng của ban quản lý vịnh.

Hoạch định kế hoạch tạo thu nhập thay thế bằng các nghề chế biến thủy sản, thủ công mỹ nghệ. Phối kết hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm tỉnh và các trung tâm chuyển giao công nghệ (thuộc sở khoa học công nghệ - môi trường) khảo sát, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ một số sản phẩm như chè rong sụn, chăn nuôi gia súc gia cầm, sản xuất lưới thể thao, làm mành ốc…

Tạo mối quan hệ giữa người dân với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như công ty đan lưới thể thao và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để tạo 127 việc làm cho phụ nữ ở các khóm đảo trong vịnh Nha Trang.

Thử nghiệm và hỗ trợ triển khai các hoạt động du lịch sinh thái cho người dân, trong đó có hoạt động thúng đáy kính.

Trong tương lai điều cần thiết là duy trì chương trình tín dụng thông qua Hội phụ nữ phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng chính sách xã hội. Tiếp tục hỗ trợ triển khai và thực hiện chương trình tín dụng để tạo việc làm cho người dân trong vịnh Nha Trang.

Tạo mối quan hệ với các công ty tư nhân để giới thiệu thêm việc làm cho người dân trong cụm đảo để tách dần người dân với các hoạt động khai thác nguồn lợi, tiến tới hạn chế tối đa mức độ phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản của khu vực này.

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 46 - 48)