Thực trạng hoạt động TTTM tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội gia

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 70)

đoạn 2012-2017

2.2.2.1. Tài trợ bằng phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu thường chỉ được ưu tiên sử dụng khi các bên tham gia tin tưởng lẫn nhau và có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Phương thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro do khơng có cam kết của ngân hàng mà việc thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí của hai bên tham gia giao dịch. Hiện tại, đây không phải là hoạt động thế mạnh trong các hoạt động tài trợ thương mại tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển nói chung lẫn chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng, vì thế doanh số hoạt động nhờ thu cịn ở mức khiêm tốn.

• Tài trợ cho nhà xuất khẩu

Đối với nhà xuất khẩu, hình thức tài trợ phổ biến nhất tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội là chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu để giải phóng tiền hàng sớm, trên cơ sở tờ trình và đề xuất của bộ phận tài trợ thương mại và khách hàng doanh nghiệp, giám đốc hoặc phó giám đốc chi nhánh sẽ quyết định số tiền chiết khấu cho khách hàng căn cứ vào khả năng truy đòi người xuất khẩu, khả năng đòi tiền của bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu từ người mua và thời gian dự kiến thanh toán. Đối với nhờ thu trả ngay (D/P), thời hạn chiết khấu tối đa là 60 ngày, đối với nhờ thu trả chậm (D/A) thời hạn chiết khấu được xác định căn cứ vào thời hạn thanh toán của chứng từ và quy định của nhờ thu, với giá trị chiết khấu tối đa 90% giá trị Bộ chứng từ.

Giá trị

chiết khấu (USD)

thanh tốn (món)

Giá trị thanh tốn (USD)

350.580 370.530 405.670 501.000 640.340 489.000

(Nguồn: tổ TTTM, BIDVBắc Hà Nội)

Thông thường, hình thức chiết khấu bộ chứng từ được nhiều khách hàng lựa chọn khi thực hiện gửi chứng từ hàng xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm bộ chứng từ nhờ thu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu khơng có được doanh số lớn. Từ bảng số liệu 2.2, có thể thấy rằng doanh số thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu trong giai đoạn 2012-2017 còn rất khiêm tốn. Trong các năm 2012 và 2013, doanh số thanh tốn ln ở dưới mức 100.000 USD và giá trị chiết khấu ở mức rất thấp. Trong thời kì khó khăn kinh tế, các khoản cấp tín dụng đều được thắt chặt, việc chiết khấu cho các bộ chứng từ nhờ thu với rủi ro lớn là vô cùng hạn chế. Từ năm 2014 trở đi, số món với doanh số thanh tốn bộ chứng từ nhờ thu có tăng lên nhưng giá trị vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 300.000USD và doanh số chiết khấu là 110.000 USD một năm cho 10-12 bộ chứng từ. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong các giao dịch nhờ thu tại chi nhánh là giá trị của bộ chứng từ thường rất nhỏ, chỉ khoảng dưới 20.000USD do đặc tính rủi ro của giao dịch nhờ thu

48 • Tài trợ cho nhà nhập khẩu

Đối với giao dịch nhờ thu nhập khẩu, chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp chủ yếu duới hình thức cho vay thanh tốn lơ hàng nhập. Để thực hiện đuợc điều này, khách hàng phải là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, thỏa mãn các tiêu chí theo quy định của BIDV.

khẩu tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội không ở mức cao. Giá trị thanh toán giao dịch nhờ thu nhập khẩu ở mức khiêm tốn trong giai đoạn 2012-2014 và gần như khơng có sự gia tăng đáng kể. Số món giao dịch thanh tốn dừng lại ở mức dưới 10 món và giá trị thanh tốn nhờ thu nhập khẩu ở mức thấp, chỉ khoảng 500.000 USD cho một năm giao dịch cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được sự tin tưởng của đối tác khi sử dụng phưong thức nhờ thu nhập khẩu. Kể từ năm 2015, giao dịch nhờ thu nhập khẩu có sự gia tăng về số món và giá trị tuy nhiên doanh số vẫn ở mức thấp, với mức tăng chỉ khoảng 24%

2.2.2.2. Tài trợ bằng phương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV đang ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở phưong thức tín dụng chứng từ nhờ những đặc tính ưu việt của phưong thức này so với phưong thức nhờ thu. Thơng qua

49

phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các hợp đồng giá trị lớn lên đến triệu USD với hầu hết các bạn hàng trên toàn thế giới. Các mặt hàng được sử dụng phổ biến tại chi nhánh bao gồm xăng dầu, xơ sợi, gỗ, sản phẩm may mặc gia công. Nhờ hình thức này mà chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội đã hỗ trợ cho khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

• Tài trợ cho nhà xuất khẩu

Trong phương thức tín dụng chứng từ, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất là nghiệp vụ quan trọng, được ưa chuộng sử dụng bởi doanh nghiệp. Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian ứ đọng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những khách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất khẩu sản phẩm xơ, sơi, gạo. Trong phương thức thanh toán này, vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét về điều kiện, điều khoản của L/C, về khả năng địi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ do khách hàng lập. Vì vậy, cán bộ tài trợ thương mại tại chi nhánh đã chủ động tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều khoản bất lợi trong L/C ngay khi thơng báo thư tín dụng cũng như hỗ trợ khách hàng lập bộ chứng từ địi tiền hồn hảo nhất

Hiện nay doanh số thanh toán hàng xuất bằng phương thức L/C đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh số hoạt động tài trợ thương mại của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội. Khách hàng thực hiện giao dịch chiết khấu hàng của BIDV bao gồm những khách hàng đã vay vốn để đầu tư dây chuyền, nguyên liệu sản xuất hoặc thu mua mặt hàng để xuất khẩu đến những khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán tại BIDV. Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua chi nhánh cũng ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công như giầy dép, sản phẩm may mặc- là kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây chuyền, nguyên liệu của Ngân hàng thì nay mặt

50

hàng đã thay đổi theo cơ cấu đầu tu của ngân hàng nhu đồ gỗ, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ... Thị truờng thanh toán hàng xuất chủ yếu là Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Ba Lan, Mỹ.. Điều này chứng tỏ chất luợng nghiệp vụ tại BIDV đã tạo đuợc uy tín cho khách hàng.

Giá trị thanh tốn (USD) 800.560 956.700 1.360.00 0 2.467.00 0 4.980.000 956.700 Số món chiết khấu (món) 15 32 62 80 97 48 Giá trị chiết khấu (USD) 475.381 704.556 1.000.100 2.058.00 0 3.050.000 645.000

nhu chiết khấu ở mức thấp do tình hình doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi kinh tế bất ổn. Doanh số thanh toán và chiết khấu trong giai đoạn này chỉ tăng trung bình lần luợt là 30% và 48%. Bản thân đối với chi nhánh trong thời điểm đó xảy ra tình trạng khách hàng chuyển sang quan hệ với chi nhánh khác hoặc ngân hàng khác do các yêu cầu thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, buớc qua giai đoạn khó khăn, bắt đầu từ năm 2015, hoạt động kinh doanh của chi nhánh có dấu hiệu phục hồi tích cực sau khủng hoảng, chi nhánh đẩy mạnh các hoạt động tín dụng, dẫn tới số món và giá trị thanh tốn tăng đột biến. So với năm 2014, số món thanh tốn năm 2015 tăng 40 món, giá trị tăng 131%. Tuơng tự năm 2016, số món thanh tốn tăng thêm 14 món so với năm 2015 với gía trị tăng truởng 174%

2012 2013 2014 2015 2016 6T/2017 Số món mở LC (món) 14 16 “58 109 1Ĩ6 19 Giá trị mở LC (USD) 8.015.000 10.818.000 24.598.000 48.394.00 0 82.000.000 41.500.000

Biêu đô 2.3. Doanh sơ chiêt khâu và doanh sơ thanh tốn của chi nhánh Bắc Hà Nội

(Nguồn: tổ TTTM, BIDVBắc Hà Nội)

Tương tự với doanh số thanh toán, doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C có mức tăng đáng kể trong giai đoạn 2015-2017 với mức tăng 79% so với năm 2014. Tuy nhiên, so sánh giữa doanh số thanh toán xuất khẩu và doanh số chiết khấu thì tỷ trọng chiết khấu trong doanh số thanh tốn xuất khẩu ở mức độ chưa cao, trung bình khoảng 65%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cịn thiếu kinh nghiệm khi kí kết hợp đồng dẫn đến việc chấp nhận L/C có nhiều điều khoản bất lợi, dẫn tới việc không lập được bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C. Trong nhiều trường hợp, do năng lực hạn chế , doanh nghiệp xuất khẩu không thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo kể cả sau khi được ngân hàng tư vấn. Vì vậy, ngân hàng khơng thể chấp nhận chiết khấu do rủi ro khơng được thanh tốn là rất lớn

• Tài trợ cho nhà nhập khẩu

+) Phát hành L/C nhập khẩu

Phát hành L/C là một hình thức chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội tài trợ cho nhà nhập khẩu, theo đó, ngân hàng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong

L/C. Trong điều kiện kinh tế ổn đinh,nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nuớc ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên hầu nhu các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính, uy tín để tự nhập khẩu, mua bán hàng hóa. Vì vậy, họ tìm đến ngân hàng để xin tài trợ, do đó mà số món giao dịch và doanh số của tài trợ nhập khẩu, đặc biệt phát hành thu tín dụng tăng dần theo thời gian. Khi muốn mở L/C tại BIDV, nhà NK phải chứng minh đuợc năng lực và nguồn vốn thanh tốn L/C: vốn tự có, vốn vay Ngân hàng.... Theo đó, cán bộ tín dụng tại chi nhánh sẽ tính tốn hạn mức mở L/C và đề xuất mức ký quỹ với từng doanh nghiệp cụ thể

Kết quả đạt đuợc từ nghiệp vụ phát hành L/C của chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội thời gian qua nhu sau:

tốn/chấp nhận thanh tốn (món) Giá trị thanh tốn/ chấp nhận thanh 6.170.000 8.530.000 13.415.000 28.650.000 68.540.000 30.700.000

(Nguồn: tô TTTM, BIDVBac Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên ta thấy quy mô hoạt động bảo lãnh phát hành L/C của chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2012-2014, chịu tác động của tình hình kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đồng thời với việc thắt chặt kiểm sốt tín dụng, nên trị giá LC do chi nhánh phát hành đạt mức thấp. Buớc qua thời kì khó khăn, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ nhu UPAS LC (LC trả chậm có điều khoản cho phép trả ngay), số luợng và trị giá L/C do chi nhánh phát hành trong năm 2015 và 2016 đều tăng khá mạnh, năm sau có buớc phát triển vuợt bậc so với năm truớc. Tại chi nhánh, số luợng giao dịch và giá trị UPAS LC chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt với LC nhập nguyên liệu bông do uu đãi khách hàng đuợc huởng khi sử dụng sản phẩm này (lãi suất thấp, giá trị lơ hàng nhập thấp hơn do thanh tốn ngay cho đối tác

53

nước ngoài, tranh thủ nguồn vốn của ngân hàng đại lí để dùng nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh....) Số món phát hành trong các năm 2015, 2016 đã vượt ngưỡng 100 món và dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017. về mặt giá trị, trị giá L/C phát hành năm 2016 tăng 177% so với năm 2015, trong khi giá trị năm 2015 tăng 137% so với năm 2014. Tại chi nhánh, giá trị L/C lớn tập trung vào L/C nhập khẩu xăng dầu hoặc nhập khẩu bông. Điều này không chỉ chứng tỏ uy tín của BIDV trong hoạt động tài trợ thương mại mà cịn khẳng định sự lớn lên về quy mơ của hoạt động hỗ trợ nhập khẩu tại chi nhánh trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

+) Cho vay thanh tốn LC

Nhìn chung, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu qua chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội luôn chiếm thị phần cao và ổn định hơn so với thanh toán xuất khẩu. Trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn thanh toán LC, cán bộ tại chi nhánh luôn đánh giá đầy đủ về khả năng tài chính, khả năng kinh doanh từ mặt hàng nhập về của khách hàng. Số liệu về số món thanh tốn và giá trị thanh toán được thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6. Số món thanh tốn/ chấp nhận thanh tốn và giá trị thanh toán

Doanh số mua bán ngoại tệ

616.313Qua bảng số liệu 2.6, có thể thấy rằng giai đoạn 2012-2014 chứng kiến727.262 888.169 1.012.639 1.190.914 1.409.900

sự tăng truởng thấp của số món cũng nhu doanh số cho vay thanh tốn LC. Điều này có thể lí giải do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp khơng ổn định, luợng hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp hạn chế trong việc nhập hàng mới về sản xuất. Bên cạnh đó, những bất ổn về nền kinh tế cộng với chính sách thắt chặt tín dụng là nguyên nhân khiến cho chi nhánh Bắc Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc cho vay nhập khẩu

Năm 2015, nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tăng truởng kinh tế rõ nét và đồng đều, khó khăn của doanh nghiệp đuợc giảm bớt, doanh số tài trợ nhập khẩu đã có nhiều khởi sắc. Vuợt qua khó khăn, chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ về mặt hoạt động tài trợ thuơng mại, thể hiện qua doanh số tài trợ nhập khẩu tăng vọt lên mức 28 triệu USD vào năm 2015 và 68 triệu USD vào năm 2016. Về cơ cấu mặt hàng, những mặt hàng nhập khẩu chính đuợc thanh tốn qua chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội theo phuơng thức L/C là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam, gồm xăng dầu, máy móc thiết bị, bông cho sản xuất xơ sợi. Trong đó, xăng dầu chiếm tỷ trọng áp đảo, trên 40%. Trong thanh tốn tín dụng chứng từ th L/C đuợc sử dụng chủ yếu là L/C không hủy ngang, trả chậm với tỷ trọng tuơng đối lớn, với giá trị khoảng 80% tổng giá trị thanh toán LC .

2.2.2.3. Nghiệp vụ Factoring và Forfaiting

Nghiệp vụ Factoring và Forfaiting là hai nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đuợc ua chuộng trên thế giới. tuy nhiên, hai nghiệp vụ này chua phát triển tại chi nhánh. Trong giai đoạn 2012-2017, chi nhánh chua thật sự triển khai đuợc hai nghiệp vụ này và chỉ dừng lại ở việc tu vấn cho khách hàng. Đây có thể coi là một tồn tại lớn cần đuợc khắc phục trong thời gian tới để phát triển sản phẩm một cách bền vững, đem lại hiệu quả và nguồn lợi nhuận cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w