Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài trợ thương mạicủa ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

1.2. CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠICỦA NGÂN HÀNG

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài trợ thương mạicủa ngân hàng thương

tạo ra một số lợi thế cho cơng ty như: tăng khả năng thanh tốn bằng tiền, hạn chế rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị và rủi ro khơng thanh toán vào ngày đáo hạn

1.2. CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm

Chất lượng hoạt động tài trợ thương mại là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguồn lực tài chính, cơng nghệ, nguồn nhân lực....) trong hoạt động tài trợ thương mại nhằm mục đích đạt được các mục tiêu ở mức cao nhất với mức chi phí thấp nhất

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài trợ thương mại của ngân hàngthương mại thương mại

Hoạt động TTTM là một hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc thù, trong đó sản phẩm đầu ra đơi khi khơng lượng hóa được bằng các con số đơn thuần. Vì vậy, chất lượng hoạt động tài trợ thương mại thường không được đo lường bằng tỉ lệ doanh thu, chi phí đầu vào mà được phản ánh thông qua sự tăng trưởng về doanh số, phí cũng như các chỉ tiêu khơng được lượng hóa như uy tín của ngân hàng, ..

Đối với ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tài trợ thương mại bao gồm chỉ tiêu trực tiếp và chỉ tiêu gián tiếp (chỉ tiêu đòn bẩy)

1.2.2.1. Các chỉ tiêu gián tiếp (chỉ tiêu địn bẩy)

Tăng cường và hô trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Đa dạng hóa sản phẩm trở thành xu thế tất yếu trong chiến lực phát triển của ngân hàng hiện nay. Đây là cách thức để ngân hàng gia tăng doanh số, củng cố uy tín thuơng hiệu. Đối với ngân hàng thuơng mại, hoạt động tài trợ thuơng mại khơng chỉ hoạt động riêng lẻ mà cịn gắn liền với các nghiệp vụ cụ thể nhu kinh doanh ngoại tệ do giao dịch tài trợ thương mại diễn ra trên phạm vị toàn cầu, sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như USD, JPY, EUR, CNY.... Do vậy chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số tài trợ thương mại và doanh số kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại qua từng thời kì

Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu

Hoạt động tài trợ thương mại thường gắn liền với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Do vậy, chỉ tiêu này đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số tài trợ thương mại với dư nợ trung bình tài trợ xuất nhập khẩu qua các thời kì. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại trên tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu cũng như thể hiện khả năng quản lí tín dụng (quản lí nợ xấu của các khoản tín dụng tài trợ)

Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế

Đối với doanh nghiệp, một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng phục vụ của mình trong các hoạt động tài trợ thương mại chính là uy tín của ngân hàng ở phạm vi trong nước và trên thị trường quốc tế. Uy tín của ngân hàng thể hiện trên các mặt như khả năng thanh tốn, kĩ thuật xử lí nghiệp vụ.. Ngồi ra, uy tín của một ngân hàng cịn tác động tới sự lựa chọn của các ngân hàng nước ngoài trong việc lựa chọn đó là ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu, hay ngân hàng đại lý. Như vậy, uy tín của một ngân hàng phản ánh mức độ tin cậy của khách hàng và các đối tác khi lựa

chọn trong giao dịch tài trợ thương mại. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các giải thưởng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng, trao tặng, số lượng các giao dịch thông báo L/C, các mối quan hệ với ngân hàng nước ngoai.... trong giao dịch tài trợ thương mại

1.2.2.2. Các chỉ tiêu trực tiếp

Doanh số thanh tốn xuất xuất nhập khẩu (thơng qua nghiệp vụ tài trợ thương mại)

Chỉ tiêu về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu phản ảnh tổng số tăng trưởng trong năm hiện hành, bao gồm số liệu thống kê về doanh số của tất cả các khoản phát sinh tăng liên quan đến L/C, nhờ thu, các nghiệp vụ Forfaiting, Factoring . Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng và là căn cứ để Ngân hàng đưa ra các định hướng chiến lược và kế hoạch chỉ tiêu cho năm tiếp theo

Doanh thu từ tài trợ thương mại

Chỉ tiêu về doanh thu từ TTTM bao gồm các khoản phí và lãi dịch vụ tài trợ mà ngân hàng thu được khi cung cấp các sản phẩm tài trợ cho khách hàng. Mỗi ngân hàng thương mại có biểu phí cụ thể cho từng sản phẩm. Ngân hàng có biểu phí hợp lí, cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Từ doanh thu hàng năm, ta tính được tỉ lệ tăng trưởng, cho thấy tốc độ phát triển hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng. Đồng thời, chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong năm hiện hành

• Doanh thu tài trợ thương mại/ Tổng doanh thu dịch vụ

Thông qua số liệu về doanh thu tài trợ thương mại và tổng doanh thu dịch vụ, tỉ suất này cho biết trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng thì doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tài trợ thương mại ngày càng được ngân hàng chú trọng và phát triển

nhập khẩu, do đó chất lượng TTTM được đánh giá thông qua chỉ tiêu về nợ

quá hạn trong tài trợ xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này được đo lường thông qua công thức

Hệ sổ nợ quả hạn trong tải trợ XNK

Dư nợ quả hạn

28 • Lợi nhuận từ tài trợ thương mại

Lợi nhuận từ hoạt động tài trợ thương mại phản ánh mức sinh lời từ hoạt động tài trợ thương mại, được tính theo cơng thức

Lợi nhuận= Doanh thu hoạt động - Chi phí hoạt động

Đây là phần thu nhập mà ngân hàng thực nhận được từ hoạt động tài trợ thương mại, sau khi đã trừ đi các chi phí để thực hiện. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cho thấy sự gia tăng về quy mô và hiệu quả của việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng cũng như sự quản lí hiệu quả chi phí hoạt động tài trợ thương mại

Lợi nhuận tài trợ thương mại/ Doanh thu tài trợ thương mại

Từ số liệu về lợi nhuận và doanh thu tài trợ thương mại, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết trong một đồng doanh thu tài trợ thương mại bao nhiêu đồng thực sự ghi nhận thành lợi nhuận. Tỉ suất này càng cao chứng tỏ hiệu quả tài trợ của ngân hàng càng tốt

• Số vụ khiếu nại do lơi ngân hàng gây ra

Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động tài trợ thương mại. Sơ xuất trong quá trình làm việc sẽ gây mất thiện cảm với khách hàng cũng như gây thiệt hại đáng tiếc. Do đó, việc nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ ngân hàng làm giảm rủi ro trong hoạt động và thể hiện tốt vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện hoạt động tài trợ thương mại của khách hàng

Số vụ khiếu nại liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại phản ánh việc doanh nghiệp căn cứ theo văn bản, luật dẫn chiếu đề nghị ngân hàng xem xét lại các quyết định, giao dịch khi có căn cứ cho rằng các quyết định, giao dịch đó làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và gây ra bởi sai sót của ngân hàng

nhập khẩu của Ngân hàng,nhằm định hướng cho Ngân hàng có kế hoạch tài trợ vốn hợp lý, để duy trì nợ quá hạn trong phạm vi cho phép

1.2.1. Mơ hình quốc tế về quản lí chất lượng

Trên thế giới, nhiều mơ hình được áp dụng để đo lường chất lượng hoạt động, dịch vụ để làm cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO cho rằng: quản lí chất lượng là hoạt động có chức năng quản lí chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm, và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm sốt chất lượng trong khn khổ hệ thống chất lượng (Johnson, 1993)

Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO nhấn mạnh đến nhu cầu theo dõi sự thỏa mãn khách hàng, với 8 nguyên tắc

• Nguyên tắc 1: định hướng vào khách hàng. Quản lí chất lượng là khơng ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó

• Ngun tắc 2: vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích, định hướng mơi trường nội bộ cơng ty

• Nguyên tắc 3:sự tham gia của mọi người. Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc huy động con người một cách đầy đủ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm, đóng góp cho sự phát triển của cơng ty

• Nguyên tắc 4 cải tiến liên tục. doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lí chất lượng, thơng qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu.

• Ngun tắc 5: quản lí theo phương pháp hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của cơng ty

• Ngun tắc 6: các quyết dịnh và hành động đều phải dựa trên cơ sở thực tế

• Nguyên tắc 7: thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên

• Nguyên tắc 8: mỗi tổ chức, để hoạt động hiệu quả phải nhận ra và quản lí được các q trình có mối quan hệ tương tác, qua lãi lẫn nhau ở bên trong tổ chức

Đối với hoạt động tài trợ thương mại, tiêu chuẩn ISO được áp dụng sẽ làm tăng năng suất lao động của thanh tóan viên, kiểm sốt viên, đảm bảo chất lượng giao dịch, đem lại sự hài lòng cho khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh của ngân hàng, góp phần làm tăng thị phần trong lĩnh vực đầy tiềm năng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢTHƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường kinh tế:

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến quy mơ, hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ thương mại nói riêng. Nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển, đạt kết quả cao. Ngược lại, nền kinh tế trong thời kì lạm phát, bất ổn sẽ là cơ sở để nhà nước thi hành các chính sách tiền tệ thắt chặt, từ đó làm giảm nguồn tài trợ dành cho hoạt động tài trợ thương mại cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

1.3.1.2. Mơi trường chính trị

Mơi trường chính trị ổn định làm tăng mức độ tín nhiệm quốc gia, của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế vì uy tín của ngân hàng, doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn đối tác của các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngồi

1.3.1.3 Mơi trường pháp lý

Do liên quan đến nhiều quốc gia, hoạt động tài trợ thương mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống chính sách, pháp luật, tập quán của các quốc gia. Đây là cơ sở pháp lí để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, theo thộng lệ quốc tế, bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở nên không thực hiện được nhưng không ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này (như động đất, lũ lụt,....). Như vậy, nhân tố bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia giao dịch

Vì vậy, việc chính phủ, ngân hàng nhà nước ban hành những văn bản luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngân hàng trong nước khi tham gia hoạt động này.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Năng lực tài chính của ngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập hoặc huy động để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các hoạt động kinh daoanh khác. Tùy vào từng thời điểm,cơ cấu nguồn vốn, việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, nguồn vốn là nhân tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến việc tài trợ, mở rộng cho vay, giới hạn tín dụng đối với khách hàng xuất nhập khẩu

1.3.2.2. Công nghệ ngân hàng

Đối với hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin là công cụ hiệu quả, đắc lực trong việc quản lí kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với hoạt

động tài trợ thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm thiểu giấy tờ, nhân sự, tăng khả năng tự động hóa trong giao dịch ngân hàng, góp phần cung cấp dịch vụ tới khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất

1.3.2.3. Thơng tin tín dụng

Do hoạt động tài trợ thương mại gắn liền với việc tài trợ xuất nhập khẩu nên quyết định tài trợ vốn của ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thơng tin tín dụng, đặc biệt thơng tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin thị trường tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán... ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin càng đầy đủ, chính xác, nhanh nhạy thì khả năng phịng ngừa rủi ro và hiệu quả của hoạt động tài trợ càng cao

1.3.2.4. Trinh độ nghiệp vụ của cán bộ

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và thành công của ngân hàng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ ngân hàng bởi đây là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tư vấn, tiếp thị, tác nghiệp xử lí giao dịch. Vì vậy, trình độ của cán bộ ngân hàng cần được nâng cao về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, trong việc thẩm định khách hàng, xem xét hợp đồng mua bán, đơn xin tài trợ, vay vốn của khách hàng để đem lại chất lượng tín dụng tài trợ và đảm bảo an toàn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng

1.3.2.5. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì tác động quan trọng đến việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Chính sách của ngân hàng có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn vốn tài trợ cho các sản phẩm dịch vụ khác nhau, địa bàn kinh doanh ưu tiên, nhóm khách hàng ưu tiên. Chính sách ưu tiên, tập trung nguồn lực cho hoạt động tài trợ thương mại sẽ là cơ sở để phát triển, mở rộng hoạt động TTTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, hoạt động tài trợ thuơng mại góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nuớc, mở rộng mối quan hệ hợp tác, đối ngoại của nuớc ta vớicác nuớc trên toàn thế giới. Bằng những lí luận cơ bản về tài trợ thuơng mai, chuơng I đã thể hiện bức tranh tổng quan về nội dung vấn đề đuợc nghiên cứu trong luận văn. Chuơng I đã đề cập đến khái niệm vàvai trò của tài trợ thuơng mại đối với các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm ngân hàng,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các hình thức tài trợ thuơng mại (phuơng thức nhờ thu, phuơng thức tín dụng chứng từ, phuơng thức Factoring và Forfaiting) đuợc diễn giải cụ thể cho từng nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với uu nhuợc điểm riêng của từng hình thức. Ngồi ra, các chỉ tiêu đo luờng chất luợng tài trợ thuơng mại đuợc nêu ra trong chuơng này. Đây là cơ sở lí thuyết tạo tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài trợ thuơng mại và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này tại Ngân hàng Thuơng

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w