(Nguồn: tài liệu đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam)
❖Bước 1: Người NK làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến Ngân hàng phục vụ mình
❖ Bước 2: Ngân hàng phục vụ người NK căn cứ vào đơn xin mở L/C nếu đáp ứng được các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành một L/C và thông qua ngân hàng thông báo tới người thụ hưởng.
❖ Bước 3: Ngân hàng thông báo khi nhận được L/C sẽ tiến hành kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và khẩn trương thông báo ,chuyển giao L/C này cho người thụ hưởng.
❖ Bước 4: Người XK kiểm tra L/C nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng theo điều kiện của hợp đồng,nếu khơng chấp nhận thì tiến hành đề nghị người NK và ngân hàng mở L/C sửa đổi,bổ sung cho phù hợp.
❖ Bước 5: Sau khi giao hàng người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C gửi tới NHTB đề nghị thanh toán.
❖ Bước 6: NHTB thanh toán cho người XK trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện của L/C (trả tiền ngay,hoặc chấp nhận,hoặc chiết khấu).
❖ Bước 7: Sau khi đã thanh toán NHTB chuyển bộ chứng từ sang NHPH để đòi tiền.
❖ Bước 8: NHPH kiểm tra bộ chứng từ ,nếu đáp ứng được những điều kiện của L/C thì tiến hành hồn lại tiền cho NHTB.Nếu bộ chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C thì NHPH có thể tự định đoạt việc tiếp xúc với người yêu cầu để xem xét bỏ qua các sai biệt hay không.
❖ Bước 9: NHPH thông báo bộ chứng từ hàng hóa tới người NK ,đề nghị người NK đến kiểm tra và làm thủ tục thanh toán.
❖ Bước 10: Người NK kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì làm thủ tục thanh tốn để nhận bộ chứng từ hàng hóa đi nhận hàng.Nếu bộ chứng từ là khơng phù hợp thì người NK có quyền từ chối thanh tốn.
• Tài trợ cho nhà xuất khẩu
Đối với nhà xuất khẩu, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và nhà xuất khẩu được thể hiện trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng.
+) Tài trợ trước khi giao hàng:
Thứ nhất, ngân hàng có thể thực hiện tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua việc cho vay sản xuất hoặc thu mua hàng xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu, chế biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp thương mại, ngân hàng cung cấp vốn để doanh nghiệp thu mua hàng xuất. Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp với những hợp đồng giá trị lớn, thời gian sản xuất, thu mua dài.
Thứ hai, ngân hàng có thể thực hiện tài trợ thơng qua hình thức L/C đặc biệt như L/C có điều khoản đỏ. Với loại L/C này, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Khi đó, nhà xuất khẩu sẽ nhận được một số tiền trước khi giao hàng tùy theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng, giúp giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định. Đối với NHTM, khi đóng vai trị là ngân hàng thơng báo, việc ứng tiền trước theo L/C tương tự khoản cho vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu nhưng có thêm sự đảm bảo hồn trả từ ngân hàng phát hành nếu người bán vi phạm hợp đồng.
+) Tài trợ sau khi giao hàng
Thứ nhất, ngân hàng có thể đứng ra tài trợ cho nhà xuất khẩu thơng qua hình thức chiết khấu bộ chứng từ có truy địi hoặc miễn truy địi. Hầu hết các LC đều chỉ định một ngân hàng ở nước người xuất khẩu, thay mặt ngân hàng phát hành tiếp nhận, kiểm tra, kết luận và chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hàng xuất cùng với L/C gốc để đề nghị Ngân hàng chiết khấu. Với bộ chứng từ phù hợp, nhà xuất khẩu sẽ được thanh tốn ngay mà khơng cần chờ đến hạn thanh tốn L/C. Đối với bộ chứng từ khơng phù hợp, căn cứ vào đánh giá rủi ro gặp phải, hệ số tín nhiệm của người mua, khả năng truy đòi từ người bán mà ngân hàng quyết định có thực hiện chiết khấu hay khơng và chiết khấu với một tỉ lệ phù hợp (thông thường thấp hơn tỉ lệ chiết khấu với bộ chứng từ phù hợp)
Thứ hai, thơng qua việc u cầu có thêm ngân hàng xác nhận (thường là ngân hàng thông báo) đứng ra xác nhận L/C, nhà xuất khẩu được đảm bảo thanh toán hai lần. Như vậy, bên cạnh việc ngân hàng phát hành cam kết thanh tốn, người xuất khẩu cịn có bảo đảm thanh tốn của chính ngân hàng phục vụ mình (đồng nghĩa với việc phải trả phí cao cho ngân hàng xác nhận).
Hình thức tài trợ này thường áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa biết rõ về thị trường của nhà nhập khẩu, hoặc mới giao dịch lần đầu nên chưa tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu.
• Tài trợ cho nhà nhập khẩu
Trong phương thức tín dụng chứng từ, nhà nhập khẩu được tài trợ trong suốt thời gian hiệu lực của L/C, thường được thể hiện thông qua hai giai đoạn: tài trợ khi phát hành L/C và tài trợ khi thanh toán L/C
+) Tài trợ khi phát hành L/C
Đối với nhà nhập khẩu, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn, số dư trên tài khoản để đảm bảo (hay kí quỹ) cho việc mở L/C. Sự tài trợ phát hành L/C được thể hiện thông qua tỉ lệ kí quỹ nhất định mà Ngân hàng yêu cầu, dựa trên uy tín của doanh nghiệp, loại L/C sử dụng, mặt hàng nhập khẩu....
Thứ nhất, khi ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp kí quỹ 100%, nhà nhập khẩu được ngân hàng phát hành tài trợ uy tín để mở LC, trong đó ngân hàng đứng ra cam kết thanh tốn cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Tỉ lệ kí quỹ này thường được áp dụng đối với khách hàng mới quan hệ ngân hàng, giá trị nhập khẩu không lớn.
Thứ hai, ngân hàng phát hành thường tài trợ cho nhà nhập khẩu thơng qua tín chấp hoặc tỉ lệ kí quỹ thấp. Về mặt lý thuyết, do ngân hàng phát hành cam kết thanh toán LC nên tỉ lệ kí quỹ sẽ là 100% giá trị LC. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ kí quỹ thường rơi vào 10-15% giá trị LC do doanh nghiệp thường là khách hàng truyền thống của ngân hàng, ngân hàng giữ tỉ lệ kí quỹ hợp lí để duy trì quan hệ với khách hàng. Đồng thời, ngân hàng phát hành là người có quyền kiểm sốt lô hàng cho đến khi nhà nhập khẩu thanh toán nên khoản tiền kí quỹ được coi như tiền đặt cọc của nhà nhập khẩu
Căn cứ để xác định mức kí quỹ bao gồm
❖ Hệ số tín nhiệm càng cao thì mức kí quỹ càng thấp
❖ Khách hàng có quan hệ lâu nãm, khách hàng truyền thống sẽ có mức kí quỹ thấp hõn
❖ Khách hàng có tỉ lệ tài sản õảm bảo tốt thì sẽ được hưởng mức kí quỹ thấp hơn so với khách hàng có ít tài sản đảm bảo
❖ Nội dung LC quy định ngân hàng phát hành có quyền kiểm sốt hàng hóa hay không. Trường hợp ngân hàng phát hành được quyền kiểm sốt hàng hóa (chứng từ vận tải là chứng từ sở hữu hàng hóa được lập theo lệnh của ngân hàng phát hành) thì mức kí quỹ cũng thấp hơn so với trường hợp ngân hàng phát hành khơng có được quyền sở hữu hàng hóa
Thứ ba, ngân hàng thực hiện tài trợ cho nhà nhập khẩu thông qua việc phát hành L/C đặc biệt. Với L/C tuần hoàn, sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc hết thời hạn hiệu lực, L/C tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. L/C này thường được sử dụng với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kì, giao nhiều lần trong một thời gian và hai bên mua-bán có mối quan hệ hợp tác lâu dài, tin tưởng lẫn nhau.
Thư tín dụng tuần hồn theo ba cách:
❖ Tuần hồn tự động: L/C sẽ tự động có giá trị như cũ mà khơng cần có sự thơng báo của ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu biết.
❖ Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C khơng có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thơng báo cho người thụ hưởng L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ.
❖ Tuần hồn hạn chế: trong trường hợp này, chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thơng báo cho người XK biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực.
Việc sử dụng L/C này tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu mua hàng hóa trong suốt thời gian dài và không phải nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc, tránh phí luu kho, bảo quản. Đồng thời, khi mở L/C tuần hồn, nhà nhâp khẩu khơng phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, tránh đuợc phí mở L/C nhiều lần, giúp giảm thiểu thời gian, công sức khi chuẩn bị thủ tục, hồ sơ.
+) Tài trợ khi thanh toán L/C
Thứ nhất, đối với L/C trả ngay, ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu thông qua việc cho vay thanh tốn.về mặt lí thuyết, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp, ngay cả khi nhà nhập khẩu chua đủ nguồn thanh toán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ trả thay cho nhà nhập khẩu và khoản tiền trả thay này là khoản cho vay bắt buộc của ngân hàng đối với nhà nhập khẩu.
Thứ hai, đối với L/C trả chậm, ngân hàng phát hành thể hiện việc tài trợ của mình thơng qua hình thức chấp nhận hối phiếu. Ngân hàng cam kết chấp nhận hối phiếu mà khách hàng của mình phải thanh toán. Đây là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính; thực chất ngân hàng chua phải xuất tiền thực sự cho nguời vay. Tuy nhiên, khi đến hạn thanh tốn, nếu nhà nhập khẩu khơng có khả năng thanh tốn thì ngân hàng phải trả nợ thay. Trên cơ sở chấp nhận của ngân hàng, nhà xuất khẩu đuợc đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh tốn và có thể đem hối phiếu chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào.
Thứ ba, thông qua việc phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc kí hậu vận đơn,ngân hàng thể hiện việc tài trợ của mình cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trong truờng hợp L/C quy định trọn bộ (3/3 bản gốc) vận đơn xuất trình đến ngân hàng mà hàng hóa đến truớc bộ chứng từ, nhà nhập khẩu có mong muốn lấy hàng sớm, giảm chi phí luu kho, bảo quản,... thì sẽ đề nghị Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh nhận hàng. Theo quy tắc giao dịch L/C, Ngân
hàng phát hành sẽ phải thanh tốn vơ điều kiện khi nhận được bộ chứng từ, kể cả khi có sai sót nên ngân hàng ln u cầu nhà nhập khẩu thanh toán ngay hoặc cam kết thanh tốn vơ điều kiện khi đến hạn. Bảo lãnh nhận hàng tiềm ẩn rủi ro cao khi nhận được bộ chứng từ khơng có vận đơn gốc trong khi nghĩa vụ của ngân hàng với nhà chuyên chở là vẫn cịn. Vì vậy, ngân hàng ln thận trọng khi phát hành cam kết bảo lãnh. Trong trường hợp L/C quy định 2/3 bản gốc vận đơn về ngân hàng, 1/3 bản gốc gửi đi cùng hàng hóa và hàng hóa đến trước khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ, thì nhà nhập khẩu gửi đơn đề nghị kí hậu tới ngân hàng. Khi vận đơn được kí hậu, ngân hàng đã tự nguyện chuyển nhượng giấy tờ có giá cho nhà nhập khẩu, hay nhà nhập khẩu có quyền đi lấy hàng.
Đối với ngân hàng, phương thức tín dụng chứng từ mang lại thu nhập nhiều nhất, phí dịch vụ cho phương thức này bao giờ cũng cao hơn so với phương thức khác do ngân hàng có trách nhiệm cao hơn. Tuy vậy, phương thức này cũng tiềm ẩn rủi ro do việc thanh toán, hoặc cam kết thanh toán chỉ phụ thuộc vào việc kiểm tra trên bề mặt chứng từ, không căn cứ vào thực tế hàng hóa. Nhà nhập khẩu sẽ gặp rủi ro lớn khi đã thanh toán tiền cho bộ chứng từ nhưng hàng hóa nhận được khơng được như mong muốn trong hợp đồng, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, rủi ro xảy ra khi ngân hàng cam kết thanh tốn cho bộ chứng từ hồn hảo ngay cả khi người mua mất khả năng thanh tốn. Vì vậy, đây là phương thức phức tạp, đòi hỏi nghiệp vụ cao của cán bộ thực hiện để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và bản thân ngân hàng.
1.1.3.3 Nghiệp vụ Factoring (bao thanh toán)
Theo quy chế hoạt động bao thanh tốn do NHNN ban hành theo thơng tư 02/2017/TT-NHNN thì “Bao thanh tốn quốc tế là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, trong đó một bên là người cư trú, một bên là người không cư trú”.
Như vậy, factoring là dạng tài trợ bằng việc mua lại các khoản phải thu ngắn hạn từ nhà xuất khẩu. Cơ sở pháp lý của bao thanh toán tương đối là thoả thuận bao thanh tốn, trong đó quy định trách nhiệm của người mua các khoản thu, các điều khoản áp dụng cho việc bán các khoản thu, việc chuyển nhượng các khoản thu từ hoạt động xuất khẩu cho người mua các khoản thu, các dịch vụ khác do người mua các khoản thu cung cấp, các khoản phí trả cho người mua các khoản thu và lãi suất áp dụng.
Có hai cách để phân biệt hình thức bao thanh tốn, bao gồm:
Bao thanh tốn truy địi - bao thanh tốn miễn truy địi: Bao thanh tốn truy địi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh tốn có quyền truy địi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng khơng có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Ngược lại, bao thanh toán miễn truy địi là hình thức mà đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hồn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh tốn chỉ có quyền địi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
Bao thanh tốn có thơng báo và bao thanh tốn khơng thơng báo: Bao thanh tốn có thơng báo là hình thức bao thanh tốn trong đó người mua được thơng báo về khoản tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh tốn. Với hình thức này, người bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho đơn vị bao thanh toán biên lai giao hàng, giấy chuyển nhượng khoản tiền hàng và hóa đơn. Bao thanh tốn khơng thơng báo là hình thức bao thanh toán, trong đó người mua không biết việc khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ Factoring quốc tế (Nguyễn Văn Tiến, 2017)
(1) Nhà xuất khẩu bán cho nhà nhập khẩu theo phuơng thức thanh toán ghi sổ hoặc D/A
(2) Nhà xuất khẩu bán các khoản phải thu cho nhà Factor XK. Bộ chứng từ bao gồm bản sao hóa đơn, hối phiếu, chứng từ vận tải và các chứng từ khác
(3) Nhà Factor XK thiết lập mối quan hệ đại lý với nhà Factor NK và kí hợp đồng thuc hiện kiểm tra tín dụng, theo dõi sổ cái bán hàng và thu hộ tiền từ nhà NK
(4) Nhà Factor NK thu tiền từ nhà NK khi đến hạn
(5) Nhà Factor NK chuyển tiền thu đuợc cho nhà Factor XK theo các điều khoản đã thỏa thuận
(6) Nhà Factor XK hoàn trả tiền cho nhà XK theo các điều khoản thỏa