PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.3.1. Các chỉ tiêu gián tiếp (chỉ tiêu đòn bẩy)
2.3.1.1. Tăng cường và hô trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại luôn có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau. Sự phát triển của một nghiệp vụ này sẽ hỗ trợ cho các nghiệp vụ liên quan phát triển. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động TTTM đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội phát triển, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ . Đa phần nhu cầu TTTM của khách hàng cần có sự hỗ trợ vốn ngoại tệ cuả ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho việc tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của ngân hàng. Hơn nữa, trong hoạt động TTTM, đặc biệt với việc thanh toán LC trả chậm, khách hàng có một khoảng thời gian từ khi chấp nhận thanh toán đến ngày thanh toán thật sự. Đây là điều kiện tốt cho việc mở rộng và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn (forward), nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hoán đổi (swap), nghiệp vụ quyền trọn (option) của chi nhánh. Các nghiệp vụ này đã giúp khách hàng phòng tránh được những rủi ro do sự biến động của tỷ giá, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.7. Doanh số mua bán ngoại tệ và doanh số xuất nhập khẩu chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
vay XNK 1.680 1.764 1.898 3.469 2.956 Dư nợ XNK ^700 ^735 ^792 1.061 1.345 1.247 Dư nợ tín dụng 2.334 2.446 2.633 3.535 4.819 4.105
(Nguồn: tô TTTM, BIDVBac Hà Nội)
56
Với những nỗ lực của chuyên viên ngân hàng trong việc bám sát thị trường, tích cực triển khai chính sách khách hàng, sản phẩm, tổng doanh số MBNT đạt tốc độ tăng trưởng tích cực, trung bình đạt 18%/năm giai đoạn 2012-2016, đạt 1,4 triệu USD năm 2017. Tuy nhiên giữa doanh số mua bán ngoại tệ và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu vẫn còn mức chênh lệch rất lớn khi doanh số mua bán ngoại tệ chỉ bằng 1/12 doanh số xuất nhập khẩu. Nguyên nhân của điều này là do tồn tại sự mất cân đối giữa hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, có nhiều khách hàng tìm nguồn tài trợ vốn bằng VND để nhập khẩu hàng hóa nhưng lại xuất khẩu tại ngân hàng khác, điều này dẫn tới việc chi nhánh không thu hút được nguồn ngoại tệ. Lãi suất vay USD cao cũng là một cản trở để nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phát triển mạnh tại chi nhánh
2.3.1.2. Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ Xuất nhập khẩu
Hoạt động tài trợ thương mại thường gắn liền với việc tài trợ vay vốn cho doanh nghiệp, được thể hiện thông qua bảng số liệu 2.8
Bảng 2.8. Doanh số và dư nợ xuất nhập khẩu chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
8,5 lần năm 2011, gấp 2,45 lần dư nợ. Quy mô dư nợ năm 2016 đạt 1.345 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2011. Tỷ trọng dư nợ XNK chiếm 30% tổng dư nợ
Số món xuất khẩu (món)
35 83 111 150 165 100
toàn chi nhánh. Như vậy có thể thấy rằng, tỉ trọng cho vay xuất nhập khẩu đang ngày càng được cải thiện và chú trọng khi chi nhánh đưa ra quyết định cấp tín dụng. BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội có lợi thế trong cung ứng các khoản vay lớn để tài trợ nhập khẩu xăng dầu, máy móc, thiết bị phục vụ các dự án trung dài hạn.
2.3.1.3. Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế
Thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, uy tín của ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng ngày càng được nâng cao. Số lượng ngân hàng đại lý và số nước thiết lập quan hệ đại lý của BIDV ngày càng nhiều. Từ chỗ hoàn toàn không có quan hệ với nước ngoài trong những năm đầu thập kỷ 90, đến nay, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng và có quan hệ tài khoản với 43 ngân hàng trên thế giới. Ngoài ra BIDV còn mở tài khoản ngoại tệ tại 30 ngân hàng nước ngoài với các loại tiền USD, EUR, JPY, SGD, AUD, HKD..; giữ tài khoản Nostro của rất nhiều ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ; Ký kết nhiều hiệp định khung với các ngân hàng nước ngoài phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại.
Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài chấp nhận thư tín dụng nhập khẩu do BIDV phát hành có giá trị lên tới trăm triệu USD, lựa chọn BIDV là ngân hàng xác nhận cho những thư tín dụng nhập khẩu do các NHTM khác trong nước phát hành ngày càng gia tăng. Điều đó đã cho thấy uy tín của BIDV trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao
Ngày 07/09/2016, trong khuôn khổ Hội Thảo tổng kết Thương mại Toàn cầu hàng năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã trao tặng BIDV giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam năm 2016” . Giải thưởng vinh danh ngân hàng đối tác tích cực nhất trong chương trình Tài trợ thương mại, dựa trên số lượng giao dịch năm 2015 và 2016. Năm 2017, BIDV lần thứ
hai được Euromoney vinh danh là “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tốt Việt Nam” (Sau lần trao giải đầu tiên năm 2012) (trích thông tin từ trang chủ BIDV). Thành tích này cho thấy BIDV đã đáp ứng tốt các tiêu chí như: trình độ hiểu biết sản phẩm, chất lượng tư vấn của đội ngũ cán bộ, mô hình hoạt động chuyên nghiệp, khả năng quản trị rủi ro, giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khả năng tăng trưởng lợi nhuận tốt. Các giải thưởng được trao tặng là minh chứng cho nỗ lực của BIDV nhằm đem lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, đồng thời khẳng định vị thế của BIDV trên thị trường tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ thương mại trong và ngoài nước
2.3.2. Các chỉ tiêu trực tiếp
2.3.2.1. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu (thông qua nghiệp vụ tài trợ thương mại)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của BIDV- chi nhánh Bắc Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2015 sau khi bước qua giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kém trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014.
Bảng 2.9. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
Số món nhập khẩu (món)
21 39 73 129 143 100
Doanh số thanh toán nhập khẩu (USD)
6.520.580 8.900.530 13.820.670 29.151.000 69.180.340 61.189.000 Tổng doanh số thanh
toán XNK (USD)
Trong giai đoạn 2012-2014, doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu của chi nhánh có giá trị thấp. Điều này có thể lí giải do bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, hoạt động xuất khẩu chịu ảnh huởng của chính sách giá thấp, công với việc động lực tăng truởng xuất nhập khẩu chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp FDI và uu thế lãi suất cho vay USD của các ngân hàng nuớc ngoài đã gây sức ép lên doanh số tài trợ XNK của hệ thống ngân hàng trong nuớc nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng
Kể từ năm 2015, doanh số thanh toán XNK có sự phục hồi mạnh mẽ ở mức 2,6 triệu USD thanh toán xuất khẩu (gấp 2,3 lần năm 2014) và 29 triệu USD thanh toán nhập khẩu (gấp 2.47 lần so với năm 2014). Đặc biệt, năm 2016 là năm ghi nhận tốc độ tăng truởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu mạnh nhất với doanh số 5 triệu USD xuất khẩu và 69 triệu USD nhập khẩu. Hoạt động tài trợ thuơng mại đã góp phần đáng kể để BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội củng cố quan hệ với các khách hàng chiến luợc và thu hút các khách hàng tiềm năng; hỗ trợ tích cực cho việc tăng truởng du nợ, tiền gửi và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác. Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh số thanh toán XNK đạt 64 triệu USD, tăng truởng 15,3% so với cùng kỳ năm truớc
♦Xuất khẩu B Nhập khẩu
Tuy nhiên, doanh số nhập khẩu luôn cao hơn doanh số thấp khẩu và tốc độ tăng truởng doanh số thanh toán nhập khẩu cao hơn doanh số thanh toán xuất khẩu với mức chênh lệch tăng truởng khoảng 80%.
• Số lượng khách hàng
Năm 2017, tổng số luợng khách hàng phát sinh doanh số thanh toán XNK là 47 khách hàng, chiếm 8,33% tổng số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, tăng 35% so với năm 2015 và tăng gấp gần 8 lần năm 2012, bao gồm cả khách hàng mới và các khách hàng quay lại quan hệ với BIDV nhờ những chính sách hấp dẫn hơn của BIDV. Nền khách hàng của BIDV chủ yếu là khách hàng thuộc khu vực kinh tế trong nuớc (90%), trong đó KHDNL chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số thanh toán XNK (52%) và đóng góp 58% về phí TTTM. Đây cũng là nhóm khách hàng có mức độ hài lòng cao nhất với dịch vụ TTTM của BIDV. Nhóm KHDNNVV đóng góp 42,3% về doanh số và đóng góp 41% về phí). Khối khách hàng FDI có doanh số thanh toán còn khiêm tốn (khoảng 10%)
2.3.2.2. Doanh thu từ tài trợ thương mại
Duớ i s ức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng vớ i xu thế phát triể n mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin, chi nhánh ngày càng chú trọng đến vi ệc cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ TTTM, coi đây là mộ t chiến luợc quan tr ọng, nh ằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạ ng của khách hàng, tăng thêm doanh thu ngoài nguồn lãi cho vay; đồng thời thực hiện đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Thị phần hoạt động TTTM của chi nhánh ngày càng đuợc mở rộng, nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng, hỗ trợ tích cực các nghiệp vụ truyền thống. Phí dịch vụ từ hoạt động TTTM ngày một tăng và chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong l ợi nhuận của Ngân hàng.
2012 2013 2014 2015 2016 6 tháng/ 2017 Doanh thu từ TTTM ^998 2.707 4.903 9.761 11.775 7.634 Thu dịch vụ ròng 10 12 16 ^20 19 17 Tỉ trọng (%) 1,98 ^225 30,6 ^48^8 106 ^44^9 2012 2013 2014 2015 2016 6T/2017 Doanh thu 998 2.707 4.903 9.761 11.775 7.634
■Doanh thu từ hoạt động khác
■Doanh thu từ giao dịch nhờ thu
■Doanh thu từ tín dụng chứng từ
Biểu đồ 2.5. Doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
(Nguồn: tổ TTTM, BIDVBắc Hà Nội)
Với doanh số thanh toán XNK đạt mức tăng trưởng tốt, thu phí hoạt
động TTTM tăng bình quân 17,9% giai đoạn 2011-2016, đặc biệt giai đoạn 2015-2016 mức tăng trưởng lên tới 35%. Trong tổng doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại, L/C chiếm tỷ trọng 63% và nhờ thu chiếm tỷ trọng trung bình 30% và hình thức tài trợ khác chiếm 7%. Như vậy, có thể thấy rằng sản phẩm tín dụng chứng từ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, phổ biến, đem lại mức doanh thu lớn nhất trong mảng nghiệp vụ Tài trợ thương mại. Hình thức nhờ thu tuy có phát triển hơn trong các năm gần đây nhưng vẫn giữ vị trí khiêm tốn. Các hình thức khác như Forfaiting, Factoring, bảo lãnh quốc tế được sử dụng ít và đem lại hiệu quả không đáng kể
2.3.2.3. Doanh thu tài trợ thương mại/ Tổng doanh thu dịch vụ
Giai đoạn 2012-2017, với định hướng phát triển hoạt đông tài trợ thương mại, doanh số xuất nhập khẩu tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội đã đạt được những thành tựu tích cực. Nhờ đó, thu từ dịch vụ TTTM đóng góp ngày càng lớn vào tổng thu dịch vụ ròng toàn chi nhánh.
Bảng 2.10. Doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại và thu dịch vụ ròng
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: tổ TTTM, BIDVBắc Hà Nội)
Năm 2012, thu phí TTTM mới chỉ chiếm 10% tổng phí dịch vụ ròng thì đến năm 2015,2016, con số này lên đến gần 48%. Điều đó cho thấy tài trợ thương mại trở thành dòng sản phẩm có tỷ trọng đóng góp lớn thứ hai trong tổng thu dịch vụ sau dịch vụ thanh toán trong nước. Sự tăng trưởng, đóng góp của thu dịch vụ TTTM và các hoạt động dịch vụ khác đã góp phần cho mức tăng trưởng chung của thu dịch vụ với tăng trung bình 40-45%
2.3.2.4. Lợi nhuận từ tài trợ thương mại
Bảng 2.11. Lợi nhuận từ hoạt động tài trợ thương mại
120 100 80 60 40 20 0 2012 2013 2014 2015 2016 6t∕2017 ■ Chi phí khác ■ Chi phí nghiệp vụ
Biểu đồ 2.6. Phân chia chi phí hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
Qua bảng số liệu và đồ thị, ta thấy rằng chi phí cho hoạt động tài trợ thương mại bao gồm hai chi phí chính. Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ có thể kể đến phí gửi chứng từ đi nước ngoài, phí, thuế nhà thầu của dịch vụ UPAS LC, chiếm 90% tổng chi phí hoạt động. Chi phí khác bao gồm chi phí công nghệ (update hệ thống, bảo mật....) và chi phí đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 10%. Chi phí/ doanh thu tài trợ thương mại duy trì ở mức độ tầm 3-5% qua các năm cho thấy chi phí được duy trì ổn định và chi nhánh đang kiểm soát tốt chi phí. Chi phí cho 6 tháng đầu năm 2017 tăng gấp 143% so với cuối năm 2016 chủ yếu là chi phí liên quan đến dịch vụ UPAS do năm 2016, chi nhánh đẩy mạnh hoạt động mở UPAS LC và các LC đến hạn thanh toán trong giai đoạn đầu năm 2017
• Lợi nhuận tài trợ thương mại/ Doanh thu tài trợ thương mại
Từ phân tích và bảng số liệu trên, ta thấy rằng chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu tài trợ thương mại thường khoảng 90-95%. Điều đó cho thấy chi
nhánh đang kiểm soát tốt chi phí dành cho nghiệp vụ tài trợ thương mại qua các năm. Đồng thời, chỉ tiêu thể hiện những hoạt động đầu tư cho nghiệp vụ tài trợ thương mại đang cho tỉ suất sinh lời tốt. Việc tăng trưởng số món giao dịch, giá trị thanh toán tương ứng với việc tăng tỉ suất lợi nhuận.
2.3.2.5. Số vụ khiếu nại do lôi ngân hàng gây ra
Một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng hoạt động là số vụ khiếu nại của khách hàng do lỗi ngân hàng. Theo mô hình tổ chức hoạt động của BIDV, chi nhánh chịu trách nhiệm tư vấn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và gửi hồ sơ lên Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại để thực hiện tập trung , do đó rủi ro về mặt tác nghiệp được hạn chế phần nhiều. Trong giai đoạn 2012 đến tháng 6/2017, chi nhánh chưa ghi nhận trường hợp khiếu nại nghiêm trọng liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại, xuất phát từ lỗi ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng đã từng có khiếu nại liên quan đến giao dịch ví dụ khi giao dịch nhờ thu xuất khẩu không được thanh toán tiền trong khi chi nhánh đã tiến hành chiết khấu, theo quy định, chi nhánh có quyền truy đòi khoản tiền từ khách hàng. Sự việc xảy ra không phải xuất phát từ lỗi của ngân hàng, tuy nhiên khách hàng vẫn đổ lỗi cho ngân hàng về việc đã không thực hiện kiểm tra chứng từ, không tư vấn khách hàng về bộ chứng từ... Đây là bài học kinh nghiệm cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại và cán bộ tín dụng tại chi nhánh khi tư vấn đầy đủ, nêu rõ trách nhiệm của ngân hàng với từng giao dịch, đồng thời đánh giá rủi ro có thể gặp phải để khách hàng và ngân hàng có biện pháp phòng tránh rủi ro.
2.3.2.6. Chỉ tiêu về nợ quá hạn trong tài trợ xuất nhập khẩu
Biểu đồ 2.7. Dư nợ quá hạn trong tài trợ XNK của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017
(Nguồn: tổ TTTM, BIDVBắc Hà Nội)
Chỉ tiêu dư nợ quá hạn tài trợ xuất nhập khẩu ở mức thấp và có xu hướng giảm: từ 1.04 năm 2012 xuống còn 0.53 năm 2016. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh tốt, nợ quá hạn nằm trong phạm vi an toàn. Điều này thể hiện chi nhánh đã tập trung đánh giá phân tích khách hàng chính xác, tìm hiểu kĩ về thị trường hàng