1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường kinh tế:
Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến quy mơ, hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ thương mại nói riêng. Nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển, đạt kết quả cao. Ngược lại, nền kinh tế trong thời kì lạm phát, bất ổn sẽ là cơ sở để nhà nước thi hành các chính sách tiền tệ thắt chặt, từ đó làm giảm nguồn tài trợ dành cho hoạt động tài trợ thương mại cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
1.3.1.2. Mơi trường chính trị
Mơi trường chính trị ổn định làm tăng mức độ tín nhiệm quốc gia, của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế vì uy tín của ngân hàng, doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn đối tác của các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngồi
1.3.1.3 Mơi trường pháp lý
Do liên quan đến nhiều quốc gia, hoạt động tài trợ thương mại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống chính sách, pháp luật, tập quán của các quốc gia. Đây là cơ sở pháp lí để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, theo thộng lệ quốc tế, bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở nên không thực hiện được nhưng không ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này (như động đất, lũ lụt,....). Như vậy, nhân tố bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia giao dịch
Vì vậy, việc chính phủ, ngân hàng nhà nước ban hành những văn bản luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngân hàng trong nước khi tham gia hoạt động này.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Năng lực tài chính của ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập hoặc huy động để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các hoạt động kinh daoanh khác. Tùy vào từng thời điểm,cơ cấu nguồn vốn, việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại diễn ra khác nhau. Tuy nhiên, nguồn vốn là nhân tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến việc tài trợ, mở rộng cho vay, giới hạn tín dụng đối với khách hàng xuất nhập khẩu
1.3.2.2. Công nghệ ngân hàng
Đối với hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin là công cụ hiệu quả, đắc lực trong việc quản lí kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với hoạt
động tài trợ thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm thiểu giấy tờ, nhân sự, tăng khả năng tự động hóa trong giao dịch ngân hàng, góp phần cung cấp dịch vụ tới khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất
1.3.2.3. Thơng tin tín dụng
Do hoạt động tài trợ thương mại gắn liền với việc tài trợ xuất nhập khẩu nên quyết định tài trợ vốn của ngân hàng đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Thơng tin tín dụng, đặc biệt thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin thị trường tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán... ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin càng đầy đủ, chính xác, nhanh nhạy thì khả năng phịng ngừa rủi ro và hiệu quả của hoạt động tài trợ càng cao
1.3.2.4. Trinh độ nghiệp vụ của cán bộ
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và thành công của ngân hàng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ ngân hàng bởi đây là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tư vấn, tiếp thị, tác nghiệp xử lí giao dịch. Vì vậy, trình độ của cán bộ ngân hàng cần được nâng cao về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, trong việc thẩm định khách hàng, xem xét hợp đồng mua bán, đơn xin tài trợ, vay vốn của khách hàng để đem lại chất lượng tín dụng tài trợ và đảm bảo an tồn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng
1.3.2.5. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì tác động quan trọng đến việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Chính sách của ngân hàng có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn vốn tài trợ cho các sản phẩm dịch vụ khác nhau, địa bàn kinh doanh ưu tiên, nhóm khách hàng ưu tiên. Chính sách ưu tiên, tập trung nguồn lực cho hoạt động tài trợ thương mại sẽ là cơ sở để phát triển, mở rộng hoạt động TTTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, hoạt động tài trợ thuơng mại góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nuớc, mở rộng mối quan hệ hợp tác, đối ngoại của nuớc ta vớicác nuớc trên toàn thế giới. Bằng những lí luận cơ bản về tài trợ thuơng mai, chuơng I đã thể hiện bức tranh tổng quan về nội dung vấn đề đuợc nghiên cứu trong luận văn. Chuơng I đã đề cập đến khái niệm vàvai trò của tài trợ thuơng mại đối với các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm ngân hàng,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các hình thức tài trợ thuơng mại (phuơng thức nhờ thu, phuơng thức tín dụng chứng từ, phuơng thức Factoring và Forfaiting) đuợc diễn giải cụ thể cho từng nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với uu nhuợc điểm riêng của từng hình thức. Ngồi ra, các chỉ tiêu đo luờng chất luợng tài trợ thuơng mại đuợc nêu ra trong chuơng này. Đây là cơ sở lí thuyết tạo tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài trợ thuơng mại và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này tại Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc Hà Nội sẽ đuợc trình bày trong chuơng 2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN