Cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50)

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính, chi nhánh Bắc Hà Nội)

Tại chi nhánh Bắc Hà Nội, hiện tại, nghiệp vụ tài trợ thương mại do Tổ tài trợ thương mại (gồm một chuyên viên giữ nhiệm vụ kiểm soát làm tổ trưởng và

ba chuyên viên nghiệp vụ) thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp 3 trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và thực hiện tác nghiệp, chuyển hồ sơ đến các phòng ban, đơn vị liên quan xử lí giao dịch theo quy trình và phân cấp thực hiện

Chức năng nhiệm vụ chính của tổ bao gồm:

❖ Trực tiếp xử lý các giao dịch tài trợ thuơng mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng quy chế, quy trình và thẩm quyền hạch tốn kế toán liên quan trên cơ sở hồ sơ đuợc phê duyệt

❖ Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, kiểm tra hồ sơ gửi đến Trung tâm tác nghiệp tài trợ thuơng mại qua hệ thống scan bảo mật theo quy trình và phân cấp thực hiện đồng thời rà soát, đối chiếu giao dịch với Trung tâm

❖ Tu vấn, tiếp thị, phát triển khách hàng hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm tài trợ thuơng mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thuơng mại, đề xuất cải tiến, nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ

2.1.3. Tình hình tài chính, kinh t ế Việt Nam giai đoạn 2012-2017

Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm trong giai đoạn 2012-2017. Tình hình kinh tế có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng trong từng thời kì.

Năm 2012, tốc độ tăng truởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ. Sự chững lại của tốc độ tăng truởng xảy ra do ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu và tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm cũng nhu việc chính phủ thi hành các chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Từ giữa năm 2013 đến năm 2014, đi kèm với việc Chính phủ uu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi, tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) năm 2013 và năm 2014 lần luợt đạt con số tăng truởng 5,42% và 5,98%. Buớc sang năm 2015, bức tranh kinh tế Việt Nam có diễn biến tích cực, tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) tăng

STT 6,68% so với năm 2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Năm 2016,2012 2013 2014 2015 2016 trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu giảm sút, bản thân nước ta gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển,... tổng sản phẩm trong nước tăng 6,21%. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017, kinh tế thế giới chuyển biến tích cực, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi trở lại đã tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước trong đó khu vực dịch vụ tăng 6,85% (Tổng cục thống kê)

Như vậy, trong giai đoạn 2012-2017, tốc độ tăng GDP chỉ đạt bình quân 5,9%/ năm so với mục tiêu từ 6,5-7%/năm. Tuy nhiên, Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giai đoạn 2012-2017 cũng chứng kiến việc nước ta tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu với việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, thực hiện các cam kết của cộng đồng chung ASEAN. Tóm lại, nhà nước đang có những biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. Đây chính là cơ sở quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như ngân hàng có bước tiến vượt bậc ở thời kì hội nhập

2.1.4. Ket quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017

Trong thời kì đổi mới, BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội chú trọng phát triển toàn diện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đến với tất cả các đối tượng khách hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới ra đời, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin cũng được cải thiện nhằm nâng cao khả năng bảo mật, đồng thời rút ngắn thời gian trong việc xử lí nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Trong giai đoạn 2012-2017, hoạt động kinh doanh của chi nhánh có xu hướng cải thiện tuy cịn gặp một số khó khăn trong q trình xử lí nợ xấu ở những năm 2012, 2013. Các chỉ tiêu có xu hướng năm sau cao hơn năm trước và đạt được kế hoạch ra của ngân hàng, góp phần tạo nên sự thành công trong kết quả kinh doanh của toàn hệ thống BIDV.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012-2017 được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2012- tháng 6/2017

1 6

1 Thu Dịch vụ ròng 10 12 16 10 19 17 “

4

Vốn huy động là cơ sở để thực hiện hoạt động đầu tư, do vậy việc thực hiện tốt cơ chế huy động vốn sẽ giúp cho Ngân hàng đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. Vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Huy động từ nguồn tiền gửi của dân cư, huy động từ các định chế tài chính/ tổ chức kinh tế cũng như huy động từ các nguồn khác.

Trong giai đoạn 5 năm, cho dù chính sách lãi suất liên tục biến động, cùng với cạnh tranh ngày càng tăng từ các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn hoạt động, chi nhánh Bắc Hà Nội vẫn đạt được thành tựu đáng ghi nhận khi tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2016 lên con số 6.024 triệu đồng, tăng trưởng 106% so với năm 2012.

Năm 2 Ỉ0 16 35ớ/o ■DN quốc doanh ■DN ngồi 55ớ/o quốcdoanh I DN FDI

Tính đến hết tháng 6/2017, vốn huy động đã đạt 5.131 triệu đồng, tăng truởng 60% so với cùng kì năm 2016 và bằng 86% so với số tổng cuối năm 2016 . Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn 2012-2017, công tác huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội ln hồn thành mục tiêu đề ra

■HĐV TCKT

■HĐV Dân cư

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội

(Nguồn: Phịng Kế hoạch tài chính BIDVBắc Hà Nội)

Có đuợc thành tựu này chính là do chi nhánh ln áp dụng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn, đồng thời cung cấp các kỳ hạn tiền gửi đa dạng, đáp ứng các mục đích khác nhau của nguời gửi tiền là tranh thủ thời gian tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm lâu dài... Bên cạnh đó, việc tích cực triển khai hoạt động khuyến khích gửi tiền nhu: 3 ngày vàng, Gửi BIDV trúng Mercedes, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tiết kiệm siêu may mắn, Cùng BIDV đón xuân hái lộc, Gửi tiền trúng giải thuởng tiện nghi.giúp chi nhánh thu về đuợc những khoản gửi tiết kiệm cao từ dân cu với tỉ trọng tiền gửi chiếm gần 70% tổng nguồn vốn huy động

Một nguồn huy động vốn khác mà chi nhánh tập trung phát triển là từ các định chế tài chính và tổ chức kinh tế với tỉ trọng có xu huớng tăng dần từ năm 2012 (ở mức 30,8%) lên mức 35,7% ở năm 2016. Với các chính sách uu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, cũng nhu triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chi nhánh luôn đạt mức huy động vốn cao từ đối tác này. Điều này đã giúp chi nhánh ln có nguồn vốn ổn định, đáp ứng đuợc nhu cầu vốn cho thanh khoản hàng ngày và giải ngân tín dụng.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh của chi nhánh Bắc Hà Nội. Trải qua năm 2012 và 2013 với tình hình kinh tế biến động,

các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tăng truởng du nợ tín dụng của chi nhánh ở mức thấp với mức tăng lần luợt chỉ dừng ở con số 4,8% của năm 2013 so với năm 2012. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở đi, với nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, hoạt động tín dụng đạt đuợc những kết quả khả quan với mức tăng du nợ 7,6%. Buớc sang năm 2015, hệ thống tiêu chí chấm định hạng tín dụng nội bộ đuợc xây dựng và đua vào thực hiện, đã giúp tăng chất luợng thẩm định tín dụng. Nhờ những hoạt động này mà doanh số cho vay tăng dần, chất luợng tín dụng ngày càng phát triển theo huớng an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Du nợ tín dụng năm 2016 đạt 4.819 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2012. Đến hết quý

II năm 2017, du nợ tín dụng đạt ở mức 4.104,8 tỷ đồng. Nhu vậy, trong giai đoạn 5 năm, du nợ của chi nhánh ln nằm trong phạm vi cho phép, khơng xảy

ra tình trạng tăng truởng q nóng và ln tuơng ứng với tỉ lệ huy động vốn

Năm 2014 ■ DN FDI ■ DN ngoài quốc doanh ■ DN quốc doanh

Từ năm 2012 đến năm 2017, danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của chi nhánh thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tỉ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước trên tổng dư nợ giảm dần tức mức 60% năm 2012 xuống mức 46% năm 2014 và 35% năm 2016. Điều này xuất phát từ việc khi thành lập BIDV có định hướng phát triển chi nhánh theo hướng bán bn, cho vay đối với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước đã giảm dần qua các năm, tuy nhiên dư nợ cho vay các doanh nghiệp này vẫn chiếm phần lớn tại Chi nhánh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp quốc danh với phương thức quản lí lạc hậu, khơng theo kịp diễn biến của nền kinh tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh yếu đã làm ảnh hưởng tới việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này tại Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm 2012 là 2,65% do tình hình nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn nhưng đã giảm xuống cịn 2,36% năm 2014 và duy trì trong giới hạn cho phép ở năm 2015 và 2016 với mức 1,55 và 1,43%. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2017, tỉ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn 1,41%

2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ:

Trong giai đoạn 2012-2017, chi nhánh Bắc Hà Nội chú trọng triển khai các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ ngân hàng trong nước (dịch vụ thanh tốn, quản lí tài khoản ngân quỹ, dịch vụ thẻ....)và dịch vụ ngân hàng quốc tế (dịch vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế....). Thu từ dịch vụ ròng năm 2016 đạt mức 29 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2012. Cơ cấu dịch vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng

2.1.4.4. Lợi nhuận trước thuế

Tương xứng với những nỗ lực trong từng hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã đạt được kết quả rất khả quan về doanh thu và lợi nhuận qua các

năm, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt ngưỡng 51 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2012.Điều này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như những cố gắng hết mình của tồn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Xứng đáng với những cố gắng đó, chi nhánh ln hồn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh các năm, nằm trong danh sách các chi nhánh có kết quả kinh doanh hiệu quả của hệ thống BIDV

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NHTM

CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.2.1. Các văn bản pháp lý, quy trình nghiệp vụ về hoạt động TTTM tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội

Hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp và ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau nên các quy định về hoạt động của nghiệp vụ này thường mang tính quốc tế cao. Vì vậy, những văn bản quốc tế ra đời để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, là cơ sở giúp các ngân hàng kiểm tra chứng từ liên quan và giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp phát sinh

Các văn bản được áp dụng trong phương thức trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế gồm có:

❖ Điều kiện thương mại quốc tế Incoterms

❖ Quy tắc thống nhất về nhờ thu, hiện tại được áp dụng là URC

❖ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)

❖ Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ (ISBP)

Bên cạnh những quy định quốc tế, để định hướng cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại, chính phủ và ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp lý sau:

❖ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lí ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

❖ Thông tư số 07/2015/ TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015 và Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung về bảo lãnh ngân hàng

❖ Thông tư 02/2017/TT-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng.

❖ Thơng tư 04/2013/TT - NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mơ, giá trị giao dịch trong hoạt động tài trợ thương mại, hệ thống cơ chế chính sách, văn bản về hoạt động tài trợ thương mại của BIDV trong giai đoạn 2012-2017 khơng ngừng được hồn thiện theo thông lệ quốc tế, hỗ trợ cho hoạt động tác nghiệp theo hướng an toàn và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả. Một số cơ chế chính sách nổi bật như:

❖ Khung chính sách khách hàng XNK quan trọng theo Nghị quyết số 2518/NQ-BIDV ngày 6/8/2015 và công văn 6730/BIDV-KHDNL ngày 3/9/2015;

❖ Cơ chế giao dịch TTTM theo hạn mức tín dụng tự động theo CV số 877/BIDV-KHDNL ngày 19/02/2016 về quy trình cấp tín dụng theo các sản phẩm TTTM nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý giao dịch TTTM cho khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế;

❖ Quy định tác nghiệp TTTM và bảo lãnh quốc tế số 8338 ngày 1/11/2016

❖ Công văn 8192 ngày 12/12/2014 về việc hướng dẫn nghiệp vụ mở LC trả chậm có điều khoản trả ngay UPAS LC

❖ Quy định 8487/QĐ-PTSPBB ngày 19/12/2014 về việc chiết khấu có truy địi hối phiếu địi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu

2012 2013 2014 2015 2016 6T/2017

Số món

thanh tốn (món)

3 1 15 74 15 10

Giá trị

thanh toán (USD)

74.742 95.670 132.580 202.700 347.890 450.830

2.2.2. Thực trạng hoạt động TTTM tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội giaiđoạn 2012-2017 đoạn 2012-2017

2.2.2.1. Tài trợ bằng phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu thường chỉ được ưu tiên sử dụng khi các bên tham gia tin tưởng lẫn nhau và có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Phương thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro do khơng có cam kết của ngân hàng mà việc thanh tốn chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí của hai bên tham gia giao dịch. Hiện tại, đây không phải là hoạt động thế mạnh trong các hoạt động tài trợ thương mại tại

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w