TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TTTM TẠ

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

HÀ NỘI

2.4.1 Tồn tại trong hoạt động TTTM

Trong tình hình kinh tế Việt Nam những năm vừa qua thì kết quả tài trợ thuơng mại chi nhánh đạt đuợc rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ thuơng mại hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhu sau

2.4.1.1 Hình thức tài trợ thương mại quốc tế, sản phẩm cung cấp còn chưa đa dạng

Hiện nay còn nhiều nghiệp vụ tài trợ thuơng mại quốc tế chua đuợc thực hiện tại chi nhánh nhu Bao thanh toán tuyệt đối và tuơng đối, tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm. Khách hàng chua có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức tài trợ phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này làm ảnh huởng

đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng thuơng mại khác trong cùng địa bàn. Chính vì lý do này mà chi nhánh chua tạo đuợc sức hấp dẫn

đối với khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài.

2.4.1.2 Sản phẩm dịch vụ chưa tạo được nhiều sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ví dụ TP Bank có sản phẩm phát hành L/C, tra cứu L/C qua eBank; HSBC có các dịch vụ tài trợ thuơng mại quốc tế trực tuyến bằng HSBCnet-ITSlO và e-PO Traderll. Vì thế, nếu BIDV khơng quan tâm phát triển chất luợng của của các dịch vụ tài trợ để nâng cao hơn nữa uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thi truờng thì việc cạnh tranh với các ngân hàng khác sẽ vơ cùng khó khăn và bất lợi.

2.4.1.3 Mất cân đối giữa hoạt động tài trợ thanh toán nhập khẩu với hoạt động thanh toán xuất khẩu

Hiện nay, khách hàng giao dịch tại ngân hàng BIDV chi nhánh BHN chủ yếu là khách hàng nhập khẩu. Bên cạnh lợi nhuận thu đuợc, hoạt động này cũng mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng vì khi đã mở L/C, ngân hàng bị ràng buộc bởi trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C. Mặt khác, một số khách hàng tìm nguồn tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh nhưng lại thực hiện các giao dịch tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng khác nên chi nhánh không thu được nguồn ngoại tệ từ các khoản thu bán hàng của khách hàng chuyển về. Việc mất cân đối giữa hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu là một hạn chế lớn bởi giao dịch xuất khẩu của doanh nghiệp lớn với các hợp đồng ngoại thương có giá trị cao sẽ mang lại cho ngân hàng cơ hội để có được nguồn huy động ngoại tệ với chi phí thấp.

2.4.1.4. Cơ cấu khách hàng chưa phong phú

Thơng qua số liệu phân tích, có thể nhận thấy sự chênh lệch khá rõ rệt trong cơ cấu khách hàng tài trợ tại BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội. Có thể dễ dàng nhận ra phần lớn khách hàng của chi nhánh là khách hàng ngoài quốc doanh, và hầu như chi nhánh chưa thu hút được khối khách hàng tiềm năng FDI. Với lượng khách hàng trong lĩnh vực XNK tại Việt Nam là khoảng 10.020 DN, tiềm năng khách hàng trong lĩnh vực XNK còn rất lớn. Riêng về khối DN FDI, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp ngày càng lớn

của khu vực DN FDI (xuất siêu của khu vực FDI giai đoạn 2011-2016 đạt 14,85 tỷ USD/năm), đây là bộ phận khách hàng quan trọng cần đuợc chú trọng thu hút, phát triển

2.4.2. Nguyên nhân

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật Việt Nam đuợc áp dụng để điều chỉnh hoạt động tài trợ thuơng mại quốc tế còn nhiều bất cập. Hiện nay, ở Việt Nam gần nhu khơng có văn bản hướng dẫn thanh toán L/C giúp các ngân hàng áp dụng vào thực tế khi phát sinh tranh chấp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. Vì thế hiện nay các ngân hàng Việt Nam đều tuân thủ theo UCP 600 và lấy đó làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Tuy nhiên, UCP là văn bản pháp lý tùy ý đồng thời không quy định mức xử lý như thế nào khi có vi phạm. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, BIDV phải áp dụng luật của quốc gia khác làm luật điều chỉnh. Kết quả là khách hàng nhập khẩu và ngân hàng phục vụ người nhập khẩu thường là bên phải chịu thua thiệt.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động trong mơi trường kinh tế và thương mại cịn thiếu ổn định. Định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng ngành,... thiếu cụ thể; cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mơ có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện giao dịch với đối tác nước ngồi. Ví dụ, có những mặt hàng năm nay khuyến khích, cho phép nhập khẩu nhưng năm sau lại đánh thuế cao, không cho phép nhập khẩu, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đem đến rủi ro cho ngân hàng cho ngân hàng như không thể thu hồi vốn. Các quy định về quản lý ngoại hối thường xuyên được điều chỉnh khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc nắm bắt, áp dụng, ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng.

Những bất cập trong quy định về tài sản đảm bảo, điều kiện vay vốn cũng là trở ngại trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng xuất nhập khẩu

Thứ ba, năng lực kinh doanh trên thuơng truờng quốc tế của các doanh nghiệp còn yếu. Một số lãnh đạo doanh nghiệp chua sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nuớc ngoài, cộng với hạn chế trong hiểu biết về tập quán quốc tế, trình độ nghiệp vụ ngoại thuơng dẫn đến sai sót trong q trình ký kết hợp đồng. Trình độ cán bộ làm cơng tác xuất nhập khẩu còn yếu, cộng với sự phức tạp của nghiệp vụ tài trợ thuơng mại quốc tế nên việc thực hiện nghiệp vụ cịn rất khó khăn. Mặc dù ngân hàng đã có mẫu sẵn, huớng dẫn nhung khách hàng lập hồ sơ vẫn mắc những sai sót khiến ngân hàng phải nhiều lần mới thực hiện đuợc giao dịch, gây tốn chi phí, mất thời gian của khách hàng, gây ảnh huởng đến công tác triển khai nghiệp vụ của ngân hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn để lập một bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng quy định của L/C, do đó thuờng xuyên phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán hoặc bị trừ tiền do sai sót của bộ chứng từ. Bên cạnh đó, một số khách hàng trong nuớc gặp khó khăn kinh doanh và tài chính nên khơng có khả năng thực hiện những cam kết thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở, buông lỏng trong hoạt động TTTM của ngân hàng để ràng buộc ngân hàng vào những hoạt động sai mục đích

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chất luợng nhân sự thực hiện nghiệp vụ TTTM đã đuợc chú trọng song còn nhiều thách thức trong cạnh tranh. Hiện tại ở chi nhánh thuờng khơng có cán bộ chun xử lý các hồ sơ liên quan đến tài trợ thuơng mại, việc cán bộ quản lý khách hàng (QLKH) phải kiêm nhiệm ảnh huởng đến tốc độ xử lý công việc, tạo áp lực cho các cán bộ QLKH, hạn chế chất luợng thông tin tu vấn cho khách hàng xuất nhập khẩu Hơn nữa, một số cán bộ QLKH chua nắm đủ kiến thức về nghiệp vụ và sản phẩm tài trợ thuơng mại làm giảm hiệu quả của q trình tu vấn, xử lí giao dịch cho khách hàng. Một số các cấp

lãnh đạo chưa qua đào tạo về các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế nên khá lúng túng trong chỉ đạo triển khai nghiệp vụ

Thứ hai, tốc độ xử lý giao dịch cịn chậm. Chi nhánh chưa có quy định cụ thể về thời gian xử lý hồ sơ tối đa tại từng bộ phận, do đó, tốc độ xử lý các nghiệp vụ của nhân viên tại chi nhánh nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Các khâu tác nghiệp để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng còn rườm rà, nhiều thủ tục giấy tờ dẫn đến kéo dài thời gian xử lý giao dịch, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ và uy tín của chi nhánh so với đối thủ cạnh tranh

Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho các hoạt động tài trợ thương mại chưa hoàn thiện một cách toàn diện, đầy đủ. Cho đến nay, hệ thống Corebanking-cấu phần TTTM chưa hồn thiện; hình thức giao dịch qua cổng điện tử Client Portal, Homebanking còn hạn chế (chuyển hồ sơ giao dịch tài trợ thương mại trực tiếp từ khách hàng đến Hội sở chính hoặc chi nhánh). Vì vậy, chưa đảm bảo hiệu quả hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, đặc biệt đối với khối khách hàng FDI là đối tượng khách hàng ưa thích các dịch vụ ngân hàng công nghệ cao.

Thứ tư, lãi suất cho vay ngoại tệ của BIDV chưa thực sự cạnh tranh. Hiện tại, cách xác định lãi suất cho vay ngoại tệ của BIDV như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở + Margin

=Libor + (Dự trữ bắt buộc+ Bảo hiểm tiền gửi+ Phần bù chi phí+ Phần bù rủi ro tín dụng+ Lợi nhuận kì vọng) với margin tối thiểu là 2% Trong khi đó, lãi suất cho vay ngoại tệ tại Vietcombank được xác định thông qua công thức:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở SIBOR+ Margin (Margin tối thiểu là 1,7%) Với lãi suất LIBOR cao hơn lãi suất SIBOR tại nhiều thời điểm cộng với việc quy định margin tối thiểu cao hơn margin của Vietcombank làm lãi suất cho vay USD của BIDV cao hơn Vietcombank và một số ngân hàng

khác. Với lãi suất SIBOR 3 tháng bình quân 6 tháng đầu năm 2017 là 0,99% cộng với margin 1,7%, Vietcombank có thể cung cấp các khoản vay ngắn hạn với lãi suất 2,69%/năm, hoặc ở mức 1,8-2,5% đối với khách hàng VIP tại một số địa bàn cạnh tranh chủ chốt trong khi lãi suất cho vay USD ngắn hạn của BIDV ở mức 3,2-3,5% (libor 3 tháng hiện ở mức 1,23% và margin tối thiểu là 2-2,3%), gấp 1,4 lần lãi suất của VCB, lãi suất cho vay bình quân khách hàng VIP của BIDV cũng cao hơn 2,5%. Chính vì vậy, mức lãi suất chua cạnh tranh của BIDV là một trong những nguyên nhân ảnh huởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp

Thứ năm, mạng luới ngân hàng đại lý thời gian qua đã phát triển tuơng đối nhanh song vẫn còn nhỏ bé so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng đồng thời chất luợng hoạt động của các ngân hàng đại lý chua cao. Cụ thể, BIDV đã thực hiện giao dịch qua các ngân hàng đại lý của mình, song nguợc lại nhiều giao dịch của các ngân hàng đại lý đó khơng đuợc thực hiện qua BIDV. Ở một số nuớc ví dụ nhu Thổ Nhĩ Kì, BIDV vẫn chua thiết lập đuợc quan hệ với nhiều ngân hàng dẫn đến khi có giao dịch phải đi qua ngân hàng thứ ba gây mất thời gian, tốn chi phí. Bên cạnh đó, cơng tác ngân hàng đại lý tại BIDV mới chỉ dừng lại ở mức thiết lập quan hệ đại lý, chuyển tiếp các thông tin giữa BIDV và các ngân hàng nuớc ngồi, chua có sự hỗ trợ thực sự có nhiều hoạt động hỗ trợ nghiệp vụ TTTM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, lợi nhuận từ hoạt động TTTM, BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội ngày càng củng cố vị thế so với các NHTM đối thủ chính cũng như khẳng định uy tín, thương hiệu với khách hàng. Điều này thể hiện qua doanh số xuất nhập khẩu, doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại tăng dần qua các năm. Uy tín của ngân hàng cũng được cải thiện khi số lượng và khối lượng giao dịch mà ngân hàng nước ngoài chọn BIDV làm ngân hàng đối tác ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chi nhánh còn hạn chế trong khai thác khách hàng FDI; sản phẩm đa dạng song còn hạn chế trong ứng dụng công nghệ; lãi suất chưa thực sự cạnh tranh; chất lượng nhân sự cịn nhiều thách thức; hệ thống cơng nghệ thơng tin chưa hồn thiện đồng bộ, đầy đủ; tốc độ xử lý giao dịch cịn chậm. Trong khi đó, theo khảo sát của cơng ty tư vấn PWC Việt Nam, hai yếu tố lãi suất cạnh tranh và thời gian xử lý giao dịch hiệu quả là những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp lựa chọn một ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại. Vì vậy, rất cần đưa ra những giải pháp để thu hút và giữ chân khách hàng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tăng tốc độ xử lý các giao dịch thương mại và thanh tốn tồn cầu.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTTM GIAI ĐOẠN 2018-2020

3.1.1. Triển vọng đối với hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt NamThứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng quy mơ xuất nhập Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng quy mơ xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thuơng mại, dịch vụ nhờ các FTAs. Cùng với việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN và WTO, Việt Nam hiện đã và đang tham gia 10 FTA. Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ là giai đoạn cắt giảm sâu và xóa bỏ hàng rào thuế quan theo lộ trình cam kết của phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia (cắt giảm đến 90% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu về mức 0%). Đây là cơ hội lớn để mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng truởng kim ngạch XNK với các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng nhu các khu vực mậu dịch tự do rộng lớn và nhiều tiềm năng.

Thứ hai, các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng hàm luợng chế biến của mặt hàng XK và nâng cao khả năng thâm nhập thị truờng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Giai đoạn 2018-2020, với việc tận dụng các lợi thế gia nhập FTA cộng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển dịch theo huớng tăng tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo với hàm luợng công nghệ cao và giảm dần tỷ trọng nhiên liệu, khống sản và nơng, thủy sản. Về phía nhập khẩu, nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ để đuợc huởng uu đãi thuế quan theo các FTA đồng thời trên cơ sở định huớng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, dự báo cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi theo huớng

giảm dần nhập khẩu các nguyên liệu thơ, phụ liệu, tăng tỷ trọng nhập khẩu các máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ cao.

Thứ ba, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phuơng thức kinh doanh hiện đại. Duới sức ép cạnh tranh, các DN xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội: (i) Xây dựng lộ trình và chiến luợc phát triển, đủ sức cạnh tranh tại thị truờng trong nuớc và quốc tế; (ii) mở rộng thị truờng với môi truờng kinh doanh minh bạch hơn với các rào cản thuơng mại dần đuợc loại bỏ; (iii) giảm chi phí đầu vào do cắt giảm hàng rào thuế quan, từ đó hạ giá thành và giá cả của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa và có khả năng làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận của DN

3.1.2. Thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2018-2020Bên cạnh các cơ hội đuợc mở ra từ việc tồn cầu hóa, các doanh nghiệp Bên cạnh các cơ hội đuợc mở ra từ việc tồn cầu hóa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng phải đối mặt với những thách thức khơng nhỏ khi hội nhập

Thứ nhất làn sóng chống tồn cầu hóa và hội nhập thuơng mại đe dọa

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w