2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chun mơn tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du
2.2.2. Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng
Hoạt động VHVN quần chúng là quá trình sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa tinh thần, trong thời gian rỗi, tại những nơi mà nhiều người có thể tự do, bình đẳng tham dự, để giải tỏa những căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho bản thân, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng.
Các hoạt động sáng tạo các sản phẩm văn hóa vừa thỏa mãn được nhu cầu được giải trí, vừa để thể hiện các giá trị của bản thân trước tập thể, cộng đồng.
Những năm gần đây, cùng với việc phát triển của các loại hình thơng tin giải trí, phong trào VHVN quần chúng trên địa bàn huyện Đoan Hùng phát triển nhanh. Đây là các hoạt động tơ đậm những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Việc phát huy, bảo tồn và khơi dậy những hoạt động VHVN quần chúng góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong xã hội đô thị, hoạt động lao động sản xuất với nhịp độ nhanh, khẩn trương, tận dụng tối đa sức lao động để tạo ra của cải vật chất làm nảy sinh nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần, người dân cần có những hoạt động giải trí để giải tỏa căng thẳng trí não, góp phần cân bằng lại đời sống tâm sinh lý, tình cảm nội tại của mình.
Thực tế cho thấy, hoạt động VHVN có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của nhân dân, góp phần tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ dần hủ tục, giữ gìn, thực hành và lưu truyền, phát triển các lễ hội văn hóa dân gian, phong tục tập quán truyền thống tiêu biểu từng vùng, miền, dân tộc. Phong trào VHVN quần chúng được hình thành từ những nhóm người u thích say mê ca hát hoặc từ các tổ, đội văn nghệ ở mỗi xóm làng. Do đó, lực lượng sáng tạo và thực hành nghệ thuật chủ yếu là những người không chuyên nên mỗi chương trình, tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất hồn nhiên, trong sáng và chân thật. Ngay cả khi thiếu thốn phương tiện, cơ
sở vật chất hoặc khó khăn về điều kiện hoạt động thì TTVH huyện Đoan Hùng vẫn chỉ đạo người dân luôn biết cách sáng tạo ra những sản phẩm VHVN quần chúng phù hợp nhất để vừa thỏa mãn niềm say mê ca hát vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của một cộng đồng dân cư. Vì vậy, VHVN quần chúng đã đáp ứng một phần nhu cầu đó và trở thành “món ăn” khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở. Một nhà nghiên cứu văn hóa đã ví von: “VHVN quần chúng vừa là đất màu tươi tốt nuôi dưỡng cây văn hóa, vừa là vườn hoa đầy hương sắc của nền văn hóa nhiều dân tộc. Khơng có được một phong trào văn nghệ quần chúng sâu rộng thì văn nghệ chuyên nghiệp cũng dễ vàng vọt như cây mất rễ, như sông cạn nguồn”.
Được sự quan tâm của chính quyền cũng như những thay đổi trong hoạt động, hoạt động VHVN quần chúng do TTVH huyện Đoan Hùng tổ chức thực hiện bước đầu đạt được những thành quả sau:
Năm 2015 tuy chỉ mới được thành lập 05 tháng (08/2012), điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, sự chỉ đạo của Ban Lãnh đạo vẫn cịn nhiều chồng chéo, chưa được kiện tồn nhất quán trong chỉ đạo, đội ngũ cán bộ mới tiếp quản công việc chưa vạch ra được phương thức làm việc hiệu quả nhất nhưng Trung tâm bước đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Với đội ngũ chuyên trách, kết hợp huy động nguồn lực về nhân sự tại các cơ vị thuộc UBND huyện, cùng với các cá nhân tiêu biểu trong quần chúng nhân dân, TTVH huyện Đoan Hùng đã tổ chức thành cơng chương trình văn nghệ chào mừng 65 năm thành lập Đảng bộ nhân dân huyện Đoan Hùng. Đây là minh chứng cho khả năng của các cán bộ Trung tâm, cũng như sự ủng hộ và đồng thuận của các đơn vị khác, thay cho lời khẳng định TTVH huyện Đoan Hùng khơng những làm được mà cịn làm tốt mảng phong trào VHNT, việc mà trước đây phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Đoan Hùng đảm nhận.
- Trong năm đầu, kết quả đáng được ghi nhận khác của TTVH huyện Đoan Hùng là việc xây dựng chương trình dự thi thơng tin cấp tỉnh được tổ chức tại huyện Đoan Hùng nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Sơng Lơ, kết quả đã đạt giải nhất tồn tỉnh; tập luyện và tham gia hội thi, biểu diễn Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng quân sự tỉnh Phú Thọ. Tổ chức
đêm giao lưu văn nghệ tiễn tân binh lên đường,…Các đợt biểu diễn bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Năm 2016, các hoạt động VHVN đã được đa dạng hóa hơn rất nhiều nhờ những nỗ lực của cán bộ Trung tâm và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo các cấp. Kết quả đạt được như sau:
- Tổ chức tốt các hoạt động TDTT, các trị chơi dân gian phục vụ xn Bính Thân tại Tượng đài chiến thắng sông Lô và sân vận động trung tâm huyện.
- Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hùng vương, xã Đại Nghĩa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng cộng sản Việt nam, Mừng xuân Bính Thân
- Thành lập đoàn gồm trên 100 các vận động viên, các diễn viên, nghệ nhân tham gia giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng năm 2016. Kết quả đạt được trên từng hoạt động như sau:
+ Hội thi nấu bánh trưng bánh giày: Đạt giải nhì. + Hội Trại văn hóa: Đạt giải nhì.
+ Liên hoan nghệ thuật quần chúng: Đạt giải B toàn đội.
+ 04 CLB hát xoan của huyện tham gia tại tỉnh đạt nhiều giải nhất, nhì các nhân.
- Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự Đoan Hùng tổ chức tốt đêm giao lưu văn nghệ chào mừng thanh niên Đoan Hùng lên đường nhập ngũ. Ngồi ra cịn tổ chức được nhiều lượt phục vụ văn nghệ trong các hội nghị do huyện yêu cầu.
- Tổ chức đón được trên 05 lượt các đồn ca múa nhạc, xiếc... trong và ngoài tỉnh về phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của nhân dân tại sân vận động trung tâm .
Không những thế, hàng năm, tại các địa phương còn thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ, chiếu phim… phục vụ người dân, đặc biệt tại các xã vùng cao, vùng sâu và đó như một kênh tuyên truyền bổ sung nhiều kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phịng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.
Những thành quả TTVH huyện Đoan Hùng đạt được đã được quần chúng nhân dân ghi nhận với 70% số phiếu thăm dò cho rằng hoạt động VHVN phong phú, đa dạng. Chỉ có 30% số phiếu còn lại cho rằng hoạt động VHVN tại TTVH nghèo nàn. Có thể nhận thấy trong những năm qua phong trào VHVN quần chúng không ngừng được phát triển lớn mạnh điều này được khẳng định qua các chương trình liên hoan, hội diễn được nhân rộng về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sau quá trình khảo sát tìm hiểu thực tế, hoạt động VHVN của TTVH huyện Đoan Hùng vẫn còn nhiều hạn chế. Khi đặt cạnh các đơn vị bạn, những hoạt động VHVN mới chỉ dừng lại ở mức giao lưu, học hỏi mà chưa có sự chuyên nghiệp, đầu tư. Với sự phát triển về mỹ học, thường thức nghệ thuật thì địi hỏi của người dân ngày càng cao, phong phú đa dạng trong hoạt động là chưa đủ, người dân Đoan Hùng cần hơn nữa là ở chất lượng các chương trình, phải tạo được sức hút đối với người dân. Trong một số chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi do Trung tâm tổ chức, dù được tổ chức trong hội trường Trung tâm hội nghị bó hẹp chỉ 300 chỗ, tuy nhiên, đa phần mọi chương trình có số lượng khán giả đến xem là rất ít, chủ yếu là gia đình, người thân của các thí sinh, hoặc những người dân xung quanh. Điều này chứng tỏ thông tin chưa đến được với đông đảo người dân trong huyện, khiến họ không biết, không quan tâm và không hào hứng khi tham gia các cuộc thi cũng như đến thưởng thức.
Thơng qua tìm hiểu về các báo cáo hoạt động, thực tiễn đang diễn ra kết hợp cùng phỏng vấn người dân, tác giả nhận thấy hoạt động VHVN do Trung tâm tổ chức đang chú trọng tập trung vào các chương trình, sự kiện, ngày lễ của đất nước, thiếu vắng các chương trình giành cho giới trẻ với những bộ mơn nghệ thật mới. Những người trẻ của Đoan Hùng đang thiếu đi một chỗ chơi, nơi có thể giao lưu, sáng tạo và thử sức đối với nghệ thuật. Đây là lí do có 2% người được hỏi cho rằng chất lượng các chương trình VHVN là tốt, 43% người được hỏi cho rằng chất lượng chương trình văn nghệ quần chúng như vậy chỉ dừng ở mức bình thường, và cao hơn cả (55%) cho rằng chất lượng các chương trình như vậy là cịn kém. Để lí giải điều này tác giả luận văn có phỏng vấn trực tiếp đồng chí Nguyễn Hà Linh (cán bộ chuyên trách tổ VHVN quần chúng) về thực trạng trên và được biết, ngay chính bản thân đồng chí tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra, bản thân lại là nữ nên công tác phong trào rất hạn chế. Mọi hoạt động VHVN tại TTVH
chủ yếu dựa vào đội ngũ cộng tác viên. Chính bởi lý do này nên chất lượng các chương trình khơng ổn định. Bởi đa phần các cộng tác viên được huy động từ các phòng, ban khác của UBND huyện, hay trong quần chúng nhân dân, vốn khơng phải chun trách, nguồn kinh phí của TTVH lại hạn chế, chế độ gần như khơng có, nên chính các đối tượng là những người có năng khiếu, có khả năng biểu diễn này lại không tâm huyết.
Một phần nguyên nhân của các hạn chế không thể không kể đến là với một cán bộ chuyên trách, lại không đúng chuyên môn như vậy là không đủ nguồn lực đảm bảo cơng việc nếu khơng có sự hỗ trợ của các tổ chun mơn khác. Có thể thấy làm nghệ thuật không phải dễ, việc tổ chức một chương trình có thành cơng được hay khơng cũng địi hỏi việc biên tập, xây dựng, tổ chức thực hiện. Không làm tốt được những hoạt động căn bản này, thì các chương trình nghệ thuật chắc chắn khơng đạt được kết quả cáo, một chương trình chất lượng được người dân mong đợi.
Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, các loại hình giải trí hiện đại ngày nay, quần chúng nhân dân dần bị thui chột đi khả năng sáng tạo của mình, vắng bóng những người yêu thi ca dần lãng quên địa điểm sinh hoạt văn hóa là TTVH.