1.1. Hệ thống cơ sở lý luận
1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc hoạt động củaTrung tâm văn hóa
1.1.2.1. Đặc điểm
Nhờ tính ưu việt vốn có của mình là tính chất đa năng và tổng hợp, nhờ sự khéo léo trong việc kết hợp giáo dục và sự tự giáo dục, các thiết chế TTVH đã giữ được vai trị gần như song đơi trong đời sống văn hóa của xã hội; vừa là một cơ quan đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa của nhân dân trong thời gian nhàn rỗi, vừa là nhân tố chủ chốt trong môi trường giáo dục ở cộng đồng. Tất cả được thể hiện trong đặc điểm sau của TTVH:
- Tính tổng hợp: Đây là đặc trưng thứ nhất trong hoạt động TTVH, thể hiện rõ trong nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện hoạt động.
Nội dung sinh hoạt tại TTVH hóa hết sức đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tinh thần thường nhật của con người. Người dân đến sinh hoạt văn hóa vừa để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt của mình vừa nâng cao trình độ về một hay nhiều mặt nào đó. Do sinh hoạt TTVH cũng mang tính tổng hợp, tham gia các hoạt động tại TTVH con người được nâng cao về mặt trí lực, thẩm mỹ, nhân cách được hoàn thiện và các quan hệ xã hội được mở rộng… Ngồi ra, nó cịn được thể hiện trong việc thu hút quần chúng tham gia sinh hoạt.
Hệ thống phương pháp giáo dục tại TTVH cũng mang tính tổng hợp. Các hoạt động văn hóa diễn ra và phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp và hình thức. Trong q trình đó TTVH phải ln thấy được mức độ cần và đủ trong việc khéo léo kết hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức sao cho phù hợp.
- TTVH tổ chức hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi. Thời gian rỗi là lượng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi lượng thời gian tất yếu dành cho lao động và lượng thời gian dành cho ngủ và nghỉ để phục hồi sức khỏe. Cịn nếu bàn về thời gian rỗi thì chỉ có thể tính trong phạm vi của thời gian tự do sau khi trừ đi hai lượng thời gian trên. Nhu cầu hoạt động trong thời gian rỗi sẽ tương ứng với quỹ thời gian rỗi mà mỗi cá nhân có. Muốn thành cơng, thực hiện được lý tưởng, để cho con người được tự do phát triển thì phải đảm bảo cho con người hai
điều kiện: Có thời gian tự do và phương tiện để phát triển tiềm lực. Vì vậy, TTVH cần có những biện pháp, cách thức, phương tiện, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người dân được đáp ứng và tham gia các hoạt động diễn ra tại TTVH trong khoảng thời gian rỗi đó.
Bản thân mỗi con người có những nhu cầu trong thời gian rỗi khác nhau. Đôi khi xuất hiện những nhu cầu mang tính chất tiêu cực gây những hậu quả nghiêm trọng “Nhàn cư vi bất thiện”. Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngồi những mặt tích cực cũng kéo theo vơ vàn những tiêu cực, những tệ nạn xã hội, mà xã hội không thể chấp nhận. Bởi vậy, các TTVH cần có những biệp pháp chuyên biệt đẩy lùi những hành động tiêu cực đó, góp phần xóa bỏ tệ nạn xã hội, hơn hết TTVH phải mang đến cho người dân những hoạt động thiết thực trong thời gian rỗi để họ có cơ hội được thể hiện và khẳng định chính mình, được giao lưu giải trí, học hỏi và khám phá. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, TTVH cần nghiên cứu,và đưa ra những loại hình hoạt động phù hợp với từng đối tượng.
- TTVH tổ chức hoạt động mang tính tự nguyện: Giáo dục và tự giáo dục có mối quan hệ biện chứng trong hoạt động của TTVH dựa theo sáng kiến và sự tự nguyện của nhân dân. Khác với hình thức giáo dục ở nhà trường là mang tính chất bắt buộc, đều đặn, thì hoạt động tại TTVH được diễn ra trong thời gian rỗi. Đó là thời gian tự do và việc họ tham gia các hoạt động của TTVH nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ. Khi các nhu cầu chính đáng của công chúng không được đáp ứng thì họ sẽ rời bỏ mọi hoạt động sinh hoạt của TTVH. Như vậy, cần dựa trên những nhu cầu, thị hiếu mà TTVH cần đưa ra những hình thức sinh hoạt phù hợp, sinh động, hấp dẫn thu hút được các thành viên tham gia các CLB, hoạt động của TTVH. Tính tự nguyện cịn được thể hiện thông qua viêc người dân được tự chủ, tham gia vào các quá trình xây dựng, các hoạt động tình nguyện, góp phần cho TTVH phát triển hơn. Xuất phát từ tính chất tự nguyện, bởi vậy các TTVH có sự thay đổi lớn về quy mơ, thành viên, mọi hoạt động, biện pháp quản lý cũng thay đổi. Chính bởi đặc tính này mà những người làm cán bộ tại các TTVH cần sự mềm dẻo. năng động đáp ứng đặc thù của công việc.
1.1.2.2. Nguyên tắc
Trong điều kiện môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa, hoạt động của TTVH phải được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định, nguyên tắc ấy quy định về nội dung, hình thức,
phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với mục tiêu, phương hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa của Đảng. Những nguyên tắc đó là:
- Tính tư tưởng của hoạt động TTVH
- Sự phát huy tính dân chủ trong hoạt động sáng tạo của cơng chúng - Ngun tắc tính thẩm mỹ trong hoạt động của TTVH.
Đến với hoạt động của TTVH công chúng được thu hút bởi cảnh quan, môi trường, cách ứng xử với các hình tượng nghệ thuật đẹp thơng qua các chương trình giao lưu văn nghệ, trị chơi,… Các chương trình sinh hoạt văn hóa cần lơi cuốn quần chúng, giúp họ cảm thụ được cái đẹp, cái thẩm mỹ, tác động vào ý thức của công chúng, gợi lên trong họ những hình mẫu lý tưởng về cái đẹp, cảm thụ được cái đẹp, cái cao thượng,… trong sinh hoạt văn hóa là một mục tiêu của giáo dục ý thức thẩm mỹ đối với cơng chúng. Nói đến giáo dục ở TTVH là nói đến tính định hướng nhằm đạt tới lý tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mỹ,… hướng mọi hành vi của con người thực hiện theo một hệ thống chuẩn mực của xã hội dân chủ, nhân đạo và tiến bộ.
Các hoạt động tại TTVH góp phần nâng cao sự hiểu biết, phát triển thị hiếu thẩm mỹ và năng lực của bản thân, giúp họ lựa chọn những hành vi ứng xử đúng đắn. Ngoài ra các hoạt động tại TTVH còn giúp khơi dây những khát vọng, phẩm chất cao quý và năng lực tinh thần, tính tích cực của cá nhân thơng qua hoạt động của các CLB, buổi chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật,… Như vậy, TTVH vừa là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật, vừa là mơi trường thuận lợi cho mọi người bộc lộ khả năng của mình. Tại các TTVH, khơng ít các tài năng nghệ thuật được phát hiện, bồi dưỡng. Sự giao lưu văn hóa nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần các cá nhân trở nên phong phú, giúp họ tự hoàn thiện mình, góp phần xây dựng đời sống theo hướng tích cực.
Trong điều kiện đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay, đặc biệt là sự đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, nền kinh tế thị trường thúc đẩy mỗi cá nhân vươn lên vì mục đích thiết thực của mình. Từ góc độ văn hóa, nền kinh tế thị trường có cả mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy TTVH với tư cách là đơn vị giáo dục ngồi nhà trường, nơi hội tụ cơng chúng, đặc biệt là đối với thanh niên, thì TTVH sẽ ngày càng có vai trị tích cực trong việc giáo dục và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Đổi mới nhận thức về văn hóa, cơng tác tại TTVH, và vai trị của hệ thống thiết chế này trong điều kiện hiện nay để tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng, và hiệu quả hoạt động góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.