Thọ từ nay đến năm 2020
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người đều tập trung chú trọng phát triển các hoạt động kinh tế, bận rộn theo guồng quay của Thương mại hóa, chú trọng đến các hoạt động kinh tế mà quên đi những phút giây thường thức, tham gia các hoạt động văn hóa. Đã có thời gian dài, trong giai đoạn đất nước quá độ lên Xã hội chủ nghĩa lĩnh vực văn hóa trong cả nước ta gần như khơng được chú trọng. Sự phát triển của kinh tế không song hành với văn hóa tạo ra trạng thái mất cân bằng xã hội, kéo theo những tệ nạn xã hội, băng hoại đạo đức. Những hiện tượng này trở thành vấn đề nhức nhối, làm hao mòn các giá trị truyền thống, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần của người dân. Nhận thấy thực trạng như vậy tại Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ban hành ngày 16/07/1998 đã đưa ra nhiệm vụ “Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số cơng trình văn hố trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hoá, nghệ thuật”. Tiếp nối Nghị quyết hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành ngày 09/06/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” . Dưới quan điểm của Đảng, nền văn hóa dân tộc được coi trọng và định hướng phát triển. Trong xu thế hội nhập thế giới một cách tồn diện, bản sắc văn hóa dân tộc chính là cốt lõi của sự khác biệt, làm cho đất nước hội nhập nhưng khơng hịa tan, tiếp thu các giá trị văn hóa tinh hoa của nhân loại nhưng vẫn bảo lưu và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Để thực hiện được mục tiêu đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâmlãnh đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hố cơ sở, trong đó có chú trọng xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá bởi trong đó bao chứa những nội dung cơ bản về nghiệp vụ quản lý các hoạt động của ngành văn hóa thông qua chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế vận hành của các thiết chế như: Thư viện, Bảo tàng, Nhà hát, Nhà văn hóa, TTVH,... Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “Tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá. Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hoá. Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng; đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hố, nhà thơng tin, câu lạc bộ sức khoẻ, sân bãi TDTT, khu vui chơi giải trí...”
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đưa ra nội dung: “Tiếp tục đưa văn
hóa - thơng tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hóa, tiến tới hồn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu vực dân cư”.
Mục tiêu đó của Đảng tiếp tục được nhấn mạnh trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số cơng trình văn hóa, nghệ thuật, TDTT hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước”
Hiện nay, tồn quốc có 72 thiết chế văn hố cấp tỉnh, có 542/698 quận, huyện có TTVH - Thơng tin, TTVH - Thể thao, có 4.823/11.100 xã, phường, thị trấn có TTVH - Thể thao, có 45.259/101.231 thơn, làng, ấp, bản, bn, khu phố có Nhà văn hố [30, tr.21].
Kế thừa Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ 5 năm tới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học”. Cụ thể Đại hội đã đưa ra nhiệm vụ mới trong nhiệm kỳ này: “Phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa”. Đây là nhiệm vụ mới, liên quan đến tư duy của Đảng về phát triển văn hóa phù hợp với tiêu chí của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về các biện pháp thực hiện, Nghị quyết chỉ rõ: “Khuyến khích đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ văn hóa; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển; hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng thị trường dịch vụ, sản phẩm văn hóa; nâng cao ý thức thực thi quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan”.
Bên cạnh các Công văn, Nghị định của Đảng, Nhà nước cũng ban hành nhiều Thông tư, Chỉ thị nhằm tăng cường hoạt động tại các TTVH. Từ những năm đầu, trước khi cải cách đổi mới, Chính phủ nước ta đã quan tâm đến các hoạt động văn hóa quần chúng, điều này được minh chứng qua Chỉ thị về cơng tác văn hóa quần chúng ban hành ngày 09/04/1962 do Thủ Tướng Chính Phủ ký với nội dung “Cần đầy mạnh và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động văn hóa quần chúng ở các đơn vị sản xuất, dần dần quy tụ các hoạt động văn hóa quần chúng vào câu lạc bộ và thư viện làm trung tâm hoạt động, lấy hợp tác xã thôn làm cơ sở xây dựng câu lạc bộ và thư viện là chính”
Nhận thấy văn hóa và các hoạt động của nó là vơ cùng quan trọng, gắn liền với các hoạt động, tạo đà phát triển cho kinh tế - xã hội. Trước mọi thay đổi của tình hình trong nước, Đảng và Chính phủ ln đưa ra những hướng dẫn cụ thể, kịp thời để các cơ quan cấp cơ sở thực hiện.
Không thể không nhắc đến “Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/10/2005 có trình bày rõ về quan điểm xây dựng “Hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin cơ sở là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa thơng tin của cả nước, là công cụ tuyên truyền, vận động sắc bén, sâu rộng tại cơ sở của Đảng, Nhà nước, đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam” đây có thể coi là một căn cứ tiên quyết cho việc thành lập, tách các TTVH tại các cơ sở.
Trong Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010 có nội dung “Phát triển TDTT là yếu tố
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành TDTT giữ vai trò nịng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước.”
Hay trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2020” đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới cơ chế vầ nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh” [16, tr.44-45]. Với chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa và phát triển thị trường văn hóa lành mạnh của Đảng đề ra có tác dụng định hướng cho tồn bộ sự nghiệp văn hóa, trong đó có hệ thống thiết chế các TTVH. Trước những cơ hội, cũng như đòi hỏi của xã hội hiện đại, đặt ra vấn đề đối với TTVH huyện Đoan Hùng phải đưa ra được những giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa của huyện Đoan Hùng đáp ứng đươc nhu cầu đang trong đà phát triển của xã hội.
Trong nhiều năm qua Bộ VHTT&DL đã ban hành nhiều quyết định, quy chế hướng dẫn nhằm quy định và cụ thể hóa các hoạt động của TTVH các cấp.Trong Chỉ thị về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực VHTT&DL do Bộ VHTT&DL ban hàng ngày 08/04/2008 nêu rõ nội dung sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, các cơ chế, chính sách của Nhà nước về xã hội hoá, làm cho mọi người, đặc biệt là cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về cơng tác xã hội hố trong các lĩnh vực: văn hoá, thể thao và du lịch, kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong cơng tác xã hội hố, đồng thời rút kinh nghiệm và nhân rộng các mơ hình tiêu biểu, tiên tiến.
. Ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, thể thao và du lịch cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các loại hình nghệ thuật, thể thao dân tộc tiêu biểu; làng nghề truyền thống; công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hố- lịch sử, giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc; các cơ sở đào tạo văn hoá, nghệ thuật, thể thao, du lịch; bảo tàng, thư viện, đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động. Đồng thời, có chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư phát triển các loại hình và các đối tượng này.
Chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng sáng tác văn học, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật, đi đôi với việc khuyến khích các đơn vị, cơ sở hoạt động và sản xuất sản phẩm về văn hố, nghệ thuật ngồi cơng lập: các hãng phim và các đoàn nghệ thuật tư nhân nhằm tạo ra nhiều tác phẩm, sản phẩm văn hố, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, phục vụ nhân dân và công cuộc đổi mới.
Có giải pháp thu hút được nhiều nguồn lực từ nhân dân, các cơ sở ngồi cơng lập, các thành phần kinh tế tham gia và đóng góp xây dựng đời sống văn hố, thể thao ở cơ sở.
Xây dựng cơ chế quản lý trong điều kiện xã hội hố, có chính sách phù hợp với tình hình phát triển xã hội hố, nhất là chính sách về thuế, đất đai, vốn tín dụng; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở cơng lập, ngồi cơng lập; củng cố các cơ sở công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch; tiếp tục thực hiện việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở công lập và cải cách thủ tục hành chính; có cơ chế miễn thuế cho người nghèo v.v...
Không chỉ chú trọng công tác phát triển các hoạt động của TTVH, Bộ VHTT&DL đã ban hành các Thông tư, Chỉ thị quy định, hướng dẫn về tổ chức của TTVH. Ví dụ: Trong Thơng tư số 12/2010/TT- BVHTTDL (22/12/2010) của Bộ VHTT&DL nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động của TTVH như sau:
Hoạt động tuyên truyền cổ động: Tổ chức các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền bằng văn nghệ cổ động tại trung tâm và lưu động ở các khu dân cư trên địa bàn, phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương;
Hoạt động văn nghệ quần chúng: Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; các tổ, đội văn nghệ; bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào; tổ chức biểu diễn văn nghệ, các cuộc liên hoan, giao lưu hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm; tổ chức đón các đồn văn cơng chun nghiệp về biểu diễn tại địa phương; khai thác, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, các diễn xướng dân gian… truyền thống ở địa phương;
Hoạt động TDTT: Xây dựng và phát triển phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, tăng số lượng người, gia đình tập luyện TDTT thường xuyên; khai
thác, bảo tồn và phát triển các mơn thể thao dân tộc, các trị chơi dân gian ở địa phương, đưa vào hoạt động của các lễ hội truyền thống, ngày Hội văn hoá thể thao ở các cấp; tổ chức các giải và đại hội thể dục thể thao định kỳ;
Hoạt động CLB: Xây dựng và phát triển các loại hình CLB sở thích, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, TDTT thường xuyên;
Hoạt động triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Giúp Ban chỉ đạo phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào trên địa bàn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng “Gia đình văn hố”, “Khu dân cư tiên tiến”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Các hoạt động văn hóa - thể thao khác: Tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hóa- thể thao; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa- thể thao, điểm hoạt động thể dục thể thao ở các làng (thôn, bản, ấp…); xây dựng thư viện, tủ sách, phong trào đọc và làm theo sách báo; tham gia các hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao… do ngành VHTT&DL cấp trên tổ chức; phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Cùng với chủ trương của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước qua việc ban hành các quy định, hướng dẫn trong tổ chức và hoạt động, các chính sách khuyến khích phát triển đã tạo điều kiện cho các TTVH có bước tiến triến, đóng góp tích cực cho xã hội, tạo nên màu sắc, khơng khí mới cho đất nước. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp bộ, ngành, UBND tỉnh Phú Thọ cũng rất quan tâm đến TTVH của các huyện.
Tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng dựa trên các Công văn, Nghị định, Thông thư… tiến hành cụ thể hóa, hướng dẫn cơ quan cấp dưới thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp thực tế lễ hội tại địa phương mình.
Ngày 20/04/2009 tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 179/2009/NQ- HĐND về quy hoạc phát triển Văn hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2020: Trong mục tiêu về phát triển đời