Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Trung tâm còn nhiều tồn tại, hạn chế:
Do khó khăn chung của cả tỉnh, chủ trương chính sách chung từ Trung ương, tỉnh cắt giảm đầu tư công, huyện Đoan Hùng không huy động được nguồn xã hội hóa từ địa phương, do vậy việc đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các cơng trình hạn chế vì vậy việc nâng cấp cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn.
Là huyện cịn nghèo, đời sống nhân dân chưa cao do vậy việc khai thác các dịch vụ của trung tâm chưa đạt hiệu quả như: Cho thuê bãi đỗ xe, Cho thuê tổ chức sự kiện....
Mới thành lập, còn thiếu kinh nghiệm, cán bộ chuyên môn; các thiết chế của TTVH được đầu tư chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, nhất là đối với các hoạt động văn hóa tại chỗ như CLB yoga, CLB văn thể,…; một số phòng chức năng như: phòng đọc sách, phòng internet,...chưa phát huy hiệu quả; Trung tâm chưa tổ chức được các lớp đào tạo, hướng dẫn do thiếu giảng viên trong đào tạo các lớp học tập cộng đồng; việc lập dự tốn, triển khai sử dụng kinh phí cịn nhiều lúng túng nhất là kinh phí phục vụ cho hoạt động học tập cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa thực sự trách nhiệm, đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số đồng chí có trình độ chun mơn chưa theo kịp u cầu, chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ còn thiếu và yếu. Chưa khai thác được hết khả năng
của bản thân, đưa ra những ý tưởng hay, sáng kiến mới cải tiến quy trình, chất lượng các hoạt động.
Đội ngũ cán bộ trình độ chun mơn cịn yếu. Chương trình tập huấn ngắn hạn nên chưa mang lại hiệu quả, số lượng cán bộ trong các tổ chuyên môn cịn mỏng, khó có thể kiểm sốt được mọi hoạt động. Nguồn nhân lực trẻ chưa phát huy được hết vai trị của mình trong cơng tác VHVN, kéo theo hiệu quả hoạt động các CLB không cao.
Công tác tuyên truyền, giáo dục tổ chức trước những sự kiện đối với người dân địa phương về nội dung lẫn hình thức cịn đơn giản, thiếu sâu sắc, cụ thể, do đó người dân khó có thể nắm bắt được các sự kiện, hay nắm rõ được nội dung các chiến dịch, chương trình.
Các hoạt động của TTVH huyện Đoan Hùng thường được tổ chức mang tính chất định kỳ, chủ yếu tập trung các ngày lễ, tết hoặc phụ thuộc sự chỉ đạo của cấp trên.
Trung tâm đã có kế hoạch làm việc, tuy nhiên kế hoạch thường theo năm, chưa có kế hoạch cho từng tháng từng quý, chia nhỏ mục tiêu để thực hiện.
Về cơng tác thanh, kiểm tra có thể nhận thấy, do Trung tâm chịu sự quản lý của UBND huyện Đoan Hùng, nên công tác kiểm tra về chuyên môn, chuyên ngành chưa thực sự thường xuyên, cịn bng lỏng các hoạt động, dẫn đến những sai phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Bản thân TTVH huyện Đoan Hùng là một đơn vị sự nghiệp có thu, chính bởi vậy, Trung tâm khơng có chức năng thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm, vì vậy trong quá trình thực hiện cần phát hiện ngay những sai phạm và phối hợp xử lý triệt để.
Các hoạt động của TTVH là khơng thể thiếu, nó là điều kiện tiên quyết cho việc tồn tại của Trung tâm. Bởi vậy, nâng cao hiệu lực của các hoạt động vẫn cịn là một bài tốn cần giải trong chiến lược phát triển của Trung tâm nói riêng và huyện Đoan Hùng nói chung.
Tiểu kết
Trong chương này, luận văn giới thiệu thực tiễn công tác quản lý và mặt hành chính và các hoạt động đang diễn ra tại Trung tâm, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp nhiều đối tượng bao gồm cán bộ chuyên trách và người dân địa phương. Kết hợp quan sát, tìm hiểu thực tế, tác giả đưa ra những nhận xét về ưu điểm, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế, khó khăn của TTVH huyện Đoan Hùng cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRUNG TÂM VĂN HÓA, THỂ DỤC, DU LỊCH HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ