Xây dựng lại lực lượng bán hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN HĐ LAND, QUẬN TÂN BÌNH, TP.HCM (Trang 83 - 88)

- Đô ̣tin cây của dữ liệu:

6. cầu Lời thi

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty HĐ Land.

3.2.3. Xây dựng lại lực lượng bán hàng

3.2.3.1. Lý do giải pháp

Để có được một lực lượng bán hàng có chất lượng, ta phải xác đinh nhu cầu cần thiết với đội ngũ đó. Một đội ngũ nhân viên có trình độ thì họ cần phải có khả năng thu nhận thông tin về sản phẩm, hiểu biết những kiến thức liên quan về sản phẩm cũng như phải có một mức độ hiểu biết nhất đinh về đối thủ cạnh tranh. Sau đó ta tiến hành đào tạo, gắn họ với các công việc cụ thể hàng ngày để họ nắm được nội dung và yêu cầu của công việc, từ đó có thể tìm nhiều phương thức để làm tốt chúng. Đặc biệt, nhân viên bán hàng cần có một khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý KH tốt, để từ đó có thể phát triển nhu cầu hiện tại và tương lai của KH.

Hiện nay tại cơng ty tình trạng nhân viên bán hàng xin nghỉ việc vào các quý I trong năm khá cao, các tháng sau tết doanh số ln thấp, vì lượng KH ít có nhu cầu vào thời điểm này, nhân viên dễ nản. Khi đó cơng ty phải tuyển dụng gấp một lượng

lớn các nhân viên kinh doanh mới, do đó mà một vài tiêu chí cần có ở nhân viên dễ bi bỏ qua. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo cũng phải ln song hành với tuyển dụng. Vì vậy xây dựng một một lực lượng bán hàng có chất lượng, có trình độ, nhưng cũng cần phải có những tính cách phù hợp với nghề bán hàng. Do đó việc sắp xếp, tổ chức lại lượng bán hàng ngay từ bây giờ là hết sức cần thiết, trước mắt cần làm tốt các giải pháp về tiêu chí tuyển dụng và huấn luyện nhân viên.

3.2.3.2. Căn cứ giải pháp

Căn cứ vào đặc điểm của thi trường mục tiêu và vi trí mong muốn của doanh nghiệp trên thi trường đó mà xác đinh mục tiêu của lực lượng bán hàng. Có thể nói phương thức bán hàng trực tiếp cho KH là một công cụ tiếp xúc và giao tiếp đắt tiền nhất mà một doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy nhiên, bán hàng trực tiếp có thể là một cơng cụ có hiệu quả cao trong những giai đoạn nhất đinh của quá trình mua hàng, như giai đoạn huấn luyện người mua, thương lượng và hoàn tất giao dich kinh doanh.

Các đại diện bán hàng thực hiện một trong các nhiệm vụ sau đây: 1. Thăm dị, tức là tìm kiếm và gây dựng quan hệ để có những KH mới. 2. Cung cấp thông tin cho KH về các sản phẩm và dich vụ.

3. Bán hàng, là tiếp xúc, giới thiệu, giải đáp thắc mắc, hoàn tất vụ giao dich. 4. Thực hiện dich vụ cho KH như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, thỏa thuận về việc tài

trợ, đảm bảo giao hàng nhanh chóng. 5. Thu thập thơng tin về KH.

6. Phân bổ sản phẩm cho KH trong những lúc khan hiếm.

Các doanh nghiệp thường đưa ra những mục tiêu khác nhau cho lực lượng bán hàng của mình. Các mục tiêu phải thật cụ thể, như dành 80% thời gian cho những KH hiện có và 20% cho những KH tiềm năng, 70% cho những sản phẩm đã ổn đinh và 30% cho những sản phẩm mới. Ngày nay các doanh nghiệp chủ trương phát triển hệ thống marketing đinh hướng theo thi trường, vì thế các lực lượng bán hàng cần tập trung vào thi trường và hướng đến KH nhiều hơn. Quan điểm truyền thống cho rằng công việc của nhân viên bán hàng phải bán được thật nhiều hàng, còn bộ phận marketing chiu trách nhiệm về chiến lược marketing và khả năng sinh lời. Quan điểm hiện đại thì cho rằng nhân viên bán hàng cần phải biết phân tích số

liệu tiêu thụ, ước lượng tiềm năng của thi trường, thu thập thông tin, xây dựng các chiến lược và chương

trình marketing.

3.2.3.3. Nội dung giải pháp

Xây dựng tiêu chí tuyển dụng phù hợp:

Sự cân bằng: Số lần chuyển chỗ làm, việc thay đổi chỗ ở hay nơi học hành, sự quan tâm và sở thích được duy trì bao lâu, sự dễ thích nghi và hịa nhập về văn hóa xã hội.

Sự cần cù: Sự tiến bộ đều đặn trong công việc và mức lương, làm việc theo lề thói có sẵn hay thích sự sáng tạo, sự chăm chút trong công việc và sự chuyên cần.

Động cơ: Người ứng viên có động cơ kiếm tiền, thăng tiến như thế nào, quan niệm về nghề bán hàng, động cơ thay đổi nơi làm việc hay vi trí cơng việc.

Tính kiên trì: Cách thức vượt thử thách trong cơng việc và cuộc sống, việc duy trì cơng tác và học tập như thế nào, khả năng chiu đựng và giải quyết khó khăn.

Khả năng hịa nhập: Ứng viên có từng tham gia những hoạt động mang tính tập thể hay xã hội hay không, sự thân thiết với đồng nghiệp cũ, sự thành cơng trong giao tiếp, quan hệ gia đình – bạn bè...

Ngồi ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, chuyên môn dành cho nhân viên cũng phải rõ ràng, phù hợp với thực tế công việc, tránh tuyển dụng tràn lan, làm mất thời gian, tốn nhiều chi phí, và mất cơng sức phải đào tạo lại.

Huấn luyện nhân viên:

Đối với lực lượng bán hàng hiện tại: Cần huấn luyện khi có những vấn đề sau:

1. Nhân viên phải nắm bắt kip thời những chính sách mới, luật ban hành của Nhà nước để tư vấn cho KH.

2. Các đối thủ có phương pháp kinh doanh mới đòi hỏi phải huấn luyện kỹ năng ứng phó.

3. Các nhân viên làm được một thời gian có khả năng trì trệ và hình thành những thói quen khơng tốt.

4. Sự cạnh tranh gay gắt về thi trường, sản phẩm và KH. 5. Các kỹ thuật mới giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

6. Cơng ty có chính sách hoặc sản phẩm mới địi hỏi nhân viên phải nắm bắt kip thời.

Tăng cường kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh, về công ty và sản phẩm, giúp nhân viên hội nhập và phát triển khả năng trong mơi trường mới. Ví dụ:

Nhân viên mới sẽ do nhà quản tri bán hàng hay người huấn luyện thực tế chiu trách nhiệm huấn luyện và quản lý. Sau một khoảng thời gian ngắn, những người vừa mới được tuyển dụng và huấn luyện này sẽ trực tiếp giao dich với KH, trưởng phịng sẽ giám sát q trình này.

Cho nhân viên mới thực tập làm việc trong khoảng thời gian ngắn có sự giám sát và huấn luyện của người phụ trách trực tiếp, sau khi được đánh giá về năng lực và thái độ, nếu đạt người nhân viên mới này sẽ được gửi đi đào tạo theo chương trình được thiết kế theo tiêu chuẩn và thời gian phù hợp.

Thực tế nếu nhân viên Công ty HĐLand được tuyển chọn và đào tạo như theo quy trình trên, thì cơng ty sẽ có một nguồn lực chất lượng, giỏi chun mơn, nghiệp vụ, lực lượng bán hàng của công ty cũng sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện các mục tiêu mà cấp trên đề ra.

3.2.3.4. Dự kiến các kết quả thu được từ giải pháp xây dựng lại lực lượng bán hàng

Giải pháp này nhằm tạo ra một lực lượng bán hàng có chất lượng, có trình độ, hiểu biết về sản phẩm, có kỹ năng phù hợp, công ty tuyển được đúng người, tránh việc tuyển dụng tràn lan, tuyển những nhân viên khơng thích hợp với cơng việc, không đủ tố chất phù hợp cho công việc.

Với lực lượng bán hàng hiện tại, sẽ luôn được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhập các kỹ năng, hiểu biết thêm về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, điều này giúp cho nhân viên có bước phát triển cao hơn trong nghề nghiệp, cơng ty cũng có được nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn bó lâu dài với cơng ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN HĐ LAND, QUẬN TÂN BÌNH, TP.HCM (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w