- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nói trên trong quản lý Nhà nước về khai thác thủy sản còn một số hạn chế như sau:
Về quy hoạch tuy có định hướng nhưng chưa có báo cáo nghiên cứu trữ lượng cụ thể, việc phân ranh giới giữa các tỉnh lân cận chưa xong nên hạn chế nhất định trong việc phân vùng khai thác.
Về tuyên truyền: các hình thức tun truyền tuy có triển khai nhưng thơng tin trực tiếp đến ngư dân cịn ít, các chính sách ngư dân được hỗ trợ còn chậm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ngư dân.
Về đội ngũ cán bộ quản lý khai thác thủy sản ở cấp tỉnh mà cụ thể là Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thiếu về số lượng so với nhu cầu công việc và sự phát triển của tàu thuyền hiện nay. Công tác kiểm tra khai thác thủy sản trên biển còn nhiều hạn chế dễ dẫn đến khai thác sai tuyến, khai thác không bền vững.
Về quản lý tàu cá khi đi ra khỏi cửa biển khơng kiểm tra, giám sát được vì vậy khi tàu cá gặp sự cố khó cứu hộ, cứu nạn. Trong điều kiện thời tiết bão lũ thì việc điều hành chỉ đạo phịng tránh lũ bão gặp nhiều khó khăn bất cập. Đặc biệt thời gian gần đây tàu cá ở Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài bắt giữ trái phép chưa có biện pháp ngăn chặn, giúp đỡ hữu hiệu.
Về quản lý các mơ hình khai thác thủy sản hiệu quả từ phía ngư dân: hiện nay các mơ hình khai thác như tổ đội đồn kết sản xuất trên biển rất hiệu quả đã giúp cho ngư dân tăng thu nhập do tiết kiệm được chi phí, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước chưa tổng kết, đánh giá được để tuyên truyền nhân rộng phát triển mơ hình này.
Những hỗ trợ về tổ chức quản lý sản xuất trong tồn ngành cịn chưa đủ mạnh để khắc phục tính tự phát trong khai thác thủy sản. Công tác hỗ trợ chưa đẩy nhanh nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ, công tác tư vấn đầu tư, chỉ đạo thi cơng, giám sát các cơng trình kết cấu hạ tầng nghề cá chưa đạt yêu cầu.
Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thủy sản từ tỉnh đến cơ sở (nhất là cấp huyện và cấp xã) còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế thủy sản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.
Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền về pháp luật, các quy định cho ngư dân chưa thường xuyên, mức độ tun truyền cịn ít. Các văn bản pháp luật, các Nghị định của Nhà nước chưa được ngư dân nắm bắt hết, từ đó dẫn đến ngư dân chưa thực hiện đầy đủ theo quy định.
Về quy hoạch, kế hoạch trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu ban đầu, chưa lường thấy hết được những diễn biến phức tạp có thể xảy ra như thời tiết, dịch bệnh, thị trường xuất khẩu thủy sản biến động, khả năng vốn ngân sách đầu tư hạn chế,… cho nên một số chỉ tiêu hồn thành như cơng trình kết cấu hạ tầng cảng bến,... đề ra trong Nghị quyết chưa đạt được.
Năng lực, tổ chức thực của một bộ phận cán bộ, công chức ở các cơ quan có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về kinh tế thủy sản từ tỉnh đến các địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nói chung cũng như yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. Lực lượng lao động biển đa phần
là chưa qua đào tạo bồi dưỡng, ràng buộc giữa chủ tàu và người lao động hầu như khơng có (khơng có hợp đồng lao động).
Chưa có cơ quan thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trước đây thanh tra chuyên ngành về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ năm 2007 thực hiện Nghị định 107 của Chính phủ quy định thanh tra trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do sở khơng có phương tiện nên cơng tác thực thi pháp luật trên biển gần như khơng có.
Về quản lý tàu cá: Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chưa có quy hoạch phát triển tàu cá thống nhất trên cả nước cho nên các địa phương chưa xây dựng được quy hoạch phát triển tàu cá. Phát triển tàu cá vượt quá khả năng khai thác thủy sản. Khi tàu ra khỏi cửa biển cơ quan quản lý nhà nước không giám sát được phương tiện chỉ dựa vào máy thông tin liên lạc tầm xa sóng HF. Nhược điểm khi thuyền trưởng khơng gọi vào máy chủ thì khơng biết được tàu đang ở vị trí nào.
Về quản lý khai thác: Tỉnh Quảng Ngãi chưa có điều kiện khảo sát đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản là bao nhiêu, chưa có đề xuất khoa học để quản lý số lượng khai thác, đối tượng khai thác chưa quản lý thống kê nên việc khai thác chưa hợp lý.
Kết cấu hạ tầng ngành thủy sản chưa phát triển đồng bộ. Hệ thống cảng bến, vũng neo đậu, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đều là những cơng trình kỹ thuật đặc thù khá phức tạp; địi hỏi nhiều vốn đầu tư, trong khi địa phương chưa có kinh nghiệm trong thiết kế, xây dựng và hạn chế về vốn, do đó khi tiến hành gặp rất nhiều khó khăn.
Các lĩnh vực sản xuất khai thác trên biển chịu nhiều tác động của thời tiết, mùa vụ, thiên tai khó lường. Tình hình tranh chấp Biển Đơng hiện nay diễn ra phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc khai thác thủy sản.
Chương 3