- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
3.1.1. Dự báo bối cảnh mới tác động tới khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngã
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚIKHAI THÁC THỦY SẢN Ở QUẢNG NGÃI KHAI THÁC THỦY SẢN Ở QUẢNG NGÃI
3.1.1. Dự báo bối cảnh mới tác động tới khai thác thủy sản ở tỉnhQuảng Ngãi Quảng Ngãi
Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên tồn cầu khơng ngừng tăng và dự báo trong thời gian tới tăng với tốc độ tăng bình quân năm 4,3%.Theo đánh giá của FAO, sản lượng thủy sản thế giới sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn thủy sản từ nuôi trồng do sản lượng khai thác đã vượt ngưỡng giới hạn. Dự báo đến năm 2020, cung cấp khoảng 163 triệu tấn, bao gồm khai thác 93 triệu tấn và nuôi trồng thủy sản là 70 tấn. Riêng năm 2020, các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng sản lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và chiếm 79% tổng sản lượng thủy sản thế giới [35, tr.51].
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới
TT Danh mục Năm 2000(FAO) Năm 2000(FAO) (SOFA, 2002)Năm 2010 (SOFA, 2002)Năm 2020
1 Tổng sản lượng 131,1 140,5 145 163
1.1 Từ khai thác 95,6 95 92 93
Khai thác biển 86,8 85,8 86 87
Khai thác nội địa 8,8 9,2 6 6
1.2 Từ nuôi trồng 35,5 45,5 53 79
2 Cơ cấu sản lượng 100 100 100 100
Từ nuôi trồng 27% 32% 37% 57%
Từ khai thác 73% 68% 63% 43%
Nguồn: FAO (2008).
Hiện nay nước ta là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO do đó mơi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Các rào cản thương mại
quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Lĩnh vực khai thác thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc đang có ý định bành trướng Biển Đơng. Trung Quốc đang thực hiện yêu sách về “đường lưỡi bò" bắt đầu là một bản đồ của tư nhân, sau đó được Cộng hòa Trung Hoa xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên Biển Đông.
Công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã được ngành thủy sản chú trọng đầu tư. Nhiều dự án nghiên cứu khoa học công nghệ đã được triển khai nghiên cứu và áp dụng, các dự án tập trung nghiên cứu các vấn đề an toàn thực phẩm, điều tra nguồn lợi thủy sản, các mơ hình khai thác thủy sản…
Giai đoạn 2011 - 2020 chú trọng điều tra nguồn lợi thủy sản vùng biển xa bờ, nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ khai thác thủy sản có chọn lọc, ứng dụng cơng nghệ cao trong dị tìm các đàn cá, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ cạn kiệt, tình trạng trái đất nóng dần lên do biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến đa dạng sinh học của vùng biển nước ta nói chung và vùng biển tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Các nghiên cứu về môi trường của các vùng nguồn lợi thủy sản tập trung đã được đầu tư nghiên cứu, tiến hành thực hiện khu bảo tồn biển và một số mơ hình quản lý nguồn lợi thủy sản dựa trên cơ sở cộng đồng.
Ngư trường khai thác thủy sản của ngư dân Quảng Ngãi tập trung chủ yếu ở vùng biển Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc chính thức có hiệu lực ngày 30/6/2006, trong những năm tới việc đẩy mạnh hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề khai thác xa bờ của tỉnh Quảng Ngãi [35, tr.56-57].