Định hướng khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 71)

- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:

3.1.2. Định hướng khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngã

Trong những năm tới, phát triển khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh cần thực hiện theo những định hướng như sau:

Thứ nhất, tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, phát triển khai thác thủy

sản xa bờ một cách hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ; phát triển khai thác thủy sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển; giải quyết việc làm lao động nơng thơn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững.

Thứ hai, phát triển lực lượng tàu thuyền với định hướng đầu tư, đóng

mới, cải hốn tàu cá nhằm nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, hạn chế việc khai thác ven bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi ngành nghề, đầu tư sắm mới ngư lưới cụ tiên tiến để khai thác xa bờ đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, phấn đấu đến năm 2020, đưa ra Quảng Ngãi trở thành một

trong các tỉnh mạnh về biển, làm giàu từ biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảo; đến năm 2015 sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 100.000 tấn/năm, xây dựng và phát triển một bước quan trọng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vùng ven biển và hải đảo như bến cá, bến cảng, khu neo trú tàu thuyền…[2, tr.48].

Thứ tư, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, tạo

bước phát triển mạnh kinh tế biển. Chú trọng khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản và phát triển các khu du lịch biển. Hình thành hành lanh kinh tế ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản, xây dựng cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các vũng neo đậu tàu thuyền ở những nơi có điều kiện, nâng cấp các cơ sở chế biến, tăng năng lực khai thác, đánh bắt hải sản. Xây dựng trung tâm cảnh báo cứu hộ thiên tai.

Thứ năm, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển, đảo; chú trọng

các loại hình dịch vụ có chất lượng cao. Xây dựng huyện Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ nghề cá gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam [2, tr.33].

Thứ sáu, phát triển khai thác thủy sản một cách hiệu quả đi đôi với bảo

vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên cơ sở hợp lý hóa đội tàu khai thác, tăng cường năng lực đội tàu khai thác xa bờ đảm bảo đủ điều kiện khai thác các ngư trường xa bờ, tham gia khai thác các vùng đánh cá chung trong hiệp định nghề cá giữa Việt Nam với các nước (Trung Quốc, các nước Đơng Nam Á,...). Duy trì sản lượng khai thác nhằm đạt tới một sự phát triển bền vững đồng thời sắp xếp lại ngành khai thác thủy sản theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế đội tàu, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ. Nghiên cứu, đánh giá trữ lượng hải sản vùng biển thuộc tỉnh làm cơ sở quy hoạch chi tiết phát triển nghề khai thác của tỉnh và xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản [35, tr.58].

Trên cơ sở mục tiêu sản lượng khai thác thủy sản toàn quốc, quy hoạch vùng, nguồn lợi hải sản tại vùng biển Quảng Ngãi, nguồn lợi hải sản tại các vùng biển ngư dân Quảng Ngãi thường di chuyển ngư trường khai thác, năng lực tàu thuyền và nghề nghiệp thực tế cũng như khả năng phát triển đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác của tỉnh có thể xác định những chỉ tiêu cụ thể ngành khai thác thủy sản cần đạt được gồm các chỉ tiêu được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2: Chỉ tiêu sản lượng và tàu thuyền khai thác thủy sản tỉnh

giai đoạn đến năm 2015 và năm 2020

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w