Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 84)

- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:

1 Bình Sơn 9.000 20.000 2Sơn Tịnh6.0006

3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng khai thác thủy sản

dụng các trang thiết bị phù hợp, tuyệt đối khơng sử dụng thuốc nổ, mìn tự tạo và các nguyên vật liệu bị cấm sử dụng trong quá trình khai thác thủy hải sản.

3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng khai thácthủy sản thủy sản

Nhằm hạn chế tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức dẫn đến cạn kiệt một số loại thủy sản, hạn chế phát triển thủy sản một cách tự phát ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cần phải tiếp tục hồn thiện cơng tác quy hoạch khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Để hoàn thiện quy hoạch cần phải tiến hành, điều tra đánh giá lại nguồn lợi thủy sản vùng biển thuộc tỉnh để làm căn cứ sắp xếp lại nghề cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản của từng vùng.

Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, tập trung tại các cảng cá, đầu tư xây dựng chợ cá, vũng neo đậu tàu thuyền, nạo vét thông luồng để tàu thuyền ra vào dễ dàng. Chú trọng nâng cấp các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền trên địa bàn.

Điều tra quy hoạch xây dựng ban hành cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển tàu có cơng suất lớn khai thác xa bờ.

Thực hiện quy hoạch thủy sản theo vùng sinh thái theo các nội dung sau: Đối với vùng biển: khai thác của tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung đánh bắt ở ngư trường vùng biển xa bờ, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý đội tàu để tích cực tham gia khai thác trong vùng đánh cá chung theo Hiệp định nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, vươn ra khai thác tại các vùng Biển Đông, hợp tác với các nước trong khu vực như: Indonesia, Phillipin, Malaysia. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề tại các

vùng trọng điểm nghề cá ở các cửa biển Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Mỹ Á, Sa Cần, Cổ Lũy và đảo Lý Sơn.

Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức, khai thác thủy sản ven bờ cần từng bước giảm cường lực đánh bắt bằng cách giảm số lượng tàu đánh bắt ven bờ, đặc biệt giảm dần đi tới cấm hồn tồn các nghề đánh bắt có tính xâm hại đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Vì vậy hoạt động chiến lược cơ bản cho vùng này là tổ chức quản lý và bảo vệ các nguồn lợi ven bờ thông qua phương thức đồng quản lý, giao mặt nước ven bờ cho các cộng đồng ngư dân quản lý q trình phát triển, ni trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đối với vùng ven biển: Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ về cảng cá, bến cá và cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá tại các cửa sông: Sa Kỳ, Sa Cần, Cỗ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh,…

Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản theo vùng lãnh thổ: Đối với huyện Bình Sơn: Đẩy mạnh phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ tại các xã Bình Chánh, Bình Châu, Bình Thạnh với các loại tàu thuyền công suất trên 90 cv, với các nghề đánh bắt chủ lực truyền thống như: câu mực xà, câu khơi,…Đối với nhóm tàu dưới 90 cv cần tập trung đầu tư phát triển nghề câu, rê, vây. Hạn chế dần nghề lặn bắt hải sản mang tính nguy hiểm cao. Phát huy năng lực của đội tàu từ 20 - 50cv tập trung khai thác ở vùng biển ven bờ với loại nghề mang tính chọn lọc cao như nghề câu, rê. Đầu tư cảng cá sông Trà Bồng tại khu vực xã Bình Đơng một cách đồng bộ với cơng suất khoảng 100 lượt tàu công suất 400cv.

Đối với huyện Sơn Tịnh: phát triển nghề khai thác thủy sản tập trung tại các xã Tịnh Kỳ, Tịnh Khê với các loại tàu từ 50cv - 400cv với các nghề chủ lực như: vây, pha xúc cá cơm, nghề rê. Đầu tư xây dựng cảng cá Sa Kỳ với công suất khoảng 120 lượt tàu cá công suất 500cv/ngày, sản lượng bốc dỡ thủy sản khoảng 12.000 tấn/năm; đồng thời xây dựng trung tâm dịch vụ hậu

cần nghề cá bao gồm: hệ thống bốc dỡ sản phẩm, kho chứa bảo quản thủy sản, chợ cá đầu mối trên cảng. Đầu tư cải tạo và nạo vét sơng Kinh Giang để hình thành khu neo đậu tàu cá và cải thiện môi trường khu vực.

Đối với huyện Tư Nghĩa: Tư Nghĩa là huyện có lực lượng tàu thuyền tương đối mạnh, trong giai đoạn tới cần ổn định loại tàu cá công suất 150cv trở lên với các nghề chủ lực như lưới kéo, lưới rê, lưới vây tại các xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, giảm dần khối tàu công suất dưới 90cv trong giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng cảng cá kết hợp với khu neo đậu tránh bão Cỗ Lũy với công suất 100 lượt tàu cá công suất 500cv/ngày, lượng hàng thủy sản qua cảng 12.000 tấn/năm, sức chứa cho neo đậu trú bão khoảng 800 tàu cá có cơng suất tới 500cv. Đồng bộ hóa hệ thống bến đậu tàu, nơi bốc dỡ sản phẩm, chợ cá và các dịch vụ hậu cần khác. Tập trung phát triển các cơ sở đóng sửa tàu thuyền tại xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, đảm bảo phục vụ việc đóng mới tàu thuyền trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.

Đối với huyện Mộ Đức: Đây là huyện khơng có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thủy sản, do đó lực lượng tàu thuyền khai thác thủy sản ít nhất trong các huyện ven biển, số lượng tàu thuyền nhỏ chiếm đa số và chỉ hoạt động ở các vùng biển gần bờ. Trong giai đoạn tới ổn định số lượng tàu thuyền khai thác trong vùng biển của tỉnh với các loại nghề mang tính chọn lọc như lưới rê, câu, lồng, bẫy,… Cần nâng cấp bến cá kết hợp với xây dựng khu neo đậu trú bão Đức Lợi với công suât bến khoảng 30 lượt tàu 500cv/ngày, lượng hàng qua bến khoảng 5.000 tấn năm.

Đối với huyện Đức Phổ: Đức Phổ là huyện có lực lượng tàu thuyền lớn nhất tỉnh cả về công suất và số lượng tàu thuyền trên 90cv.Trong giai đoạn tới cần ổn định số lượng tàu thuyền này với các nghề chủ lực như: lưới kéo, lưới rê, vây, câu. Lực lượng tàu thuyền khai thác xa bờ của huyện tham gia khai thác ở vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ, Đông - Tây Nam Bộ. Tập trung phát triển nghề cá trọng điểm tại xã Phổ Quang và Phổ Thạnh. Tập trung đầu tư nâng

cấp cảng cá, kết hợp xây dựng khu neo đậu tàu cá trú bão Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, công suất 100 lượt tàu 500cv, lượng hàng qua cảng 12.000 tấn/năm, sức chứa cho neo đậu trú bão là 800 tàu cá có cơng suất đến 500cv. Xây dựng đồng bộ hệ thống dịch vụ hậu cần trên cảng nhằm thu hút tàu thuyền vào neo đậu mua bán sản phẩm. Xây dựng chợ đầu mối tại khu vực cảng nhằm thu hút nguồn nguyên liệu từ các tàu thuyền khai thác thủy sản trong tỉnh và ngoài tỉnh. Xây dựng khu cảng cá Sa Huỳnh thành tụ điểm thương mại nghề cá bao gồm nơi mua bán sản phẩm thủy sản, cung ứng dịch vụ đóng sửa tàu thuyền cơng suất lớn và là nơi cung ứng các dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản. Phát triển các cơ sở chế biến thủy sản với các mặt hàng chủ lực là: cá khô, mực khô,…phù hợp với quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Sa Huỳnh.

Đối với huyện Lý Sơn: Lý Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và của quốc gia nói chung. Kinh tế biển là thế mạnh chủ yếu của huyện bởi có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong giai đoạn tới cần tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp cảng cá kết hợp khu neo đậu trú bão tàu thuyền Lý Sơn tại khu vực xã An Hải với công suất 70 lượt tàu 500cv/ngày, lượng hàng thủy sản qua cảng 8.000 tấn/năm, sức chứa 500 tàu công suất 500cv neo trú. Phát triển khu dịch vụ hậu cần bốc dỡ sản phẩm vũng như nhu cầu cung ứng nhu yếu phẩm cho các tàu khai thác đánh bắt trong khu vực biển miền Trung.

Với thế mạnh của huyện, cần tập trung ổn định đội tàu hiện có, cải hốn nâng cơng suất nhằm khai thác các ngư trường khơi xa bờ, tập trung vào các loại nghề vây, rê, câu. Cần hạn chế đi lặn bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản và đi đến loại bỏ hành vi đánh bắt thủy sản bằng chất nổ.

Có kế hoạch thực hiện việc xác định ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa Quảng Ngãi với 2 tỉnh lân cận như: Bình Định và Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w