Nguồn lợi thủy sản biển bao gồm các loài cá tầng nổi, cá tầng đáy và các loài giáp xác, thân mềm như: tơm hùm, tơm sú, tơm chì, tơm sắt, cua, ghẹ, cua huỳnh đế, mực ống, mực nang,... là những lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Nguồn lợi cá nổi là thế mạnh của vùng biển Quảng Ngãi, trữ lượng trung bình khoảng 42.000 tấn, sản lượng cho phép khai thác trung bình hàng năm khoảng 19.000 tấn. Ngồi ra, cịn có khoảng trên 4.000 tấn cá nổi khai thác ở vùng biển khơi nằm ngồi phạm vi tính tốn trữ lượng nguồn lợi thủy sản trong tỉnh. Cá nổi nhỏ (gồm các loài cá nục, cá cơm, cá bạc má...) thường tập trung ở vùng nước ven bờ nhưng xuất hiện không đều theo mùa vụ hàng năm. Cá nổi lớn (gồm nhiều lồi như cá ngừ sọc dưa, cá ngừ bị, cá ngừ chấm, cá ngừ vằn, cá nục đỏ đi, cá cờ, cá nhám...) là những lồi sống ở biển khơi thường di cư theo các dòng hải lưu qua vùng biển Quảng Ngãi.
Nguồn lợi cá tầng đáy ở biển Quảng Ngãi khá phong phú về giống loài, nhưng trữ lượng thấp, do địa hình thềm lục địa hẹp, dốc và có độ sâu lớn, cho nên vùng biển Quảng Ngãi không phải là ngư trường cá tầng đáy lớn trong khu vực. Trữ lượng cá tầng đáy khoảng 26.000 tấn, sản lượng cho phép khai thác trung bình 8.000 tấn, trong đó khả năng khai thác trung bình của tơm biển các loại là 550 tấn, mực các loại là 1.000 tấn. Một số loài cá tầng đáy chủ yếu thuộc họ cá mối, loài cá phèn, cá trác (trao tráo), cá hanh vàng, cá đù, cá
liệt, cá bánh đường, cá đổng. Cá tầng đáy thường phân bố tập trung ở độ sâu dưới 50m trong các tháng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, ngoài thời gian này cá sống phân tán và chuyển dần ra độ sâu lớn hơn. Nhiều lồi đặc sản biển có giá trị kinh tế như tôm hùm, cua huỳnh đế, các loại ốc biển... sinh sống quanh đảo Lý Sơn là những nguồn lợi thủy sản quý hiếm cần phải được quy hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý.
Từ những đặc điểm địa lý, địa hình tự nhiên và nguồn lợi thủy sản như trên, có thể nói rằng Quảng Ngãi có những điều kiện tiềm năng tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản như: đánh bắt hải sản xa bờ, địi hỏi cơng tác quản lý nhà nước phải định hướng hướng dẫn cho hoạt động của các chủ thể khai thác thủy sản theo hướng hợp pháp, hiệu quả, bền vững thông qua các biện pháp quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, giám sát và các chính sách hỗ trợ. Mặt khác, tính đa dạng về đặc điểm tự nhiên như: bờ biển khá dài nhưng khơng có những vùng vịnh kín gió, thềm đáy biển sâu và hẹp, trữ lượng nguồn lợi thủy sản không nhiều, chủ yếu là cá nổi cho nên sản lượng và mùa vụ đánh bắt khơng ổn định… địi hỏi để thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả đối với khai thác thủy sản, các cơ quan quản lý các cấp cần phải nghiên cứu điều tra đầy đủ, toàn diện về nguồn lợi thủy sản của tình và xây dựng các chính sách phù hợp.
2.1.2. Tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, như đã trình bày ở phần trên, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản, đặc biệt là khai thác thủy sản. Trong những năm gần đây, thủy sản Quảng Ngãi có tốc độ phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất thủy sản hiện nay chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất của nhóm kinh tế nơng - lâm - ngư nghiệp nói chung và đang trở thành ngành kinh tế có thế mạnh, góp phần quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [26, tr.3-10].