Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 33)

Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Mê - Công, thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ, phía Đơng giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đơng. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.310 km2; có bờ biển dài 72 km, với 3 cửa sông lớn tiếp giáp biển là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Bờ biển tương đối bằng phẳng, được phù sa bồi lắng hàng năm. Bờ biển dài là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Sóc Trăng khai thác thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản đa lồi, mang đặc tính nhiệt đới với kích thước, vùng biển Sóc Trăng đã xác định được khoảng 2030 lồi trong đó trong đó khoảng 100 lồi có giá trị kinh tế và phân bổ: cá tầng đáy chiếm 80% và các loài cá tầng trên (cá nổi) chiếm 20%, cá sống ở vùng biển gần bờ chiếm 80% và vùng biển sâu xa bờ 20%; thành phần tăng từ Bắc vào Nam: Vịnh Bắc Bộ xác định được 260 lồi; biển miền Trung 301 lồi; Đơng Nam Bộ 845 loài và Tây Nam Bộ 581 lồi. Ngồi ra cịn có các lồi sống ở biển sâu xa bờ, sống xung quanh các đảo và các vùng cửa sông… [18, tr.39-40]. Là tỉnh có đa dạng lồi thủy sản nên những năm gần đây, Sóc Trăng tập trung đầu tư khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân và làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê vùng ven biển. Tuy nhiên, giá trị thu được từ hoạt động khai thác thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của Sóc Trăng.

Sóc Trăng hiện có 1.055 tàu đánh cá với tổng cơng suất 100.930 cv, trong đó có 241 tàu đánh bắt xa bờ. Nếu so với năm 2005, số tàu đánh bắt hải

sản tăng gần 200 chiếc, tàu công suất từ 380 cv trở lên từ chỗ khơng có chiếc nào, đến nay đã có gần 60 chiếc. Nhiều tàu được sửa chữa nâng cấp, đóng mới và trang thiết bị hiện đại, cơng suất lớn, khai thác nhiều ngày trên biển. Phần lớn các tàu này được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển, khắc phục được tình trạng khai thác thủy hải sản ven bờ, trung bình sản lượng khai thác từ 30 đến 35 nghìn tấn hải sản/năm, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngồi các nghề cào đơi, lưới vây, lưới đèn, nhiều ngư dân còn chuyển sang nghề câu mực xuất khẩu, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ðể giúp ngư dân tăng hiệu quả đánh bắt, ngoài việc trợ giúp vốn vay mua sắm phương tiện hiện đại, tỉnh còn trợ giúp bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên và dầu với số tiền hơn 20 tỷ đồng. Ngành thủy sản tỉnh đang xây dựng khu neo đậu tàu, thuyền trú bão và Cảng cá Trần Ðề giai đoạn 2 (kho đơng lạnh; cung cấp nước đá, xăng, dầu; dịch vụ đóng và sửa chữa tàu, thuyền, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,...) nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần cho tàu đánh bắt xa bờ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế biển được tập trung đầu tư hiện đại với hệ thống cảng biển, khu công nghiệp, cảng cá, khu trú bão, chợ đầu mối thủy sản, tạo nên sức bật mới cho các đơ thị ven biển Sóc Trăng.

Mặt khác, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc phát triển kinh tế biển của Sóc Trăng là thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống neo đậu tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá….Hoạt động khai thác thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả còn thấp. Lĩnh vực khai thác thủy sản chưa gắn kết tốt với công tác tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra trên biển đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra do lực lượng mỏng, phương tiện thiếu, địa bàn rộng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ, cho nên chưa phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động khai thác và tiêu thụ sản phẩm thủy sản của ngư dân.

Ngồi ra, hiện nay Sóc Trăng đang tồn tại một số vấn đề sau: Khai thác xa bờ tuy có bước phát triển nhưng cịn chậm, cơng suất trọng tải tàu khai thác thủy sản vẫn cịn ở quy mơ vừa chưa thể vươn khơi xa với thời gian đi biển dài ngày hơn, hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ còn thấp do nghề khai thác chủ yếu là nghề cào, sản phẩm có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ trọng thấp, chi phí sản xuất hàng ngày cao đặc biệt là do ảnh hưởng của giá dầu. Việc phối hợp giữa các ngành để quản lý tài nguyên biển thiếu chặt chẽ, tình trạng cào ở ven bờ diễn ra thường xuyên, đánh bắt bằng ánh sáng mạnh, chất nổ xung điện vẫn cịn xảy ra.

Cơng nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền phát triển chậm, quy mô nhỏ, công nghiệp chế tạo sửa chữa cơ khí máy móc phục vụ phương tiện khai thác chủ yếu là thủ công chưa đáp ứng được nhu cầu vươn khơi xa đánh bắt thủy sản.

Hệ thống cảng cá, bến cá, chợ cá nhiều nơi chưa được quy hoạch, chưa phát huy hiệu quả, quản lý cịn lỏng lẻo, chất lượng cơng trình và các điều kiện vệ sinh mơi trường không đảm bảo.

Khu neo đậu tránh bão thiếu, chưa được quy hoạch và đầu tư

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi về quản lý nhànước đối với khai thác thủy sản nước đối với khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w