- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về khai thác thủy sản
theo dạng quản lý hành chính, chỉ thực hiện cơng việc thiên về hành chính.
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về khaithác thủy sản thác thủy sản
Về tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản:
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản vùng biển tỉnh Quảng Ngãi chưa được quan tâm đánh giá lại một cách hệ thống, chủ yếu sử dụng dữ liệu nguồn lợi thủy sản những năm trước đây với sai số tương đối lớn trong thời gian vừa qua, việc khai thác khơng có quy hoạch, thiếu kiểm sốt cũng làm nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách đáng kể, chưa có tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản trong phạm vi của tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, phân vùng khai thác và bảo tồn các loài hải sản quý hiếm.
Về công tác đầu tư và phát triển khai thác thủy sản trong những năm qua.
Tính từ năm 2006 - 2011, tỉnh tiến hành quy hoạch xây dựng 5 cảng, thơng luồng và vũng neo đậu tàu thuyền. Trong đó có 3 cảng bước đầu đã phát huy tác dụng, như: Vũng neo đậu tàu thuyền và khu du lịch hậu cần nghề cá Lý Sơn (giai đoạn 1), với tổng mức đầu tư từ vốn ngân sách trung ương hơn 43,4 tỷ đồng, xây dựng hoàn thành vào 31/3/2008. Trong hai mùa mưa bão qua đã có 300/500 tàu thuyền vào neo đậu an tồn. Dự án cảng neo đậu Tịnh Hịa được đầu tư hơn 39 tỷ đồng, đã phát huy tác dụng; cảng neo trú tàu thuyền và dự án thông cửa biển Mỹ Á đã đầu tư hơn 90 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng trong năm nay.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp xây dựng kết cấu hạ tầng, tỉnh đã hỗ trợ kỹ thuật cho ngư dân làm ăn.
Về tổ chức sản xuất khai thác hải sản xa bờ:
Khai thác thủy sản là ngành sản xuất có thế mạnh trong lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi. Trong năm năm qua, lực lượng tàu thuyền khai thác thủy sản phát triển khá nhanh. Trong quy hoạch ngành thủy sản đến năm 2015 và 2020, ngành thủy sản tiếp tục được xác định là thế mạnh của ngành thủy sản tỉnh, đến năm 2015 là 118.000 tấn, năm 2020 là 125.000 tấn. Tình hình phân bố tàu thuyền khai thác ở các vùng cửa biển như sau:
Cửa Sa Cần: Thuộc huyện Bình Sơn gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đơng, có 430 tàu thuyền, trong đó tàu có cơng suất ≥ 90 cv là 110 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề câu mực khơi tại ngư trường nằm giữa vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Cửa Sa Kỳ: Tiếp giáp huyện Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh thuộc địa bàn các xã Bình Châu, Tịnh kỳ, Tịnh Khê, có 1.420 tàu thuyền, trong đó tàu có cơng suất > 90cv là 330 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi với ngư trường chính tại quần đảo Trường Sa. Hiện cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa đang hoạt động với khả năng neo đậu 300 tàu thuyền. Hiện nay Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá
Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ) đang được xây dựng đủ cho 800 tàu thuyền neo đậu đang triển khai thực hiện.
Cửa Đại: Nằm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa gồm các xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, có 1.200 tàu thuyền, trong đó tàu có cơng suất > 90cv là 567 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, câu khơi, lưới giã với ngư trường đánh bắt tại vùng Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Cửa Lở: Tiếp giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức, nằm trên địa bàn các xã Nghĩa An và Đức lợi với trên 106 tàu thuyền và hầu hết là thuyền công suất nhỏ, chỉ đánh gần bờ. Nguyên nhân do cửa biển thường xuyên bị bồi lấp, tàu thuyền không thể ra vào được.
Cửa Mỹ Á: Thuộc địa bàn huyện Mộ Đức gồm xã Phổ An, Phổ Quang với 290 tàu thuyền, trong đó có cơng suất > 90cv là 119 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi với ngư trường chính là Đà Nẵng đến Bình Định. Hiện nay tại đây hình thành vũng neo đậu tàu thuyền và cảng cá Mỹ Á.
Cửa Sa Huỳnh: Thuộc xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, đây là một trung tâm nghề cá Quảng Ngãi, tập trung nhiều tàu công suất lớn với 870 tàu thuyền, trong đó có cơng suất > 90cv là 430 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi, lưới giã với ngư trường rộng khắp từ Nam ra Bắc. Hiện tại đây có cơng trình cảng cá Sa Huỳnh đã đi vào hoạt động.
Huyện đảo Lý Sơn: Có 2 xã An Vĩnh và An Hải có nghề cá phát triển mạnh. Lực lượng tàu thuyền có trên 420 chiếc, trong đó tàu có cơng suất > 90cv là 130 chiếc. Nghề đánh bắt chủ yếu là lặn hải sâm, lưới vây, câu khơi. Ngư trường đánh bắt trộng lớn và tập trung ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển tiếp giáp với các nước. Huyện đảo Lý Sơn đã có vũng neo đậu tàu trú bão và cảng cá Lý Sơn (giai đoạn 1) có thể neo đâu trên 400 tàu [36, tr.2-4].
Hiện nay khai thác thủy sản ln đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, sản lượng và giá trị sản phẩm khai thác thủy sản đều tăng hàng năm. Trong tổng sản lượng khai thác thì sản lượng khai thác ven bờ vẫn chiếm đa số với lý do như năng lực tàu cá không thể vươn khơi, chi phí khai thác gần bờ thấp... Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng biển ven bờ. Ngồi ra cơng tác quản lý tàu cá, nghề khai thác thủy sản phát triển tự phát khơng kiểm sốt được, tổ chức sản xuất trên biển mang tính tự phát chưa có sự hợp tác trong tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý của tỉnh chưa chặt chẽ, đội ngũ thanh tra biển hoạt động không hiệu quả, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các tỉnh khác, sự cạnh tranh khai thác ngày càng tăng, tình trạng ngư dân đánh bắt bất hợp pháp vẫn xảy ra làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng ven bờ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra Quyết định số 32/2007/QĐ- UBND ngày 22 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành chương trình phát triển tồn diện ngành thủy sản giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2015; hướng dẫn, khuyến khích ngư dân phát triển các loại nghề đánh bắt xa bờ như lưới vây, câu khơi, câu mực khơi, câu cá ngừ đại dương, lưới kéo cao tốc,… hạn chế đi đến chấm dứt những loại nghề đánh bắt ven bờ; khuyến khích phát triển cơng suất tàu thuyền, tăng cường quản lý nhà nước về tàu cá trong việc đăng ký, đăng kiểm, quản lý các cơ sở đóng tàu thuyền, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sửa chữa, đóng mới tàu thuyền.
Về tổ chức báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản:
Trong những năm qua Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã hướng dẫn cho các chủ tàu về việc thực hiện chế độ báo cáo về khai thác thủy sản theo nhật ký đi biển, trong đó thuyền trưởng có trách nhiệm ghi nhật ký khai thác và viết báo cáo khai thác thủy sản theo mẫu được phát; người lái
tàu (đối với tàu dưới 20 cv) phải viết báo cáo tình hành khai thác theo mẫu được phát; chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc người lái tàu phải nộp nhật ký khai thác và báo cáo mỗi quý (3 tháng) một lần vào tuần đầu tiên của quý sau. Địa điểm nộp báo cáo là một trong ba nơi: Tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Ban quản lý bến cảng cá; Uỷ ban nhân dân xã.
Tuy nhiên, trong thực tế đa số ngư dân ít am hiểu về luật nên hầu như việc khai thác mang tính đại trà, khơng có báo cáo cụ thể. Hiện nay biểu mẫu trong nhật ký khai thác còn nhiều nội dung chưa phù hợp với ngư dân nên hầu như các tàu thuyền không làm nhật ký khai thác theo quy định, chỉ có trường hợp cần làm thủ tục hỗ trợ thì ngư dân mới làm thủ tục nhật ký khai thác.
Về việc tổ chức thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá.
Chi cục thực hiện việc đăng kiểm theo Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Chi cục đã ban hành công văn số 115/KTBVNLTS ngày 27 tháng 7 năm 2009 về việc quản lý tàu cá dưới 20 cv và hướng dẫn về cấp mới, gia hạn và thu hồi giấy phép khai thác thủy sản. Tàu cá dưới 20 cv thuộc đối tượng cấm phát triển, Chi cục yêu cầu cơ quan quản lý cấp huyện: không đăng ký những tàu cá dưới 20 cv [6, tr.1-2]. Kết quả kiểm tra kỹ thuật tàu cá được thể hiện qua các số liệu bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra kỹ thuật tàu cá từ năm 2006 - 2011
của tỉnh Quảng Ngãi
STT CHỈ TIÊU vị tínhĐơn 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Đóng mới: Chiếc 10 45 2.107 128 135 100
2 Cải hoán tàu cá: Chiếc 5 206 805 258 265 250
3 Gia hạn: Chiếc 100 1.467 1.304 2.603 2.040 2.000
Nguồn: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi.
Các số liệu trên cho thấy kết quả kiểm tra kỹ thuật chủ yếu phụ thuộc vào số lượng tàu cá đóng mới, cải hốn, gia hạn hàng năm. Trong đó số lượng tàu cá đăng kiểm chủ yếu là các tàu cá gia hạn. Có thể nói hầu hết ngư dân chưa có ý thức thực hiện quy định về đăng kiểm. Vào năm 2008 Chính phủ có quyết định 289 về việc hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân và yêu cầu phải có đầy đủ thủ tục đăng ký đăng kiểm, do đó số lượng tàu cá đăng kiểm mới tăng lên đột biến.
Mặc dù việc ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá, công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, tuy nhiên công tác giám sát kỹ thuật trong q trình đóng mới, cải hốn tàu cá tại các cơ sở đóng tàu thuyền trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai thực hiện. Điều đó dẫn tới chất lượng đóng mới, cải hốn tàu cá bị thả nổi; nhiều cơ sở không được cấp giấy phép kinh doanh phù hợp cũng tham gia đóng mới, cải hốn tàu cá, nhiều tàu cá đóng mới, cải hốn một cách tự phát vẫn được kiểm tra lần đầu và được phép đăng ký hoạt động, tình trạng tàu cá bị sự cố kỹ thuật khi hoạt động trên biển gia tăng,…Trong đó hàng năm nhu cầu đầu tư đóng mới, cải hốn tàu cá của ngư dân rất nhiều. Nguyên nhân của thực trạng nói trên là theo quy định của Nhà nước chỉ được tiến hành giám sát kỹ thuật đóng mới, cải hốn tàu cá tại các cơ sở đóng tàu cá có đủ điều kiện kỹ thuật theo quy định của Bộ thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn), trong khi hiện nay những quy định đó vẫn chưa ban hành. Để thực hiện đầy đủ công tác giám sát kỹ thuật trong q trình đóng mới, cải hốn tàu cá, chấm dứt trình trạng đóng mới, cải hốn tàu cá một cách tự phát, từng bước quản lý và tạo điều kiện nâng cấp các cơ sở có giấy phép kinh doanh hoạt động đóng và sửa tàu cá trên địa bàn tỉnh [22, tr.1-3]. Vì vậy hiện nay cần thực hiện công tác quản lý tàu thuyền thông qua đăng ký, đăng kiểm, hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quy định về trang bị cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương
tiện sản xuất trên biển. Thực hiện tốt việc rà sốt các cơ sở khơng có giấy phép kinh doanh và có biện phát xử lý thỏa đáng.
Về thực hiện đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
Việc thực hiện đăng ký tàu cá và thuyền viên trên địa bàn tỉnh trong những năm qua nhìn chung được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn: tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên đưa vào hoạt động khai thủy sản phải có giấy phép khai phép khai thác thủy sản. Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng và số lần gia hạn không quá 3 lần.
Điều kiện để cấp giấy phép khai thác thủy sản: + Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
+ Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo quy định).
+ Sổ danh bạ thuyền viên (theo quy định).
+ Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng phù hợp (theo quy định). + Có nghề khai thác và ngư cụ phù hợp.
Ngoài ra tàu cá phải có giấy phép sử dụng máy phát sóng và tần số vơ tuyến điện theo quy định.
Điều kiện đầy đủ để tàu cá hoạt động khai thác thủy sản
+ Tàu cá Quảng Ngãi khi xuất bến và hoạt động nghề cá ngồi việc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm các giấy tờ quy định tại Điều 2 còn bắt buộc phải thực hiện:
+ Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và phương tiện theo tiêu chuẩn của Nhà Nước.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm tai nạn tất cả thuyền viên và người làm việc trên tàu và bảo hiểm thân tàu đối với loại tàu khai thác xa bờ.
+ Tên, số đăng ký của tàu và địa danh đăng ký của tàu được viết trên thân tàu đúng quy định
Trong quá trình hoạt động trên biển, trên tàu cá phải có các giấy tờ sau: + Giấy phép khai thác thủy sản;
+ Giấy chứng nhận an toàn tàu cá; + Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; + Sổ danh bạ thuyền viên [30, tr.5].
Về thực trạng tổ chức và phân cấp quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá, cơ sở đóng tàu thuộc phạm vi quản lý của địa phương:
Trước đây, kết cấu hạ tầng và dịch vụ nghề cá ở Quảng Ngãi ít phát triển. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung, lĩnh vực này ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với kinh tế thủy sản.
Cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ cho nghề cá bao gồm hệ thống luồng lạch, cảng cá, bến cá, chợ cá, cơng trình thủy lợi như trạm bơm, hồ chứa nước, kênh mương dẫn nước phục vụ ni trồng thủy sản có vai trị rất quan trọng để cho nghề cá phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay bằng nhiều nguồn vốn, nhà nước đang đầu tư xây dựng các cơng trình dự án: Thơng luồng và xây dựng cảng cá Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ), công suất tiếp nhận 500 tàu cá cỡ từ 45 - 400cv; vũng neo đậu tàu thuyền và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Lý Sơn (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn), công suất tiếp nhận 500 tàu cá; cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh), công suất tiếp nhận 350 tàu. Trong giai đoạn tới, tiếp tục đầu tư nạo vét thông luồng, xây dựng cảng bến và vũng neo đậu tàu thuyền tại các cửa biển Sa Kỳ, Mỹ Á, Cửa Đại, Sa Cần để hình thành những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thủy sản trong tương lai. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế thủy sản hiện đại, nhằm cung ứng các dịch vụ
phục vụ sản xuất khai thác thủy sản. Hiện nay mạng lưới cơ sở đại lý, dịch vụ hậu cần nghề cá đã có đều khắp các cửa biển nhưng hầu hết là tự phát, quy