- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
2.2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngã
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.3.1. Thành tựu
Những trình bày ở phần trên cho thấy, công tác quản lý nhà nước về khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó quản lý nguồn lợi thủy sản đã được quan tâm chú trọng, đã xây dựng được chương trình hành động của tỉnh, ban hành nhiều văn bản quy định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngày càng hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước và ngư dân. Thơng qua đó, tỉnh đã bước đầu định hướng, hỗ trợ và quản lý được các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Những thành tựu về quản lý nhà nước về khai thác thủy sản đã tạo thuận lợi cho ngư dân phát triển tàu thuyền, mở rộng ngư trường khai thác ra các vùng, miền khác trong cả nước, đặc biệt là khu vực giữa biển Đông, Vịnh Bắc Bộ. Trong giai đoạn 2001 - 2010 đội tàu có cơng suất lớn có khả năng khai thác ở vùng biển xa bờ đã tăng lên đáng kể và hoạt động có hiệu quả, làm cho tốc độ tăng trưởng sản lượng khá cao.
Đã bước đầu phối hợp hiệu quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng chính phủ với các biện quản lý về đăng ký, đăng kiểm, chuẩn hóa các chức danh như thuyền trưởng, máy trưởng đối với tàu có cơng suất lớn, hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu đã giúp cho ngư dân giảm bớt khó khăn khi gặp rủi ro trên biển và nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm.
Các chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian qua đã tác động tích cực thiết thực đến ngư dân tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân yên tâm bám biển dài ngày, giúp ngư dân mạnh dạn khai thác các vùng biển xa, nhờ đó mà khai thác sản lượng tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển các nghề khai thác thủy sản như nghề lưới kéo đôi với thu nhập bình quân khoảng
460/triệu/đôi/năm; nghề vây lưới với doanh thu hàng năm khoảng 600 - 800 triệu đồng/tàu, thu nhập lao động dao động 8 - 12 triệu/năm; nghề pha xúc khai thác cá cơm với thu nhập bình quân khoảng 20 triệu/tàu/năm; nghề câu cá nhám, thu ngừ với thu nhập trung bình khoảng 420 triệu đồng/tàu/năm; nghề mực xà đại dương với thu nhập bình quân 490 - 540 triệu/tàu/năm [35, tr.26-27].
Bên cạnh đó những thành tựu trong quản lý nhà nước đã giúp khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh khơng ngừng phát triển, đóng góp hàng năm trên 10% GDP, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.