- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
1 Bình Sơn 9.000 20.000 2Sơn Tịnh6.0006
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngã
thủy sản ở tỉnh Quảng Ngãi
* Về cơ chế chính sách:
Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý tàu thuyền thơng qua hình thức đăng ký, đăng kiểm, hướng dẫn ngư dân các thủ tục hành chính. Hướng dẫn ngư dân thực hiện đầy đủ các quy định về trang thiết bị cứu sinh, các phương tiện liên lạc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản.
Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương trong q trình hồn thiện về cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản.
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, và biên chế cán bộ quản lý có hiểu biết chuyên môn thủy sản ở cấp huyện, xã. Chú trọng cơng tác cải cách hành chính để tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế dân chủ trong cơ quan.
Triển khai các chính sách của Trung ương về hỗ trợ khai thác ở vùng biển xa, khuyến khích ngư dân tham gia khai thác ở vùng biển xa bờ nhằm góp phần đảm bảo an ninh, chủ quyền biển đảo.
Xây dựng một số chính sách hỗ trợ ngư dân, tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân thành lập các mơ hình khai thác thủy sản xa bờ như: tổ, đội đoàn kết, đặc biệt chú trọng đến phát triển hợp tác xã theo chiều rộng và chiều sâu nhằm tích lũy kinh tế, đất đai, mặt nước gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản... Xây dựng các tổ đội không chỉ phục vụ sản xuất an toàn trên biển mà cịn nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế.
Xây dựng các chính sách riêng phù hợp với đặc thù của ngành khai thác thủy sản do yêu cầu về vốn và mức độ rủi ro của nghề này cao so với các ngành khác.
Xây dựng chính sách hạn chế cường độ khai thác thủy sản ven bờ bằng cách giảm số lượng tàu thuyền có cơng suất nhỏ, cải hốn, đóng mới tàu thuyền, hạn chế hoặc cấm những nghề gây hại đến nguồn lợi hải sản như khai thác bằng thuốc nổ, xung điện, hóa chất bị cấm. Đồng thời hỗ trợ vay vốn và tổ chức dạy nghề cho những lao động chuyển từ khai thác ven bờ sang xa bờ.
Xây dựng và tổ chức thí điểm mơ hình đồng quản lý cho nghề cá ven bờ ở các địa phương trọng điểm về biển.
Xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về cơng tác phịng chống thiên tai, bão lũ và tìm kiếm cứu nạn đồng thời có chế độ đối với các tàu tham gia ứng cứu tàu khác khi xảy ra sự cố trên biển.
Tăng cường quản lý và đầu tư mua sắm các thiết bị chuyên dụng phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị chuyên trách, các địa phương khi xảy ra thiên tai, bão, lụt hàng năm.
Hàng năm thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân về ứng phó với thiên tai, tai nạn. Thành lập các tổ đội tình nguyện làm cơng tác tun truyền, thơng tin, cảnh báo và ứng cứu, phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại các huyện, xã…
* Về tổ chức sản xuất:
Nhân rộng các mơ hình tổ đội đồn kết trên biển, xây dựng mơ hình cho từng loại nghề hoạt động trên cùng một vùng biển, kết hợp với nhau trong việc cung ứng vật tư cho sản xuất, thông báo ngư trường, thu gom cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Vận động ngư dân tham gia tổ chức quản lý cộng đồng nghề cá tại các địa phương ven biển trọng điểm trên cơ sở các chi hội nghề cá, nghiệp đoàn
nghề cá, hợp tác xã nghề cá, thực hiện phân cấp quản lý nguồn lợi hải sản ven bờ cho các cộng đồng ngư dân.
Cần tổ chức và quản lý nghiêm các cơ sở đóng mới tàu cá có cơng suất nhỏ theo quy định của nhà nước. Tiếp tục thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm tồn bộ số tàu thuyền hiện có trong tỉnh, đồng thời phân loại khả năng hoạt động của từng nhóm tàu, tiến hành quản lý và hạn chế các tàu hoạt động khơng đảm bảo an tồn hoạt động trên biển.
* Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động khai thác thủy sản:
Tăng cường kiểm tra, giám sát kích cỡ mắc lưới, kích cỡ đối tượng khai thác tại các điểm mua bán tiêu thụ cá, để có cơ sở đánh giá và thực hiện các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời có các biện pháp điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Hướng dẫn cho ngư dân các điều kiện cần thiết để thực hiện việc truy tìm các sản phẩm thủy sản khai thác bị cấm theo quy định của nhà nước.
Kết hợp việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Áp dụng các công nghệ trong dự báo ngư trường và giám sát hoạt động tàu thuyền, ứng dụng dị tìm đàn cá. Gắn thiết bị trong hoạt động khai thác thủy sản xa bờ như: máy dò ngang, máy định vị, thiết bị dị tìm luồng cá, thiết bị định vị vệ tinh GPS.
* Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ phát triển thủy sản:
Nâng cấp các cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá, xây dựng các chợ đầu mối tại các khu vực trọng điểm nghề cá của tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện quy hoạch các cửa biển như: Sa Kỳ, Sa Cần, Mỹ Á, Cổ Lũy, Sa Huỳnh, Lý Sơn. Hình thành các cụm tiểu thủ cơng nghiệp, nơi neo đậu, trú bão của tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở đóng tàu thuyền… Đồng thời phát huy các dự án đã được đầu tư bằng các biệp pháp đồng bộ hóa dịch vụ hậu cần nghề cá trên các bến cảng.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ để hồn thiện cơ sở hạ tầng. Nâng cấp các cơ sở đóng tàu nhằm phục vụ nhu cầu đóng mới, cải hốn tàu cá cho ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh bạn. Cấp giấy phép hoạt động cho các chủ cơ sở đóng tàu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào dịch vụ hậu cần nghề cá như: dịch vụ đan lưới, xăng dầu, nước đá và khu chế xuất sản phẩm thủy sản.