- Về lực lượng lao động trong khai thác thủy sản:
1 Bình Sơn 9.000 20.000 2Sơn Tịnh6.0006
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước về khai thác thủy sản
dịch vụ hậu cần nhằm tăng thêm thời gian khai thác trên biển cần thành lập các hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tại các xã vùng cửa biển, nơi tập trung nhiều tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ cần phải có quy mơ lớn, có tính cộng đồng cao vừa đáp ứng những u cầu kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu chính trị, an ninh - quốc phịng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, do đó cần có sự đầu tư khuyến khích của nhà nước để phát triển ổn định, bền vững. Tập trung chủ yếu vận động xã viên là các chủ tàu có 90 cv trở lên tham gia vào hợp tác xã.
Tham gia vào hợp tác xã dịch vụ khai thác thủy sản xa bờ chủ tàu khơng góp tài sản con tàu vào hợp tác xã mà chỉ góp vốn điều lệ và hưởng các chính sách hỗ trợ từ hợp tác xã như: dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ ngư lưới cụ, dịch vụ thu mua của hợp tác xã theo hướng có lợi cho xã viên.
Trước tình hình tranh chấp biển Đơng phức tạp như hiện nay, cần có những chính sách đột phá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận động thành lập và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh như hỗ trợ vốn vay cho Hợp tác xã, hỗ trợ đào tạo quản lý cho cán bộ hợp tác xã, hỗ trợ ban đầu cho việc thành lập hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ.
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước về khaithác thủy sản thác thủy sản
Đối với quản lý tàu cá cần thực hiện các biện pháp quản lý như:
Một là, đánh dấu tàu cá: Đối với tàu khai thác thủy sản có cơng suất
máy chính từ 90 cv trở lên, hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi. Đối với tàu khai thác thủy sản có cơng suất máy chính từ 20 cv đến dưới 90 cv,
hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng. Quản lý tàu phải có ký hiệu riêng đối với khai thác từng vùng.
Hai là, quản lý đóng mới tàu cá: Ngư dân khi đóng mới tàu cá phải có
sự đồng ý của địa phương và chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thí điểm chương trình hiện đại hóa khai thác thủy sản thay tàu vỏ gỗ bằng tàu sắt nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Hiện nay giá thành của tàu sắt cao hơn tàu gỗ nhiều lần vì vậy cần có chính sách hỗ trợ về vốn để ngư dân tổ chức đăng ký làm điểm.
Hiện nay khi tàu thuyền ra khỏi cửa biển thì khơng có cơ quan nhà nước nào quản lý và giám sát cụ thể không biết tàu đi đâu về đâu nhất là trong cơng tác phịng chống thiên tai, bão lũ trên biển. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định các tàu thuyền khai thác xa bờ bắt buộc phải đăng ký gắn thiết bị vệ tinh định vị GPS để việc quản lý và giám sát thuận lợi. Việc theo dõi hệ thống quản lý tàu cá cần thiết thành lập một trung tâm thuộc chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ba là, quy định tàu cá phải hoạt động đúng tuyến theo quy định. Tại
tuyến bờ: chỉ cho phép tàu cá Quảng Ngãi hoạt động và chỉ đối với các loại tàu có chiều dài đường thiết kế dưới 15 mét mà khơng lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng cơng suất dưới 20cv. Loại tàu này không được hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi. Tại tuyến lộng: chỉ cho phép tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu lắp máy có tổng cơng suất từ 20cv đến dưới 90cv. Loại tàu này không được hoạt động tại tuyến bờ và tuyến khơi. Tại tuyến khơi: chỉ cho phép tàu cá lắp máy có tổng cơng suất từ 90 cv trở lên và tàu cá lắp máy có cơng suất từ 50 cv trở lên làm các nghề câu, rê, vây, chụp mực. Loại tàu này không được hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng.
Bốn là, tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng biển ven bờ và vùng biển xa bờ.
Năm là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý tàu cá,
việc chấp hành các điều kiện được quy định về người và tàu cá hoạt động tại Quảng Ngãi. Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo thẩm quyền.
Để thực hiện hiệu quả những nội dung kể trên, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần thực hiện đầy đủ việc đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên, cấp các loại sổ và giấy tờ có liên quan theo phân cấp của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lập và quản lý “Sổ đăng ký tàu cá” theo quy định, tổng hợp thống kê tàu cá và thuyền viên tàu cá của tỉnh đã đăng ký, báo cáo công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo quy định.
Có biện pháp quản lý tàu thuyền tại địa phương. Định kỳ hàng quý báo cáo kịp thời số lượng, tình hình hoạt động của người và tàu cá thuộc địa phương quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường chứng thực danh sách thuyền viên trên các tàu cá của các gia đình thuộc xã phường quản lý.
Đối với tàu cá dưới 20cv thuộc đối tượng cấm phát triển theo quy định tại thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, trong tương lai nên giao cho cơ quan cấp xã quản lý hiệu quả sẽ nâng cao hơn.
Về quản lý lao động: hầu hết lực lượng lao động biển có trình độ văn hóa thấp, chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển nên cần tăng
cường các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, các lớp thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng tại các xã vùng biển. Thơng qua đó bồi dưỡng về luật pháp và các quy định về khai thác thủy sản. Hiện nay tình trạng thiếu lao động biển phải sử dụng lao động nông nhàn ở nơng thơn có nhiều trường hợp chưa biết bơi. Vì vậy cần trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn lao động.
Hoàn thiện đội ngũ phụ trách hoạt động khai thác thủy sản.
Xây dựng lực lượng kiểm ngư mạnh để kết hợp bảo vệ nguồn lợi với bảo vệ ngư dân và an ninh quốc phịng. Chấm dứt hồn tồn việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện khai thác hải sản và các nghề khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Quản lý chặt nguồn lợi thủy sản để khống chế mức độ khai thác ven bờ. Xây dựng trung tâm theo dõi tàu cá, tăng cường biên chế cho Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Cán bộ quản lý cấp huyện khơng nên kiêm nhiệm, cần có biên chế hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý khai thác thủy sản.
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thủy sản ở xã, cần có chế độ lương thỏa đáng cho người làm cơng tác phụ trách thủy sản ở cấp xã.
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản cần tăng cường biên chế cho chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lực lượng thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản trên biển cần tổ chức ở Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản không nên nằm trong lực lượng của Thanh tra Sở. Hiện nay chưa có tàu kiểm ngư của tỉnh chỉ có tàu kiểm ngư của vùng hoạt động nên việc xử lý các vi phạm trên biển cịn nhiều hạn chế vì vậy cần phải có tàu kiểm ngư riêng của tỉnh để tăng cường quản lý và xử lý hoạt động khai thác trên biển.
Để làm tốt vai trò quản lý ở cấp cơ sở (xã, phường) cần có biên chế chuyên ngành thủy sản làm việc ở cấp xã.
Trước tình hình phức tạp trên biển Đơng hiện nay, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cần có chương trình hỗ trợ cho tàu cá được trang bị, thiết bị vệ tinh toàn cầu. Tàu trên 90 cv khi hoạt động khai thác thủy sản bắt buộc phải có gắn thiết bị vệ tinh để dễ dàng quản lý. Xem việc tàu trên 90 cv khi ra khỏi cửa biển như đi qua khu vực biên giới, vì vậy cần có chế độ quản lý phù hợp bằng thiết bị định vị.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, biển đang là một mục tiêu của nhiều quốc gia hướng tới. Trong xu thế phát triển toàn cầu như vậy, Việt Nam cũng nhanh chóng nhìn nhận mục tiêu, chiến lược phát triển cho hiện tại và tương lai chính là hướng ra biển, làm giàu từ biển. Quản lý nhà nước về khai thác thủy sản đóng vai trị đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng tưởng và phát triển kinh tế của cả nước, có vai trị quan trọng trong vấn về giữ gìn chủ quyền biển đảo. Thực hiện Nghị quyết 09 - NQ/TW tại Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Ngày 09/02/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định rõ ràng: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.
Quảng Ngãi là tỉnh có ngành khai thác thủy sản, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng cho phát triển thủy sản. Nghề khai thác thủy sản ở Quảng Ngãi phát triển tương đối mạnh so với các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó khai thác xa bờ đã được chú trọng từ những năm gần đây. Số lượng tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi lớn chủ yếu di chuyển ngư trường đến các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam, các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra tự do nên công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản tự phát khơng kiểm sốt được, tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa có sự liên kết và hợp tác trong một tổ chức sản xuất, công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn xảy ra làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ, đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải và thiếu đồng bộ. Cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch một cách có hệ thống cho lĩnh vực này. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, tốc độ phát triển nhanh của khoa học - công nghệ, ứng dụng các thành tưu khoa học vào khai thác có hiệu
quả rõ rệt, đồng thời với diễn biến phức tạp trên biển hiện nay đòi hỏi sự tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản.
Để khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cần: tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển. Tiến hành quy hoạch 6 vùng trọng điểm nghề cá của tỉnh: Sa Kỳ, Sa Cần, Mỹ Á, Cổ Lũy, Sa Huỳnh, Lý Sơn. Hình thành các tụ điểm nghề cá phát triển đồng bộ với các cụm chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở đóng tàu phát triển gắn kết với kết cấu hạ tầng cơ bản như: cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão…Triển khai đồng bộ các chính sách của nhà nước hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản như: hỗ trợ dầu cho ngư dân khai thác các vùng biển xa, hỗ trợ vốn vay để ngư dân đóng mới tàu thuyền cơng suất lớn thực hiện thí điểm hiện đại hóa tàu sắt, hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại trong thiên tai bão lũ…Phát triển các mơ hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng như: xây dựng các tổ đội, đoàn kết trên biển, xây dựng hợp tác xã sản xuất khai thác thủy sản xa bờ đồng thời thành lập nghiệp đồn nghề cá khơng chỉ phục vụ cho an tồn trên biển mà cịn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá.
Việc tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy sản hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển. Đồng thời hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão gió gây ra trong quá trình khai thác trên biển.