Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 31)

Hải Phịng nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, trên bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ, trong tọa độ địa lý 20°30′39″ đến 21°01′15″vĩ độ Bắc, 106°23′39″

đến 107°08′39″ kinh độ Đ ơng, cách Thủ đơ Hà Nội 102km về phía Tây Tây

Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, và phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đơng. Hải Phịng là một thành phố cảng và là một thành phố biển nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh -

quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, cảng Hải Phòng là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, kéo dài hơn 12 km gồm những cảng hàng rời, cảng container, cảng hàng nặng, sản lượng xếp dỡ đạt 35,2 triệu tấn vào năm 2010 và dự kiến sẽ nâng lên từ 70 - 80 triệu tấn vào năm 2020.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phịng với gần 1.000 lồi tơm, cá và hàng chục lồi rong biển có giá trị kinh tế cao như tơm rồng, tơm he, cua bể, đồi mồi, sị huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phịng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều

ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng ni trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Vùng biển Hải Phịng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Những nghiên cứu gần đây đã thống kê được 124 loài cá biển thuộc 89 giống nằm trong 56 họ phân bố ở vùng biển quanh đảo Cát Bà (Bùi Đình Chung 1999). Các họ phong phú về số lượng lồi là cá Khế (Carangidae) với 9 loài; họ cá Liệt (Leiognathidae) với 8 loài; họ cá Đù (Sciaenidae) đã bắt gặp 7 loài; họ cá Bàng chài (Labridae) bắt gặp 6 loài và họ cá bống (Gobiidae) bắt gặp 5 lồi. Có 15 họ có số lượng lồi từ 2 đến 4 lồi. Trong các năm 2003 và 2004 các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thủy sản đã khảo sát thành phần loài hải sản ở vùng biển quanh đảo Cát Bà và đã xác định được 215 lồi và nhóm lồi hải sản thuộc 72 họ khác nhau. Trong đó có 173 lồi cá, 26 lồi giáp xác, 14 loài động vật thân mềm và 2 lồi sam biển. Cá rạn san hơ chiếm ưu thế với 79 loài thuộc 58 giống nằm trong 37 họ cá khác nhau. Các họ cá

biển bắt gặp nhiều là cá khế, cá bống, cá hồng, cá phèn, cá lượng, cá chai, cá đù, cá mối và cá trích. Ngồi ra cịn có một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm he, mực nang, mực ống và cua bơi. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phòng mang đặc điểm nguồn lợi hải sản vịnh Bắc Bộ, với thành phần lồi phong phú và khơng có lồi hoặc nhóm lồi chiếm ưu thế tuyệt đối trong thành phần sản lượng khai thác. Từ năm 2001 đến năm 2005, dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đã thực hiện 4 chuyến khảo sát nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, khu vực điều tra bao phủ hầu hết vùng biển Hải Phòng, sử dụng lưới kéo đáy. Kết quả khảo sát đã xác định được 515 lồi/nhóm lồi thuộc 10 nhóm sinh thái lớn và nhóm lồi khác nhau. Trong số này, nhóm cá đáy có số lượng lồi cao nhất (234 lồi), tiếp theo là nhóm cá rạn san hơ (117 lồi), cá nổi - 86 lồi; nhóm giáp xác - 47 lồi, nhóm chân đầu - 27 lồi, nhóm ốc và hai mảnh vỏ có 6 lồi và 1 loài sam biển. Theo thống kê của Phạm Thược (2005) thì ở vịnh Bắc Bộ có 28 lồi tơm. Họ tôm he

(Penaeidae) phong phú nhất về thành phần loài và chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng khai thác.

Vùng biển Hải Phịng là một trong những khu vực có mật độ phân bố của các loài hải sản khá cao so với các khu vực khác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Theo Đào Mạnh Sơn (2005) thì các ngư trường khai thác chính ở vùng biển Hải Phịng và các vùng lân cận là:

+ Ngư trường Bạch Long Vĩ: đây là ngư trường khai thác truyền thống

của nghề lưới kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đơng và Đông Bắc đảo Bạch Long Vĩ, độ sâu ngư trường từ 30 - 50m. Các loài chiếm sản lượng cao trong sản lượng khai thác ở ngư trường Bạch Long Vĩ là: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường xuyên xuất hiện trong sản lượng khai thác.

+ Ngư trường Cát Bà - Bắc Long Châu: ở khu vực này đối tượng khai

thác chính là các lồi tơm, trong đó tơm he, tơm sắt và tơm rảo là những đối tượng chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng tôm khai thác được. Ngoài ra, đây cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác.

+ Ngư trường Nam Long Châu: là ngư trường khai thác cá trích, cá

hồng, cá mối và cá phèn. Ngư trường này kéo dài suốt từ phía Nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt.

Theo thống kê của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phịng thì tổng số tàu thuyền khai thác của tồn thành phố tính đến tháng 7/2010 là 2.863 chiếc, tập trung chủ yếu ở các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn và Cát Hải. Như vậy, sau 2 năm tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng đã tăng thêm 268 chiếc, với 2.595 chiếc thống kê được ở năm 2008 (Cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản 2008). Nhóm tàu có cơng suất nhỏ dưới 20 cv có 1.446 chiếc, chiếm 55,7%, nhóm tàu có cơng suất 20 - 45 cv chiếm 24,7% tổng số tàu thuyền, với 1034 chiếc. Số lượng tàu kích thước lớn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tàu thuyền của thành phố [15, tr.66-69].

Lưới rê, lưới kéo đáy và chụp mực là những nghề khai thác hải sản chính của ngư dân Hải Phịng. Nghề lưới rê chiếm 43,4% tổng số tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác, tiếp đến là nghề chụp mực (17,4%) và nghề lưới kéo đáy (13,6%). Nhóm nghề khác bao gồm nhiều loại hình khai thác như: cào nghêu lụa, cào nhuyễn thể, pha xúc, lưới rùng, lồng bẫy, đáy, lặn… chiếm khoảng 23,5% tổng số lượng tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác hải sản, tuy nhiên nhóm nghề này chủ yếu là những tàu có cơng suất nhỏ, phần lớn thuộc nhóm dưới 20cv.

Phát huy những lợi thế của mình, trong thời gian ngành khai thác thủy sản có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện trên các mặt sau:

Hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển Hải Phòng diễn ra nhộn nhịp với cơ cấu ngành nghề khai thác đa dạng, ngư trường khai thác rộng lớn, từ vùng biển ven bờ quanh các quần đảo Cát Bà, Long Châu cho đến đảo Bạch Long Vĩ và vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phịng có hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá khá phát triển với nhiều cảng lên cá hiện đại ở Cát Bà, Đồ Sơn và Bạch Long Vĩ, đáp ứng không những cho ngư dân Hải Phòng mà còn cho ngư dân ở nhiều tỉnh khác.

Trong những năm qua, kinh tế của Hải Phòng phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng; Sản lượng thủy sản năm 2010 ước đạt gần 91.000 tấn, giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Thành phố đã hoàn thành, nghiệm thu đề án bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng 6km nước xung quanh đảo Bạch Long Vĩ. Nguồn lợi thủy sản xung quanh đảo Bạch Long Vĩ đã được khôi phục trở lại, theo số liệu khảo sát, điều tra của Viện Tài ngun và mơi trường biển trữ lượng các lồi hải sản quý hiếm xung quanh đảo Bạch Long Vĩ đã tăng trở lại thành phố đã tích cực tham gia đề án quản lý tổng hợp vùng biển Quảng Ninh - Hải Phịng trong khn khổ nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ khu vực Tây Bắc vịnh Bắc Bộ do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tài trợ. Công tác quản lý nhà nước trên biển trên địa

bàn thành phố đã được quan tâm và đạt những kết quả quan trọng, có tác dụng thúc đẩy hoạt động khai thác thủy sản, khẳng định chủ quyền về biển, gắn với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh của thành phố. Cùng với những thành tựu như đã nêu ở phần trên thì kinh tế biển Hải Phịng cịn những hạn chế địi hỏi phải có sự khắc phục nhanh chóng. Những hạn chế đó là:

Tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học - cơng nghệ nói chung và cơng nghệ khai thác thủy sản của thành phố nói riêng cịn hạn chế, làm giảm khả năng tận dụng những tiềm năng, nguồn lợi thủy sản đang có từ biển để phát triển trong xu thế vươn ra biển, làm chủ biển khơi. Tình trạng xây dựng cảng biển, manh mún, thiếu quy hoạch chiến lược tổng thể, làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên biển ở Hải Phòng thời gian qua còn thiếu hiệu quả, thiếu bền vững. Việc khai thác chủ yếu do người dân tiến hành một cách tự phát, trong đó có tình trạng sử dụng các chất nổ phá hủy hệ sinh thái. Các tranh chấp vùng đánh cá của ngư dân giải quyết còn lúng túng... Cuộc sống dân cư ven biển cịn nhiều khó khăn, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý vùng bờ cịn thụ động; nguy cơ ơ nhiễm vùng biển do sự cố tràn dầu, các phương tiện giao thơng gây ra...

Hơn nữa, Hải Phịng đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển, cụ thể là:

Việc đưa vào thực thi chiến lược biển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để mũi nhọn trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Mặt khác vấn đề sa bồi chưa được giải quyết hợp lý, hàng năm chi phí nạo vét, hút luồng cho tàu cá vào cảng biển lớn dẫn đến không hiệu quả về kinh tế. Ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã biến 2 ngành kinh tế mũi nhọn là vận tải biển và đóng tàu thành gánh nặng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Hải Phịng lĩnh vực khai thác thủy sản có tiềm năng nhưng chưa có nhiều đầu tư mới, hướng ra biển xa, khai thác các ngư trường quốc tế. Tại đây mùa đông lạnh, nhiệt độ, sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu và bão

gây nhiều khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản [, tr.69-72].

Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là những loài cá ven bờ, thêm vào đó, thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn cũng tác động lớn tới mơi trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con người. Đáng lo ngại là số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải.

Nước biển ở một số nơi có biểu hiện bị axít hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và một số loại thuốc bảo vệ thực vật. Có khoảng 85 lồi hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, năng suất khai thác thủy sản giảm. Ngoài ra, một số bộ phận ngư dân dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt diễn ra khá phổ biến, làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.

Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu; tài nguyên biển chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng, chỉ chú trọng khai thác mà không quan tâm tái tạo, bảo vệ; thường xuyên bị tàu nước ngoài xâm phạm, đánh bắt và khai thác trộm tài nguyên biển; vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển, nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển.

Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của thành phố còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Đây là những hạn chế địi hỏi phải có những giải pháp tổng thể không chỉ riêng của thành phố mà cần có sự vào cuộc của các Trung ương và các địa phương lân cận. Có như vậy, hoạt động khai thác thủy sản của thành phố mới phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới [26, tr.80-84].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản ở tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w