Tăng trưởng GDP của một số nền kinh tế lớn trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 69 - 73)

STT Quốc gia GDP 2015 (%) GDP 2016 (%) GDP 2017 (%) 1 Thế giới 3.8 3.3 3.5 2 Mỹ 2.3 2.7 2.1 3 EU 1.8 1.5 1.9 4 Nhật Bản 2.1 2 1.3 5 Trung Quốc 6.9 6.7 6.5 6 Việt Nam 6.2 6.3 6.3

Nguồn: Tổng hợp của tập đoàn dệt may Việt Nam Qua bảng ta thấy tình hình GDP của một số nước, cho thấy GDP của thế

giới cũng như Việt Nam qua các năm tăng trưởng chậm điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.

+ CPI: chỉ số lạm phát thế Việt Nam năm 2017 tăng 3.53% so với năm ngoái, lạm phát Việt Nam hiện đang ở ngưỡng khá cao so với các nước trên thế giới, lạm phát cao sẽ tác động đến tiền đồng Việt Nam mất giá, nhập siêu có nguy cơ tăng vọt, thu nhập khơng đảm bảo, đời sống lao động khó khăn

Đối với ngành dệt may Việt, phần lớn là sử dụng lao động với chi phí tiền lương khá thấp so với các ngành khác nên lạm phát ảnh hưởng nặng nề đến đời sống công nhân lao động

+ Lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái:Lãi suất và tỷ giá là hai biến số của chính sách tiền tệ của chính phủ, ngân hàng nhà nước đã có nhiều cố gắng để giảm lãi suất huy động và cho vay, bình ổn tỷ giá để ổn định kinh tế vĩ mơ

Qua phân tích lãi suất huy động của kinh tế Việt Nam liên tục biến động trong nhiều năm, đây là cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng như cổ phần

Năm 2015 2016 2017

Lãi suất 9.3% 10,3 11

(Nguồn thu thập từ NHNN Việt Nam) Lãi suất huy động ở mức tương đối cao, vì vậy lãi suất đối với doanh nghiệp trong những năm này cũng gây ra khơng ít khó khăn vì đối với cơng ty Vinatex Đà nẵng, một đơn vị kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Chịu mức lãi suất tương đối cao khiến hoạt động sản xuất gặp tương đối khó khăn. Ngoài ra rủi ro về tỷ giá ở Việt Nam vẫn rất lớn khi tỷ giá danh nghĩa hiện nay vẫn thấp hơn so với tỷ giá thực, khiến cho đồng VND vẫn trong xu hướng mất giá.

2.3.1.2 Chính trị- pháp luật

Khi nổ ra các cuộc chiến tranh thương mại với xu hướng bảo hộ gia tăng, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều là 2 đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Với Mỹ, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD (năm 2017) luôn là thị trường hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Căng thẳng leo thang đi cùng với sự chậm lại của các nền kinh tế lớn đang khiến cho thương mại quốc tế sẽ đối mặt với sự giảm sút. Nhưng không như các ngành xuất khẩu khác, ngành dệt may Việt Nam thuộc một trong số ít nhóm ngành mà lợi ích nhận được từ việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sẽ vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy giảm trong thương mại toàn cầu.

Trong bối cạnh căng thẳng thương mại Mỹ- Trung leo thang như hiện nay, IVS cho rằng ngành dệt may Việt nam sẽ có cơ hội được hưởng lợi cũng như từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Đồng NDT mất giá so với USD, qua đó cũng mất giá so với VNĐ. Trong khi đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn nhất của Việt Nam, việc NDT mất giá do đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập được nguồn nguyên liệu với chi phí rẻ hơn.

Lợi ích xuất khẩu dệt may Việt Nam khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra là khi Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may Trung Quốc điều

40% 35% 30% 25% 20% 36% 36% 35% 34% 29% 15% 10% 5% 0% 14% 15% 11% 12% 13%

Việt NamTrung Quốc 20132014201520162017

đó tạo cơ hội cho DN Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ Trên thực tế, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra trong những năm gần đây.

(Nguồn: Theo số liệu của OTEXA)

Hình 2.3 : Thị phần của Việt Nam và Trung Quốc trong tổng Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ (giá trị)

Qua hình 2.3 ta có thể thấy tốc độ chuyển dịch đơn hàng từ Mỹ sang Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2017 nhanh hơn, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, trong khi thị phần của Trung Quốc liên tục sụt giảm.

Tuy nhiên, việc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra ngoài việc mang lại cơ hội song song đó là những rủi ro có thể xảy ra, khiến các sản phẩm dệt may Việt Nam bị ảnh hướng. Đơn cử, nếu phía Mỹ áp th, có thẻ có trường hợp dệt may Trung Quốc chọn Việt Nam là thị trường thay thế. Khi đó, nguy cơ phía Mỹ áp thuế “chống lẫn tránh thuế” cho dệt may Việt Nam có thể xảy ra.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, vốn bị lo ngại có thể giảm do chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể áo dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, thế nhưng đến thời điểm hiện nay điều đó đã khơng xảy ra. Nhân tố FDI lại càng nổi trội trong năm, nhất là vai trò lớn trong tăng trưởng và xuất khẩu Việt Nam của Samsung

Việt Nam; tuy nhiên tác động lan tỏa của DN này đối với nền kinh tế và DN trong nước tuy tăng dần nhưng vẫn cịn hạn chế

Tình hình chính trị trong nước được giữ vững ổn định, tiếp tục là điểm đến đầu tư của các DN nước ngoài. Năm 2017 là năm có nhiều bước tiến mạnh mẽ khi nguồn vốn FDI đạt kỷ lục về lượng và có “bước nhảy” về chất. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng trên 17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, dự báo 2018 dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ mạnh. Có được kết quả này yếu tố quan trọng nhất là nhờ tình hình chính trị ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện, chi phí lao động thấp,… Đặc biệt, việc Chính phủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư đã tác động rất tích cực đến khu vực FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Một trong những nhược điểm lớn trong việc xây dựng pháp luật của Việt hiện nay là việc nghiên cứu các định hướng chính sách yếu, thể hiện ở những yếu kém trong thu thập thơng tin, phân tích và lựa chọn chính sách phối hợp xử lý chính sách, từ đó nhiều quy định pháp luật chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mang tính tổng hợp như: đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hội nhập quốc tế.

2.3.1.3 Công nghệ

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO vào năm 2008, ngành dệt may Việt Nam đã có cơ hội hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành trên 20% mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu 2017 đạt 31 tỷ USD, có được thành cơng trên là nhờ sự đổi mới cải tiến, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, hầu hết các thiết bị ngành may được đầu tư hiện đại, tốc độ cao (4.000- 5.000 vịng/ phút) có bán dẫn tự động, đảm bảo vệ sinh cơng nghiệp, nhiều đơn vị sử dụng thiết bị chuyên dùng như dây chuyền tự động, thiết bị tự động trãi vải, cắt may…

Đây là lợi thế của các công ty ngành may ứng dụng để tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, song một vấn đề thách thức đối với ngành là công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên phụ liệu còn quá yếu, hầu như nghiêu liệu phải nhập khẩu từ nước ngồi, tỷ lệ nội địa hóa cịn khá thấp dưới 50%, vì vậy trong chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 đều đề cập đến vấn đề phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư các cụm cơng nghệ dệt nhuộm và hồn tất, phát triển cơng nghệ phụ trợ để góp phần gia tăng trong chuỗi cung ứng ngành dệt may.

Đối với công ty Vinatex Đà Nẵng công nghệ trở thành thách thức lớn, nhiều thiết bị cũ lạc hậu cần thay đổi, các đơn hàng ngày càng sử dụng công nghệ với chất lượng mới như vải Polyester chống màu thay cho chất liệu vải cotton, đòi hỏi công ty phải đổi mới thiết bị phù hợp hơn, ngồi ra cơng nghệ quản lý tiên tiến sử dụng trong tổ chức sản xuất dây chuyền là Lean Production ngày được các DN quan tâm tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa để nghiên cứu thành cơng cơng nghệ này do trình độ nhận thức của quản lý, nguồn nhân lực hạn chế và công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhà cung cấp.

2.3.1.4 Tình hình xã hội

Đối với ngành dệt may, yếu tố nguồn lao động là điều kiện cần trên hết để tồn tại hoạt động sản xuất và tạo lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố về lao động, nguồn thu nhập, các chính sách đối với người lao động luôn được công ty quan tâm

Kết quả khảo sát thu nhập chi tiêu của nhóm cơng nhân khu cơng nghiệp tại Đà Nẵng (2017) cho thấy: Thu nhập công nhân: Khoảng 3,5 đến 5,3 triệu; phụ cấp: 800.000 đồng với chi phí sinh hoạt trung bình 1.500.000

Từ khảo sát trên cho thấy, thu nhập lao động còn khá thấp so với mức sống cao tại Đà Nẵng. Đối với cơng ty Vinatex Đà Nẵng, tình hình lao động trong thời gian qua có nhiều biến động, lao động nghỉ việc do thu nhập không đảm bảo mức sống mặc dù tốc độ tăng tiền lương năm sau cao hơn năm trước là 20%, song năng suất lao động khá thấp là nguyên nhân dẫn đến công nhân nghỉ việc khá nhiều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w