Hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.5 Hiệu quả hoạt động xuất khẩu

1.1.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế

Theo Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

1.1.5.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ứng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn gốc của việc tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu và mang tính sống cịn của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận xuất khẩu là khoảng chênh lệch giữa doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu.

Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từ hoạt động khác

P = R – C P= PKD + PTC + PK

Trong đó:

P: Tổng lợi nhuận, R: Tổng doanh thu, C: Tổng chi phí PKD: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh

PTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, PK: Lợi nhuận khác + Lợi nhuận thuần: PT = R – C – TTN

TTN: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, để nâng cao đời sống người lao động, để đóng góp vào ngân sách nhà nước, để chia cổ tức và để lập quỹ doanh nghiệp Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh thực hiện của kì trước, với định mức và kế hoạch để biết được mức lợi nhuận tăng giảm so với kì trước, định mức và kế hoạch. So sánh giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ thể hiện được con số tuyệt đối mà chưa thể đánh giá được mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, để khắc phục được nhược điểm này ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tương đối.

1.1.5.1.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

TP/R = x 100%

TP/R : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu PS : Lợi nhuận sau thuế, R: tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đòng doanh thu đạt được trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ gia tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ gia tăng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

TP/VKD = x 100%

TP/VKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh PS: Lợi nhuận sau thuế, VKD: vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định

TP/VCD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Ps: Lợi nhuận sau thuế, VCD: Vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

TP/VLD = x 100%

TP/VLD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động Ps: Lợi nhuận sau thuế, VLD: Vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TP/VCSH = x 100%

TP/VCSH: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu Ps: Lợi nhuận sau thuế, VCSH: Vốn chủ sỡ hữu

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này dùng để so sánh thực hiện kì này so với kì trước, với định mức cũng như kế hoạch và để so sánh với casc doanh nghiệp khác cùng ngành.

1.1.5.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu này thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Là thước đo của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.

+ Sức sản xuất vốn kinh doanh

HR/VKD = x 100%

HR/VKD: Sức sản xuất vốn kinh doanh R: Tổng doanh thu, VKD: Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

í ộ ệ ạ ệ ấ ạ độ ẩ ấẩ + Hệ số sinh lời vốn kinh doanh

HP/VKD = x 100%

HP/VKD: Hệ số sinh lời vốn kinh doanh

Ps: Lợi nhuận sau thuế, VKD: Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

+ Suất hao phí vốn kinh doanh

HVKD/R = x 100%

HVKD/R: Suất hao phí vốn kinh doanh

R: Tổng doanh thu, VKD: Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này để phản ánh để tạo ra 100 đồng doanh thu trong kì cần bao nhiêu đồng vốn kinh doanh

1.1.5.1.4 Chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu cịn chi phí thu mua xuất khẩu lại được thể hiện bằng nội tệ Việt Nam đồng vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Đó là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu đem lại và chi phí nội tệ chi ra để có được số ngoại tệ đó

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu =

Chỉ tiêu này cho biết phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam để thu được một đơn vị ngoại tệ

1.1.5.2 Hiệu quả về mặt xã hội

1.1.5.2.1 Tăng thu ngân sách

Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức đóng góp của các doanh nghiệp bao gồm các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn nhà nước, thuế tài nguyên,…Đây là nguồn thu hết sức quan trọng để nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, chi phí cho an ninh quốc phịng, duy trì bộ máy hoạt động của nhà nước… Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì

phải càng có điều kiện đóng góp vào ngân sách nhà nước ( Bùi Xuân Lưu và Nguyễn

Hữu Khải, 2006).

Thu nhân sách tăng thêm = Thu ngân sách kỳ này – Thu ngân sách kì trước

1.1.5.2.2 Tạo việc làm cho người lao động

Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, xét trên góc độ vĩ mơ địi hỏi nền kinh tế phải tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Cịn xét ở tầm vĩ mơ thì mỗi doanh nghiệp khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp tạo ra được bao gồm số lao động làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp và số lao động có việc làm gián tiếp do liên đới từ phía đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ( Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2006).

Tổng số việc làm tăng thêm= Số lao động kỳ này – Số lao động kỳ trước

1.1.5.2.3 Nâng cao đời sống người lao động

Ngồi việc tạo cơng ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm văn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội .

1.1.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

1.1.6.1 Định nghĩa về hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Theo Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu:

Hiệu quả xuất khẩu cũng là hiệu quả kinh doanh nói chung, nó cũng biểu hiện sự tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đối với một cơng ty kinh doanh cả nội địa lẫn kinh doanh xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh doanh nói chung của cơng ty. Cịn đối với cơng ty chỉ kinh doanh xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

Tóm lại hiệu quả xuất khẩu là một loại hiệu quả kinh doanh đặc thù gắn với hình thức kinh doanh xuất khẩu

Mối quan hệ kinh doanh (QH)

Hiệu quả xuất khẩu (HQ)

Năng lực quản lý của công ty (NL) Đặc điểm thị trường (TT)

Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu (NT) Chiến lược marketing xuất khẩu (CL)

1.1.6.2 Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết về nguồn lực (Wemerfelt, 1984; Barney, 1991), Hiệu quả hoạt động xuất khẩu ( được tổng hợp bởi Aaby and Slater, 1989 và Zou và Stan,1998) và dựa vào mơ hình của tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (đề tài đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê)

Hình 1.2: Mơ hình đề xuất nghiên cứu

Các biến độc lập của mơ hình bao gồm: + Mối quan hệ kinh doanh

+ Năng lực quản lý của công ty + Đặc điểm thị trường

+ Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu + Chiến lược marketing xuất khẩu

Biến phụ thuộc của mơ hình là hiệu quả hoạt động xuất khẩu

- Xây dựng các giả thiết về mối tương quan giữa các biến

Xây dựng các giả thiết đánh giá của nhân viên về hoạt động xuất khẩu của Công ty CP dệt may Vinatex Đà Nẵng

Bảng 1.2: Các giả thiết đánh giá hiệu quả xuất khẩu từ phía nhânviên viên

Giả thiết Các biến tác động Ký hiệu Kỳ vọng

tương quan

H1 Mối quan hệ kinh doanh QH +

H2 Năng lực quản lý của công ty NL +

H3 Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước TT +

H4 Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu NT +

H5 Chiến lược marketing xuất khẩu CL +

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Từ bảng 1.2 cho thấy các giả thiết về mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập với kỳ vọng tương quan đều dương, tức kỳ vọng rằng các biến độc lập đều có tác dụng tích cực đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của CTCP Vinatex Đà Nẵng

Sau khi hồi quy, nếu kết quả giống với kỳ vọng thì chúng ta chấp nhận giả thuyết, ngược lại chúng ta bác bỏ giả thuyết. Đồng thời kết quả còn cho ta cái nhìn thực tế về các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc như thế nào để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của cơng ty đang vận hành.

Từ mơ hình đề xuất nghiên cứu trên và dựa vào mơ hình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê” – Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015), tác giả đã cụ thể hóa các biến trong mơ hình có dạng như sau:

HQ = β0 + β1QH + β2NL + β3TT + β4NT + β5CL Trong đó:

+ HQ: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu + QH: Mối quan hệ kinh doanh + NL: Năng lực quản lý của công ty

+ TT: Đặc điểm thị trường dệt may thế giới và trong nước + NT: Thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành dệt may Việt Nam đóng góp 10% giá trị sảsarsuaast cơng nghiệp tồn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt xấp xỉ

6.0 doanh nghiệp.

Nói đến dệt may là nói đến sự đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2017 đạt 31,3 tỷ USD, chiếm 14,5% tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đứng thứ 2 sau xuất khẩu điện thoại và linh kiện

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thế giới

Thị trường 2015 (Triệu USD) 2016 (Triệu USD) 2017 (Triệu USD) 2016/2015 2017/2016 Tỷ trọng 2017 (%) Mỹ 11,202 11,660 12,5 4,09% 7,2% 40,25% Châu Âu 3,479 3,667 4,005 5.4% 9,22% 12,9% Nhật Bản 2,917 3,037 3,223 4,11% 6,12% 10,38% Hàn Quốc 2,431 2,662 2,976 9,5% 11,8% 9,68% Trung Quốc 2,225 2,667 3,232 19,87% 21,18% 10,41% Nga 85 110 169 29,41% 53,645 0,54% Khác 4.441 4,429 4,953 0,27% 11,83% 15,95%

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000), thị trường Mỹ là thị trường chủ lực của dệt may Việt Nam với tỷ trọng năm 2017 đạt trên 40%, tiếp đến là các thị trường Châu Âu (tỷ trọng xấp xỉ 13%), Nhật Bản (tỷ trọng 10,38%), Hàn Quốc (tỷ trọng 9,58%), Trung Quốc (tỷ trọng 10,41%)

Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới biến động, Mỹ có tân tổng thống mới và một loạt chính sách kinh tế, tài chính từ Mỹ đảo lộn tình hình kinh tế thế giới, căng thẳng leo thang giữa các quốc gia Mỹ- Bắc Triều Tiên, Mỹ - Syria,

Liên minh Châu Âu- Nga, đã gây ra động thái tiêu cực từ các quốc gia phát triển, dẫn đến tổng cầu chung giảm, trong đó có tổng cầu dệt may thế giới. Trước những ảnh hưởng trên, các quốc gia xuất khẩu dệt may đều chịu thiệt hại khi các đơn hàng ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, áp lực giảm giá trong khi các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng vẫn là một trở ngại lớn. Để ứng phó với hiện trạng trên, trong những năm gần đây, nhằm thu hút đơn hàng, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam đều đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nội địa bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu NVL đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Indonesia, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Dưới sức ép của đối thủ, cũng như các tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế chính trị thế giới, việc tham gia các hiệp định thương mại là điều tất yếu để dệt may Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh. Kết quả, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn có dấu hiệu tích cực, có mức tăng trưởng 2015 – 2017 đều là tăng trưởng dương, đặc biệt năm 2017 tăng trưởng 2 con số (10,01% so với năm 2016) trong khi các quốc gia cạnh tranh khác đều chật vật với mức tăng trưởng khơng cao, thậm chí là âm.

1.2.2 Tình hình ngành dệt may hiện nay tại Đà Nẵng

Là thành phố trọng điểm trong khu vực miền Trung, khơng khó để nhận diện Đà Nẵng trong bản đồ phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của thành phố khơng ngừng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Năm 2017, Đà Nẵng xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố trên cả nước về tỷ trọng xuất khẩu với hơn 1,46 tỷ USD

Thành phố hiện nay có hơn 100 doannh nghiệp xuất khẩu hoạt động với những mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: dệt may, thủy sản, thiết bị điện tử và linh kiện,... Trong đó tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng chủ lực dệt may với tỷ trọng 25,9% cao nhất trong các ngành.

Tuy số lượng doanh nghiệp dệt may tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung chỉ chiếm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Mỹ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w