CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.2 Vai trò của hoạt động của xuất khẩu
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới và quốc dân
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Công tác xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do:
- Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cơng
nghiệp hóa đất nước. Cơng nghiệp hóa là những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói lạc hậu. Tuy nhiên cơng nghiệp hóa địi hỏi có số
lượng lớn vốn để nhập khẩu những cơng nghệ tiên tiến do đó trong chờ vào xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu
- Hai là, xuất khẩu đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ: Khi phát
triển ngành dệt may phục vụ xuất khẩu thì ngành chế biến ngun liệu ( bơng, may mặc, …) cũng có cơ hội phát triển theo
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất
+ Xuất khẩu là phương tiện quan trọng đêt tạo nguồn vốn và thu hút khoa học công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa kinh tế nội địa, tạo ra năng lực sản xuất mới
Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp, thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là những nước có nên ngoại thương mạnh và năng động.
Hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại:
+ Lưu thơng hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài + Tạo nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của đất nước
+ Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy
+ Xuất khẩu cịn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của một quốc gia
- Ba là, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực của công sống. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân
- Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá trình phân cơng lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh
Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế.
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
Thông qua xuất khấu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hó nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động
Qua xuất khẩu doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cở bản của mình đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: do phải chịu sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước sẽ đặt doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, điều chỉnh giá thành sản phẩm.
1.1.3 Nội dung hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngồi, nó được tổ chức thực hiện trong mơi trường kinh doanh quốc tế do đó được tổ
chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được các lợi thế nhằm đảm bảo xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS. TS. Võ Thanh Thu (2011), hoạt động xuất khẩu bao gồm:
1.1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới:
Nghiên cứu thị trường hàng hóa phải bao gồm việc nghiên cứu tồn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụ thể.
Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có quy luật vận động riêng, quy luật đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường, nắm chắt các quy luật để giải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn liên quan như thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường.
Muốn kinh doanh xuất khẩu thành công, ta phải xác định các vấn đề sau: + Thị trường cần mặt hàng gi?
+ Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào? + Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào? + Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó?
1.1.3.1.2 Dung lượng thị trường vá các yếu tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định. Nhưng nó khơng xác định mà thay đổi tình hình theo những nhân tố tổng hợp theo những giai đoạn nhất định.
1.1.3.1.3 Lựa chọn đối tác bán bn
Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an tồn và có lợi, bao gồm:
+ Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ + Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ
Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế.
1.1.3.1.4 Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy tiêu dùng,…giá cả ln gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố. Để thích ứng sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp
Ngồi ra, các doanh nghiệp còn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có thể định giá sản phẩm đáp ứng địi hởi của quy định này.
1.1.3.1.5 Thanh tốn trong thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiệu quả kinh tế trong kinh daonh xuất khẩu phần nhiều nhờ vào sự lựa chọn phương thức thanh toán. Thanh toán là bước đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng.
Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Trong xuất khẩu hàng hóa việc thanh toán phải xem xét các vấn đề:
+ Tiện tệ trong thanh toán quốc tế + Địa điểm thanh toán
+ Thời gian thanh toán + Thời hạn thanh toán
+Phương thức thanh toán: Việc lựa chọn phương thức xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và yêu cầu của người nhập hàng là có đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn. Các phương thức thanh toán thường được dùng trong ngoại thương gồm:
Phương thức chuyển tiền: là phương thức trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Phương thức ghi sổ: Người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người mua trả tiền cho người bán
Phương thức nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho khách hàng thí ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra
Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất địng cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng
Phương thức thư ủy thác mua (A/P)
Thư đảm bảo trả tiền (L/G)
Thanh tốn qua tài khoản treo ở nước ngồi
1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án này bao gồm:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinnh doanh. Sự lựa chọn này phải có tình thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan
- Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu. Đề ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Những biện pháp này bao gồm: ký kết hợp đồng kinh tế, quảng cáo,…
- Sơ bộ đánh giá hiệu qảu kinh tế của việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ suất ngoại tệ, thời gian hồn vốn, tỷ suất doanh lợi, điểm hịa vốn,…
1.1.3.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu
Nguồn hàng xuất khẩu là tồn bộ hàng hóa của cơng ty hoặc một địa phương, vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất khẩu được. Một nguồn hàng xuất khẩu mạnh rất quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
vì nó góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng hợp đồng với chất lượng tốt.
Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doannh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể thu gom hoặc ký kết hợp đồng mua với các chân hàng. Công tác thu mua nguồn hàng cho xuất khẩu bao gồm:
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
- Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
- Ký kết hợp đồng
1.1.3.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng
Theo “Đàm phán trong kinh doanh quốc tế” của GS.TS Đồn Thị Hồng Vân (2009)
1.1.3.4.1 Các hình thức đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng
- Đàm phán qua thư tín: ngày nay việc sử dụng hình thức này vẫn là phổ biến để giao dịch giữa các nhà điều kiện xuất khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư tín. Ngay cả sau này khi cả hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qau thư tín. Sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán phải ln nhớ rằng thư là sứ giả của mình đến khách hàng bởi vậy, gửi thư cần lịch sử, chuẩn các, khẩn trương
- Đàm phán qua điện thoại: Bằng hình thức này sẽ giảm bớt thời gian, giúp cho các nhà kinh dianh tiến hành đàm phán khẩn trường, kịp thời cơ. Nhưng trao đổi qua điện thoại khơng có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết định nên sau khi trao đổi bầng diện thoại cần có thủ tục các nhạn nội dung đã đàm phán
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Đây là hình thức cẩn thận, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vấn đề mà các bên cùng quan tâm tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém
- Bước 1: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra. Trong bn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình. Tùy vào đơn chào hàng nào mà chúng có tính chất pháp lý khác nhau
- Bước 2: Hoàn giá là một lời đề nghị mới do bên nhận chào hàng đưa ra sau khi đã nhận được đơn chào hàng của ben kia nhưng khơng chấp nhận hồn tồn giá chào hàng. Khi hồn giá thì coi như chào hàng trước đó bị hủy bỏ. Trong kinh doanh quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc
- Bước 3: Chấp nhận là sự đồng ý hoàn tồn tất cả mọi điều kiện chào hàng mà phía bên kia đưa ra, khi đó tiến hành ký kết hợp đồng
- Bước 4: Xác nhận sau khi hai bên đã thỏa thuận cới nhau về điều kiện giao dịch thì ghi lại tất cả những đã thỏa thuận gửi cho bên kia. Đó là văn bản có chữ ký của cả hai bên
1.1.3.4.2 Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hóa
Sau khi các bên mua và bán tiến hàng giao dịch, đàm phán có kết quả thì đi đến lập và ký kết hợp đồng. Hợp đồng có quy định rõ ràng và đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Hợp đồng thể hiện bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta. Đây là hình thức tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tránh được những biểu hiện không đồng nhất trong ngơn từ hay quan niệm vì các đối tác tham gia thuộc các quốc tịch khác nhau.
Các điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phải phán ảnh đúng và đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng là thứ ngôn ngữ phổ biến mà hai bên cùng thông thạo
- Chủ thế ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết
- Hợp đồng nên đề cập đầy đủ các vấn đề vầ khiếu nại, trọng tài đề giải quyết tranh chấp nếu có tránh tình trạng tranh chấp kiện tụng kéo dài