Phương đình là một tịa nhà vng, được dựng ngay sau nghi môn, liền ngay trước gian giữa Đại bái, làm thành một trục thần đạo đăng đối cho ngôi
đình. Tồn bộ sức nặng của tịa Phương đình được dồn xuống 16 cột gỗ lim to,
các cột này đặ trên những tảng kê bằng đá xanh, riêng 4 cột cái ở giữa là 4 chân tảng kê tròn cổ lượn hình trái giành, bốn góc là bốn cột xây bằng gạch đỡ các
đầu đao, bốn phía mặt Phương đình để trống thống. Tịa Phương đình quy mơ
không lớn nhưng là một kiến trúc đẹp thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân xa để lại cho đời sau. Tịa Phương đình là cơng trình có nền hình vng với hai
phần bờ dải và bờ guột được trang trí bởi dải hoa chanh với hoa văn lá lật, phần
cổ diêm được tôn cao lên để đỡ phần mái trên. Giữa hai lớp mai có trang trí
hình tượng lưỡng long chầu nhật. Bộ vì nóc của tịa Phương đình được kết cấu theo kiểu “ chồng rường trụ trốn” [PL ảnh số 12]. Đỡ thượng lương là một đấu hình thuyền có khắc chữ thọ và phần dưới được đỡ bằng một con rường bám mộng vào cột trốn. Hai cột trốn hai bên đặt chân lên trên câu đầu. Bên cạnh hai cột trốn là hệ thống rường cụt được đặt trên câu đầu khá vững chắc, các kẻ góc
được tạo tác đơn giản, được bào trơn kẻ soi và phần cổ diêm có tạo các ơ để
giảm bớt đi sự khô cứng của kết cấu kiến trúc. Tuy thức kiến trúc vì nóc của
tịa Phương đình có kết cấu tương đối đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được kết
cấu vững chắc cho tồn bộ cơng trình. Các kẻ cốn và đầu dư đều được chạm nổi bong kênh với các trang trí hình rồng và lá lật. Đặc biệt trên phần câu đầu còn lưu lại dòng chữ hán ghi niên đại khởi dựng của tòa Phương đình: “ Hồng triều Bảo Đại tứ niên, tuế thứ Kỷ Tỵ thập nhất nguyệt sơ tứ nhật thụ trụ thượng lương Tùng Đình danh tại tích Đình Xun sáng ư kim ngân ước tam thiên kế
nhãn đồng nhất hảo tâm” [PL ảnh số 13]. Tạm dịch là: “ Tòa nhà được xây
được xây vào ngày mùng 4 tháng Mười một năm 1929 và ghi xưa kia tên được
lưu truyền lại đó là ấp Tùng Đình”.
Trên hai xà dọc thượng đặt hai bộ vì nóc ván mê đỡ thượng lương và các hồnh của hai mái chính.Hai mái hồi làm nhỏ hơn so với kiểu mái hiên. Bờ trên mái hồi đắp vữa luyện kiểu vỉ ruồi có lưỡi trai rộng quay lên trên tạo dáng lạ. Hai vỉ ruồi này ngăn ảnh hưởng của mưa, nắng cho bộ khung gỗ bên trong.