Thổi cơm th

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng công đình (xã đình xuyên, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 103 - 110)

Theo các cụ cao tuổi ở thơn Cơng Đình kể lại: vào thời Lý, để giúp

Nguyễn Nộn đánh giặc được thắng trận và tạo điều kiện cho binh lính ăn no nê trước khi ra trận, các bô lão trong làng đã họp bàn khẩn cấp, chỉ huy mọi người tích cực chuẩn bị nấu cơm để khao quân. Được quê hương cổ vũ, các chàng trai hăng hái lên đường cùng Nguyễn Nộn ra trận đánh giặc. Trận đó, đội quân do

Nguyễn Nộn chỉ huy đã giành được thắng lợi lớn cũng từ đấy mà hội thổi cơm thi ra đời bảo tồn cho đến ngày nay. Cứ vào ngày 12-2 âm lịch hằng năm, nhân dân làng Cơng Đình và khách thập phương tổ chức hội thổi cơm thi để cúng tế

nhị vị thành hoàng. Cuộc thi được tổ chức tại sân đình, xưa kia có các giáp

trong làng tham dự. Ngày nay đối tượng tham dự phải được đăng ký và lựa

chọn trước. Theo khảo sát thực địa ở lễ hội Đình làng Cơng Đình, trị chơi thổi cơm thi là trò chơi rất hấp dẫn yêu cầu sức khỏe và độ khéo léo cao. Ngày nay, cả làng Cơng Đình có 9 thơn sẽ tham gia trị chơi. Mỗi thơn lựa chọn ra một

đội, mỗi đội có thành phần 5 người số lượng nam nữ không quy định rõ. Các

chàng trai khỏe mạnh với trang phục hết sức đơn giản: áo đỏ, đầu quấn khăn

đỏ; cịn nữ mặc áo dài trắng. Sau khi đã có thành phần thi, ban tổ chức sẽ giao

cho mỗi đội 5kg thóc, ba cây mía, một con gà, một ít củi để các đội chuẩn bị nguyên liệu cho cuộc thi.

Sau khi những hồi trống nổi lên, các chàng trai, cô gái đại diện cho các thôn ra mắt dân làng. Những lá cờ hội được các trai làng phất lên, chia làm ba cánh tượng trưng cho các đạo quân của ba "Hoài Đạo Vương" khi phất cờ đánh giặc. Khi bắt đầu vào cuộc thi, các thơn nhận thóc về để giã. Một điều đặc biệt là ở cuộc thi này, ban tổ chức chỉ đưa thóc cho đội chơi chứ khơng đưa dụng cụ để giã gạo. Các đội phải tìm cách để làm cho thóc thành gạo, đây là một kỹ thuật rất khó. Quang cảnh của trò chơi thổi cơm thi rất náo nhiệt bởi đội nào

cũng mong muốn đội mình chiến thắng. Các đội sau khi giã gạo xong phải

nhanh chóng sàng gạo để bóc tách phần trấu ra. Kỹ thuật sàng gạo phải khéo có như thế mới tạo cho gạo độ trắng cần thiết và khi nấu cơm lên mới có ngon

được. Đội nào không làm kỹ công đoạn này khi nấu cơm lên có màu khơng

trắng sẽ khơng đảm bảo được vẻ mỹ thuật của sản phẩm. Nét độc đáo nữa của hội thổi cơm thi trong lễ hội đình làng Cơng Đình đó là bằng kỹ thuật điêu

nhất. Mỗi đội chơi được ban tổ chức giao cho 3 cây mía phải có trách nhiệm ăn hết 3 cây mía đó để làm “ củi” đun. Đây là một khâu hết sức phức tạp bởi chỉ có 5 người trong đội ăn hết 3 cây mía là rất khó khăn. Khó khăn hơn nữa khi

mía phải được nhai kỹ hết sạch nước thì mới đun được. Nhai mía khơng kỹ,

cịn nước sẽ khơng thể đun được, lửa khơng bén và rất dễ bị khói. Cơng việc

này mất khá nhiều thời gian của các đội chơi. Khi đã có củi lửa, các chàng trai thi bắt gà để làm thịt lễ thánh đồng thời các chàng trai lại phải nhanh chóng vo gạo nấu cơm. Nồi nấu cơm được đặt lên ba viên gạch hoặc có đội lại đặt lên bếp kiềng đã chuẩn bị sẵn. Trong q trình thi mỗi đội có một cách làm khác nhau. Đội thì cử hai người chuyên ăn mía để lấy củi, người khác thì giã gạo. Có đội thì tập trung nhân lực làm hết việc này rồi mới đến việc khác. Sau khi

đã nổi lửa và các nguyên liệu đã sẵn sàng, các đội bắt đầu thể hiện sản phẩm

của mình. Cuộc thi cứ thế diễn ra cho đến khi cơm chín và gà chín.

Khi đã hồn thành cơng việc các đội dùng khăn ướt nắm cơm thành từng nắm. Cơm yêu cầu phải chín, dẻo, thơm, gà luộc vừa lửa và đảm bảo được thẩm mỹ cao. Mỗi công đoạn của cuộc thi đều được điểm, thôn nào giành thắng lợi chung cuộc sẽ được làng ban thưởng, phần lớn là các phần thưởng tượng trưng. Sau khi kết thúc phần thi, các cụ cao tuổi trong làng dâng cơm, gà, trầu lên bàn thờ Nhị vị Thành hoàng, dân làng biểu diễn tiết mục múa trống thể hiện sự hân hoan, phấn khởi của toàn dân khi chiến thắng giặc trở về. Hội thổi cơm thi ngày xuân thật sự đã tạo được ấn tượng và thu hút du khách gần xa.

Trò thổi cơm thi phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa ở Việt Nam. Tùy theo tập quán của từng địa phương, trò thổi cơm thi được tiến hành ở mỗi nơi một khác, nhưng nó khơng chỉ là một trị chơi giải trí trong dịp lễ hội. Sản phẩm đoạt giải của cuộc nấu cơm thi được coi là vật phẩm quý giá để cúng thần linh. Tất nhiên, muốn có cơm thì phải có gạo và phải biết nấu, biết thổi. Dù khơng khó khăn lắm, nhưng nếu khơng học hỏi, tập luyện thì cũng

khơng thể nấu cơm ngon. Do vậy, trò "thổi cơm thi" đã xuất hiện khá nhiều

trong các hội làng ở những vùng có đơng cư dân trồng lúa. Theo các tư liệu hồi

cố, trò thổi cơm thi cũng đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Người thì bảo thổi cơm thi là để có cơm nhanh cho binh sĩ kịp ăn trước khi lên

đường ra trận. Người thì nói thổi cơm thi là một trị vui giải trí trong ngày

hội. Tuy nhiên, với cách nhìn của người dân làng Cơng Đình, người ta vẫn có thể nói rằng, thổi cơm thi là một trò diễn nhằm thể hiện lòng quý trọng lúa gạo, trau dồi thao tác chế biến một sản phẩm nông nghiệp quan trọng bậc nhất do chính tay họ làm ra. Có thể tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà trò thổi cơm thi được tiến hành ở mỗi nơi một khác. Nơi thì tổ chức giữa sân đình, nơi thì thi thổi trên thuyền ở giữa hồ nước, nơi thì phải tự kéo lửa, nơi thì vừa kết hợp làm thêm việc khác... Nhưng dù tổ chức ở đâu và cách thức như thế nào thì cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn: nhanh và thật ngon, bất luận trong hoàn cảnh nào. Khi nghiên cứu về lễ hội thổi cơm thi chúng tơi thấy có một vài

điểm khác biệt giữa thổi cơm thi của lễ hội đình làng Cơng Đình với các lễ hội

khác. Có thể kể ra một số kiểu thi trong trò chơi này như:

Trường hợp thứ nhất như ở hội làng Cao Đài, huyện Mỹ Lộc, Nam Định thì thành viên tham dự là các cô gái chưa chồng trang phục đẹp. Họ vừa thổi cơm vừa phải bế một đứa trẻ chưa đầy một tuổi và giữ một con cóc khơng cho nó nhảy ra khỏi cái vịng trịn có đường kính chừng 1 m. Ðịa điểm dự thi là khu

đất bằng phẳng bên cạnh đình làng, thời gian quy định là cháy hết một nén

hương dài khoảng 40 cm. Các cô gái dự thi đều phải buộc một sợi dây bao ở lưng để cài vào phía sau dây bao ấy một cái cần câu uốn cong về phía trước mà treo niêu thổi cơm. Vật dụng kèm theo là một nắm bùi nhùi, hai thanh nứa để kéo lửa, nhai mía lấy bã làm củi. Mọi người dự thi phải tự mình thực hiện các khâu kéo lửa, nhóm lửa, thổi cơm, giữ đứa trẻ khơng khóc, giữ cóc khơng ra khỏi vịng trong khoảng thời gian quy định.

Sau khi thẻ hương cháy hết, những ai thổi được niêu cơm chín tới, thơm dẻo, khi đập vỡ niêu có một lớp cháy vàng ơm lấy chung quanh và trong q trình thi mà con khơng khóc, cóc khơng nhảy ra khỏi vịng trịn là đoạt giải. Làng sẽ trao giải thưởng và đem nồi cơm đoạt giải ấy vào đình làm lễ cúng thổ cơng cùng với thần nơng, thành hồng.

Trường hợp thứ hai ở lễ hội làng Cảnh Thụy ở Yên Dũng, Bắc Giang.

Cũng có phần tương tự như kiểu trước về mặt vật dụng nhưng người dự thi là những cô gái cải trang thành con trai, trong lúc thi họ khơng đứng một chỗ mà

phải đi vịng quanh đình theo quy định một số vịng thì cơm phải chín, phải

thơm dẻo. Ở trường hợp thứ hai này thời gian phải dài hơn bởi vì vừa đi vừa

thổi thì niêu cơm sẽ đung đưa làm cho lửa khó tập trung vào đáy niêu, vả lại

gió thổi trong lúc vận động cũng giảm bớt độ nóng của lửa. Trong trường hợp

ấy nếu người thi không điều khiển tốt thì rất có thể cơm khơng chín hoặc chín

khơng đều. Ði hết số vịng quy định thì dừng lại. Cơm người nào chín, ngon,

khơng vương vãi quanh nồi thì sẽ được thưởng, được đưa vào đình cúng thần linh để cầu lộc, cầu may.

Trường hợp thứ ba: Những người dự thi, từng đôi một, vừa bơi thuyền

trên hồ, vừa thổi cơm thi. Ðây là kiểu thuyền thúng đan bằng tre, bơi bằng tay, luôn luôn chồng chềnh, nếu không khéo là lật xuống nước. Từng đôi phân công nhau một người bơi, một người thổi cơm và bơi hết một số vịng quy định thì phải dừng lại dù cơm đã chín hay chưa. Người thi cũng phải chuẩn bị dụng cụ

đánh lửa, nhóm lửa và củi để đốt (củi ở đây là những que đóm chứ khơng phải

là bã mía như kiểu thi thứ nhất). Cơm thi cũng nấu bằng nồi đất, buộc vào một cái cần phía trước mũi thuyền, đáy nồi chỉ cách mặt nước khoảng 20cm. Kiểu thi này khó hơn hai kiểu trước vì khoảng cách đốt lửa quá ngắn (20cm). Nếu

đốt sát đáy nồi thì cơm dễ bị cháy nhưng trong ruột vẫn chưa chín nhừ; nếu đốt

rất khó nhóm lại, nếu nhóm được cũng đã hết thời gian. Trên trường thi lại có giám thị kiểm sốt nghiêm ngặt từ điểm xuất phát đến điểm về đích. Thi thổi cơm trên thuyền đã khó, lại tổ chức vào buổi tối nên mọi thao tác đều khó khăn. Tuy vậy, do có sự tập luyện, chuẩn bị chu đáo nên nhiều đơi vẫn giành được giải. Ðó là những thuyền bơi về đích sớm nhất lại thổi được cơm chín, cơm dẻo Như vậy, trò thổi cơm thi trong lễ hội Đình làng Cơng Đình khơng chỉ là một trị chơi giải trí, thi tài trong dịp lễ hội mà nó thực sự cịn là loại trị diễn mang yếu tố nghi lễ. Sản phẩm của cuộc nấu cơm thi thường được coi là hình

thức cúng thần linh với ý nghĩa phẩm vật ấy đã được tạo ra từ những gì quý giá,

tinh khiết, trong trắng nhất, mất nhiều công sức và được cả cộng đồng ủng hộ từ khâu chuẩn bị đến lúc hoàn thiện sản phẩm biểu trưng cho lịng thành kính của cộng đồng đối với thần linh. Trò thổi cơm thi phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, ý thức tôn trọng sản phẩm nông nghiệp là hạt

thóc, hạt cơm. Có thể ở các địa phương khác nhau có các cách thi thổi cơm

khác nhau biểu hiện độ khó khăn, phức tạp khác nhau. Nhưng chung quy lại trò

thổi cơm thi cũng là yếu tố quan trọng, một tín hiệu riêng để chúng ta có thể

nhận ra nét khác biệt giữa các lễ hội cổ truyền của từng vùng miền. Thổi cơm thi là một thành tố trong cấu trúc tổng thể lễ hội cổ truyền. Thành tố này có thể

chỉ xuất hiện ở một vài lễ hội diễn ra tại một số vùng miền nhưng nó đã trở

thành một trong những hành động hội thu hút và làm say mê đơng đảo dân

chúng. Và như vậy trị thổi cơm thi hội đủ điều kiện để có thể tồn tại mãi mãi.

- Cờ tướng

Là trò chơi dân gian xuất hiện từ lâu và rất phổ biến trong các lễ hội xưa

và lễ hội ngày nay. Vào dịp lễ hội làng Cơng Đình lại tổ chức chơi cờ bỏi, hình thức cờ bỏi khác đơi chút so với cờ người bởi cờ bỏi thì chỗ vị trí của qn cờ khơng có người đứng mà là những biển gỗ khắc hình hoặc tên quân cờ cắm trên

các cọc gỗ sơn màu khác nhau có sơn son thếp vàng cầu kỳ. Giao điểm nằm trên các đường ngang dọc trên bàn cờ được chôn các ống tre để cắm các biển cờ. Đánh cờ này có người cầm cờ phất đi trước. Thường ở một số nơi có tiếng trống thúc của người điều khiển cuộc thi. Nhưng ở đây trọng tài trực tiếp ngồi

trên cao điều khiển cuộc thi. Thời gian dành cho mỗi nước đi được quy định

trước khi diễn ra cuộc thi. Thành phần tham gia chơi được lựa chọn trong làng Cơng Đình từ trước. Khơng phải ai cũng được thi chơi cờ tướng trong dịp lễ hội. Đến ngày chính hội đó là màn thi đầu của các “cao thủ” đã được lựa chọn từ trước đó. Phải là những người chơi cờ giỏi mới lọt được vào thi đấu trong

ngày chính hội.Trong khi thi đấu có người theo dõi xà xem ở xung quanh.

Những người thắng đấu loại với nhau. Hôm cuối cùng là hôm phải giả cờ, ai giữ được đến lúc đó sẽ được gải thưởng của làng. Đánh cờ khơng chỉ là trò chơi

đơn thuần mà phải vận dụng trí tuệ cao, phải có sự tính tốn trong từng nước đi. Đấu cờ tướng thu hút được đông đảo người xem đã cho thấy sức hấp dẫn

của trò chơi này.

- Chọi gà

Chọi gà là một trò chơi gải trí truyền thống rất phổ biến ở lễ hội đình

làng Cơng Đình xưa nay. Gà được lựa chọn đến chọi phải là “ mình chơng, mỏ quắp, cảnh vỏ trai, quản ngắn, đùi dài, chẳng sợ ai”.Những con gà như thế người ta hay gọi là gà chiến. Trước khi đưa gà vào cuộc người ta phải đưa gà chọi ra

để so về chiều cao, cân nặng nếu thấy tương đương nhau mới cho chọi. Để có được gà tham dự , việc ni dưỡng và chăm sóc cũng như rèn luyện gà địi hỏi

rất nhiều cơng phu và kiên trì bền bỉ.

Khi lựa chọn các cặp gà vào chọi, thời gian diễn ra giữa các hiệp đấu

khoảng 15 phút, sau đó giữa các hiệp đấu nghỉ khoảng 5 phút. Gà sẽ chọi trong

đến khi nào một trong hai con thua. Cũng có nhiều nhiều trường hợp các cặp

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng công đình (xã đình xuyên, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)