- Bịt mắt bắt vịt
3.3. Giải pháp bảo tồn lễ hội đình làng Cơng Đình
Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội đình làng Cơng Đình cần phải
dựa trên những nghiên cứu khoa học, tìm hiểu tiến trình và kinh nghiệm tổ chức lễ hội xưa để từng bước khôi phục lại lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội ngày nay. Là một trong những thành phần cấu thành tồn bộ giá trị lịch sử văn hóa của di tích đình làng Cơng Đình, lễ hội là một giá trị văn hóa phi vật thể rất cần được quan tâm và chú ý. Thực tế hiện nay là lễ hội truyền thống khơng cịn
được diễn ra đều đặn hàng năm . Năm khơng mở hội thì chỉ cịn lại những nghi
thức cúng tế thơng thường, năm mở hội thì cũng chỉ tồn tại một số nghi lễ cơ bản trong lễ hội, toàn bộ phần diễn xướng đã bị mai một. Vì vậy để có thể bảo tồn , khai thác, phát huy được giá trị của lễ hội, chúng ta cần có những phương án cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát huy lễ hội.
- Tiến hành sưu tầm các tài liệu văn bản ghi chép trước kia về lễ hội đình làng Cơng Đình hiện cịn có thể được lưu giũ ở nơi này, nơi khác (ví dụ như trong hương ước cũ, trong ghi chép của các dịng họ…)
- Tìm hiểu, khai thác và ghi chép các nghi thức của lễ hội cũng như các hoạt động liên quan đến lễ hội, nhất là phần các trị diễn xướng ở trong dân gian thơng qua các bậc cao niên, hay những người đã từng được chứng kiến và tham
dự hoạt động của lễ hội. Qua các hồi ức của các cụ cao niên trong làng cùng
với việc thơng qua các tư liệu có thể khơi phục dần các quy trình, diễn biến của lễ hội xưa
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về vai trò và tầm quan trọng của việc khôi phục lễ hội để mỗi thành viên trong cộng đồng có ý thức hơn trong việc khơi phục, bảo tồn và phát huy lễ hội đình làng Cơng Đình. Cần phải có chương trình giáo dục cộng đồng, vì rằng nếu cộng đồng khơng muốn, khơng đồng thuận với mong muốn khôi phục lễ hội của người làm cơng tác quản lý văn hóa thì đó là một việc rất khó thành.
- Để khơi phục lễ hội cũng cần phải có nguồn tài chính nhất định để làm chi phí cho hoạt động này. Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ được một phần nào đó cho việc nghiên cứu, điều tra, ghi chép… về nội dung lễ hội. Cịn tổ chức lễ hội hàng năm hồn toàn do cộng đồng dân cư địa phương lo liệu. Nếu khơng khéo vận động, tổ chức huy động thì cũng rất khó thành cơng.Tăng cường cơng tác xã hội hóa nguồn kinh phí để giảm gành nặng từ Nhà nước trong việc khôi phục và tổ chức lễ hội
- Trong q trình khơi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội, cần
đặc biệt chú ý tính truyền thống của nó. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện
nay, bên cạnh nhiều tố tích cực cịn có những nơi này nơi kia, lúc này lúc kia lợi dụng việc tổ chức các hoạt động lễ hội để đưa ra những hoạt động thiếu lành mạnh, tiêu cực, làm cho giá trị của lễ hội bị sai lệch đi phần nào đó làm biến chất các hoạt động của nó.
KẾT LUẬN
Làng Cơng Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
nằm ở vùng đất cổ gần dịng sơng Thiên Đức xưa, nơi con người tụ cư lập làng từ rất sớm, với nghề nông nghiệp lúa nước. Trong quá trình hình thành và phát triển dưới tác động của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và con người, làng Cơng Đình đã phát triển thành một làng quê trù phú, bên cạnh nghề
nơng trồng lúa nước cịn có nghề thủ cơng, bn bán. Từ điều kiện đó có tác
động khơng nhỏ quy định nên những đặc điểm về sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo,
phong phú khác với một xã thuần nơng đơn giản. Các thiết chế tín ngưỡng dân
gian của làng Cơng Đình cũng mang những sắc thái riêng biệt đó. Chính từ
khơng gian ấy đã sản sinh ra biết bao những giá trị văn hóa. Các di tích lịch sử văn hóa của làng Cơng Đình bao gồm đình làng, miếu làng, chùa và đền đều có lịch sử ra đời từ lâu và tồn tại cho đến ngày nay đã chứng kiến biết bao sự thay
đổi và phát triển của làng.
Thông qua việc nghiên cứu về tất cả những giá trị di sản văn hóa làng Cơng Đình, những giá trị văn hóa cịn hiện hữu và những giá trị đã mất đi chúng ta có thể nhìn nhận được tồn bộ khơng gian văn hóa của làng Cơng Đình, ảnh hưởng của đình Cơng Đình, của vị thần được thờ với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Cơng Đình. Đình Cơng Đình nằm trong một mặt bằng khơng gian khá rộng và thống, có những nét cơ bản của làng Việt châu thổ Bắc bộ trong
đó nói lên tầm quan trọng của ngơi đình làng.
Đình Cơng Đình thờ nhị vị Thành hồng là Cây Gạo tơn thần và Hồi Đạo Vương Nguyễn Nộn. Đối với dân làng thì hai vị Thành hồng là những
người có cơng với nước với dân, che trở và phù giúp cho dân làng Cơng Đình khỏi những tai ương dịch họa. Một điều đặc biệt ở di tích đình làng Cơng Đình là việc bên canh đình thờ nhị vị Thành Hồng thì cịn có Miếu Cơng Đình thờ Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn và Đền Trúc Lâm thờ Cây Gạo tơn thần. Trong
đó ngơi đình làng là có quy mơ kiến trúc to và bề thế nhất. Đình làng Cơng Đình được xây dựng từ năm Cảnh Trị thứ 6 và trải qua quá trình tồn tại và phát
triển đình cũng được nhân dân và những người công đức tu sửa nhiều lần để tạo ra diện mạo ngày nay với các hạng mục cơng trình bề thế uy nghi: Nghi mơn, Phương đình, Đại bái, Hậu cung. Cùng với kiến trúc là hệ thống di vật có niên đại ra đời từ thế kỷ XVII đến nay bao gồm nhiều chất liệu như giấy, gỗ,
đồng, đá… thể hiện lịng thành kính ngưỡng mộ của dân làng Cơng Đình với
vị thành hồng làng mình.
Với những dấu vết trên kiến trúc cho ta thấy đình Cơng Đình được xây dựng vào thế kỷ XVII, thời kỳ đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc tạo hình
dân gian của đình làng Việt Nam. Nghiên cứu tìm hiểu về đình Cơng Đình cùng
các di tích khác trong làng Cơng Đình như miếu, chùa , đền đã thể hiện những giá trị về mặt lịch sử và văn hóa - nghệ thuật.
Về mặt lịch sử: Việc nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật được thờ tại di tích
đình Cơng Đình và nghiên cứu về niên đại khởi dựng của ngơi đình cho chúng
ta biết về tình hình nước ta ở giai đoạn lịch sử đó.
Về văn hóa nghệ thuật: Được biểu hiện trên hai góc độ, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Về văn hóa vật thể ở đây là những giá trị văn hóa thể hiện ở cơng trình kiến trúc mang dấu ấn của kiến trúc của thế kỷ XVII . Với quy mô kiến trúc tuy chưa phải đồ sộ, to lớn song có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận cấu thành kiến trúc: Nghi mơn, Phương đình, Đại bái, Hậu cung
tất cả đã tạo nên một chỉnh thể đăng đối, cân xứng, đáp ứng được chức năng
của một ngơi đình – trung tâm văn hóa làng xã thời phong kiến. Hơn nữa, giá trị vật thể còn thể hiện qua các mảng chạm khắc trên mọi kết cấu kiến trúc của ngơi đình. Những mảng chạm khắc trang trí với các đề tài phong phú, biến thể từ hình tượng tứ linh, tứ quý , hổ phù….biến thể cùng hoa lá, cây cỏ, mây nước…mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, được thể hiện
với kỹ thuật chạm nông, chạm lộng, giả bong kênh tinh tế và điêu luyện của các nghệ nhân dân gian.
Bên trong cơng trình kiến trúc là các cổ vật, di vật có giá trị về mĩ thuật, tiêu biểu như bia đá, tượng thờ, khám và ngai thờ, các đồ thờ, kiệu rước, hoành phi, câu đối cùng các cổ vật giấy như thần phả, sắc phong. Đây là những tư liệu
quý, đáng tin cậy để xác định niên đại là minh chứng xác đáng cho quá trình
xây dựng và tồn tại của di tích, là sử liệu cho việc tìm hiểu lịch sử phát triển làng xã cộng đồng
Về văn hóa phi vật thể: Theo các tư liệu Hán-Nơm của đình như Thần phả, sắc phong cùng tư liệu truyền thuyết dân gian thì đình Cơng Đình thờ vị thần thành hồng là Hồi Đạo Vương Nguyễn Nộn và Cây Gạo tôn thần là những người có cơng đối với nhân dân. Lễ hội của đình Cơng Đình là lễ hội thờ Thành hồng làng,lễ hội cũng là nơi mà người dân gửi gắm những khát vọng về một cuộc sống no đủ bình an, giàu có, sức khỏe đến các vị thành hồng, là nơi diễn ra các trò chơi với sự tham gia đông đảo của dân làng . Việc tổ chức lễ hội là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân làng Cơng Đình với những vị thần có cơng, và đã tạo nên những giá trị văn hóa riêng biệt cho làng Cơng Đình.
Đình làng Cơng Đình là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật có
giá trị nhiều mặt của xã Đình Xun, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nơi
đây hội tụ đầy đủ mọi giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật của một
thiết chế tín ngưỡng dân gian làng xã cổ truyền. Những giá trị tiêu biểu này đã
đưa ngơi đình vượt qua khơng gian hạn hẹp của làng, xã để hòa nhập vào kho
tàng di sản văn hóa vơ giá của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Việc bảo tồn lâu dài các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đình làng Cơng
Đình là một điều hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà
hàng loạt các di tích đang trong tình trạng xuống cấp, lễ hội đang bị mai một, quên lãng một phần thì vấn đề bảo tồn di tích càng cần được quan tâm và có ý
nghĩa quan trọng. Bởi vì, trước hết đó là tấm gương sáng ngời giáo dục lịng
u nước, giáo dục truyền thống đền ơn đáp nghĩa cho mọi thế hệ dân làng,
nhất là các thế hệ trẻ, kế cận đang lớn lên trong thời buổi kinh tế thị trường.
Đồng thời việc bảo tồn này còn nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, cốt cách
của dân tộc để đưa vùng nông thôn ven đô Hà Nội phát triển bền vững trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.