- Tòa Hậu Cung
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc
Một trong những giá trị đặc trưng của di tích đình làng là giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật. Vẻ đẹp của kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phản ánh hơi thở của thời đại sản sinh ra di tích ấy. Chính vì thế kiến trúc và điêu khắc, trang trí trên kiến trúc là hai bộ phận có liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo ra sự hồn hảo cho cơng trình nghệ thuật đạt tới đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ . Nếu như kiến trúc phản ánh một giai đoạn phát triển của kỹ thuật xây dựng thì trang trí trên kiến trúc lại phản ánh sâu sắc tư tưởng xã hội và trình độ thẩm mĩ của thời đại đó. Tuy nhiên, những đặc trưng của thời đại khơng phải là sự tách biệt độc lập mà có sự kế thừa nguồn mạch của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Mỹ thuật đình làng là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố, phản ánh diễn trình lịch sử của mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX. Ở mỹ thuật đình làng rất đậm bản sắc văn hóa Việt, thể hiện tâm hồn
tình cảm của người Việt qua mấy trăm năm lịch sử. Những thành tố mỹ thuật
đình làng khơng phải riêng biệt, tách rời nhau mà có mối quan hệ khăng khít, đan xen bổ sung cho nhau, cùng phục vụ cho những chức năng tổng hợp của các
ngơi đình làng. Mỹ thuật dân gian ở đình làng thường bao gồm hai thành tố cơ bản: kiến trúc (bao gồm cảnh quan mơi trường, bộ khung gỗ, bộ mái, các bộ vì kèo, các thành phần bao che…). Điêu khắc (bao gồm tượng và phù điêu. Trong
đó phù điêu chủ yếu là chạm khắc trên gỗ - nơi có vị trí nổi bật). Ngồi ra, mỹ
thuật đình làng cũng bao gồm cả tranh vẽ, nghệ thuật trang trí đồ thờ.
Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất đều được sáng tạo ở làng và
gắn liền với thiết chế tơn giáo như: đình làng và chùa làng. Nếu phân chia điêu khắc thành hai mảng tượng tròn và phù điêu, thì thành tựu tượng trịn nghiêng về chùa, phù điêu ở đình làng nổi trội hơn về số lượng và sự phong phú của đề tài [21, tr. 47].
Đình Cơng Đình là cơng trình có sự đan xen, tồn tại và biểu hiện của
nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong đó phản ánh rõ nét nhất vẫn
phải kể đến phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII với các mảng chạm khắc, các đồ án trang trí. Và đặc biệt trong sáng tạo nghệ thuật những người thợ thủ công Việt Nam đã biết cách điệu, biến hình những đề tài phổ biến và quen thuộc trong trang trí kiến trúc hoặc tách riêng: Long, Ly, Quy, Phượng; hoặc kết hợp rồng - mây- cá- nước; sen - rùa . . . sử dụng hoa văn ký tự để trang trí. Những
chữ "Thọ" được cách điệu theo lối triện, hoa văn hình học, hoa lá cách điệu
được kết hợp khéo léo với những con vật linh thiêng để làm tăng giá trị nghệ
thuật phục vụ nội dung, tính chất tư tưởng của cơng trình. Phân chia khơng gian trang trí, chú ý đến trọng điểm, chính - phụ, chủ - thứ, sáng - tối, thể hiện một cách rõ ràng trong tồn bộ đồ án trang trí. Với điêu khắc nghệ thuật trang trí, có thể khái qt rằng, ít có loại hình nào được thể hiện một cách hết mình và phong phú như trang trí đình.
Thơng thường, hạng mục kiến trúc được trang trí nhiều nhất là tịa Đại bái
đình. Những phần kiến trúc được chú ý trang trí nhièu nhất là các lá gió, các bức
cốn, đầu dư, thân bẩy kê các bộ vì nóc và mặt ngồi bộ vì cửa cung cấm.
Đình làng Cơng Đình, ngồi kết cấu kiến trúc có giá trị đặc biệt cho một
thời điểm ra đời cụ thể ở thế kỷ XVII, cịn là một di tích có giá trị nghệ thuật cao. Điểm nổi bật của nghệ thuật trang trí ở đây là có nhiều bộ phận trong kiến trúc được trang trí khơng quá dày đặc nhưng vẫn thể hiện được những sự tinh tế và phong cách nghệ thuật nhất định. Các đề tài chạm khắc tập trung vào các hình tượng chủ yếu như: tứ quý, tứ linh, biểu tượng tự nhiên, cây cỏ linh thiêng, linh thú, chữ thọ.
2.1.4.1. Trang trí kiến trúc Nghi mơn
Nghi mơn đình Cơng Đình được xây dựng hồn tồn bằng vơi vữa. Tuy nhiên các mảng kiến trúc trang trí ở nghi mơn cũng thể hiện được độ tinh xảo và tay nghề của người thợ.
Tồn bộ mặt trên của Nghi mơn đều được đắp vẽ rất công phu theo kỹ
thuật đắp nổi, tỉa tót đến từng chi tiết với những đồ án trang trí phong phú, với những cách thể hiện hết sức đa dạng. Chỉ một hình tượng con rồng đã được thể hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cịn bắt gặp các
hình tượng chim phượng hoặc hình ảnh hổ phù ngậm chữ thọ, hình ảnh con
dơi biểu tượng cho ngũ phúc hoặc các bức tranh đắp nổi từng - cúc, trúc - mai biểu tượng cho bốn mùa vòng quay trái đất cùng các đường triện hồi văn, hoa lá thể hiện gần như dàn kín hết mặt tường nghi mơn. Phía ngồi của các trụ biểu là các nẹp góc chạy dọc cột trụ. Trong lịng các trụ biểu là các câu đối bằng chữ Hán .
Đây là một cơng trình kiến trúc đặc biệt hồn tồn từ vôi, vữa là những
loại vật liệu thô, cứng nhưng đã phần nào thể hiện giá trị đặc biệt về kết cấu
đã đợc các nghệ nhân thể hiện những tài ba của mình đắp vẽ các bức chạm khắc
trên kiến trúc làm cho kiến trúc thêm phần mềm mại. Đẹp hơn, sống động lung linh hơn rất nhiều. Các tiểu phẩm trang trí đã trở thành những mảng điêu khắc tạo nên sự duyên dáng và sinh động hẳn ra cho cơng trình vốn khơ cứng này. Chúng khơng chỉ hịa điệu, tơn tạo tổng thể của kiến trúc, mà còn tồn tại riêng lẻ, độc lập như những tác phẩm nghệ thuật phối hợp.
2.1.4.2. Trang trí trên kiến trúc Phương đình
Trong kiến trúc truyền thống chất liệu làm nên những giá trị không chỉ trong chức năng sử dụng mà luôn kết hợp như một thuộc tính khơng tách rời với yếu tố thẩm mĩ. Chất liệu là một trong những yếu tố vật chất làm nên cái
đẹp của một tác phẩm. Sự kết hợp nhiều loại- chất liệu hoặc sự phối kết hợp
của từng tác phẩm đa chất liệu đã tạo ra giá trị nghệ thuật, làm nên sự hòa điệu
của nhiều loại ngôn ngữ biểu cảm minh chứng sinh động nhất của tiếng nói
chung này khơng đâu khác hơn là những cơng trình kiến trúc tơn giáo - tín
ngưỡng truyền thống, mà ở đó, chất sử dụng chính đa phần là sử dụng ngun liệu gỗ.
Nhìn vào nội thất kiến trúc của ngơi đình làng Cơng Đình, các mảng
chạm gỗ phong phú hơn so với các loại hình chất liệu trang trí khác. Dù ở vị trí nào, chúng ta đều thấy ở trong các tác phẩm ấy, yếu tố triết lý, tâm linh cũng như thẩm mĩ ln hịa quyện với nhau, tôn vinh nhau lên.
Đình Cơng Đình được trùng tu tơn tạo không đồng bộ ở cùng một thời điểm nên từ kết cấu kiến trúc đến trang trí kiến trúc khơng cùng một phong
cách tương đồng nhau mà có sự khác nhau ở Phương đình cũng như Đại bái và các hạng mục cơng trình khác. Tùy theo cơng năng sử dụng của mỗi hạng mục mà mức độ điêu khắc trang trí có khác nhau. Ở tịa Phương đình, trang trí nghệ thuật, hệ thống trang trí trên các cốn được tạo tác nổi khối rất rõ nét. Phần trang trí chủ yếu tập trung ở các bức cốn nách, đầu các con rường, đầu dư, đầu bẩy,
bốn bức cốn ở gian giữa được chạm đối xứng nhau. Các bức cốn thể hiện đề tài quen thuộc, mặt chạm rồng thân nhỏ uốn khúc, vây được chạm nổi rõ, đầu rồng chạm nổi. Hình tượng rồng được tạo tác như đang vươn vào vũ trụ, vào bầu trời. Đó là ước nguyện cầu mong cho mùa màng bội thu. Trên hình tượng rồng
là hình tượng con phượng trong tư thế xòe cánh đang bay. Điều đặc biệt là ở
phần tạo tác này rồng với phượng cùng song hành với nhau cùng thể hiện cho sự sinh sơi phát triển bởi theo quan niệm thì rồng thể hiện cho vua, phượng biểu hiện cho hoàng hậu đó cũng thể hiện cho ước vọng sinh sơi, phát triển. Mặt kia của bức cốn có chạm khắc hình tượng rồng và thần rùa đội ống quyển, bên cạnh là đề tài tứ quý. Ở các đầu dư đều chạm nổi các đề tài rồng cùng các họa tiết hoa lá, vân xoắn. Ở thân các xà ngang xà dọc liên kết các cột cùng mặt trần mái ván gió xung quanh trang trí các đề tài, các cây hoa lá mang biểu tượng cho niềm hạnh phúc, sum vầy, hay ước vọng sinh sôi [PL ảnh số 7, 8 , 9, 10, 11].
2.1.4.3.Trang trí trên kiến trúc tòa Đại bái
Giống như đại đa số các ngơi đình làng Việt, trang trí trên kiến trúc của tịa Đại bái đình làng Cơng Đình khá phong phú và đa dạng. Với lối chạm khắc tinh xảo kết hợp nhiều phong cách mảng chạm nổi, chạm nông, chạm lộng, giả bong kênh, các nghệ nhân dã kết hợp nhuần nhuyễn những đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý . . . với những đề tài dân dã như sinh hoạt của con người
qua những đường nét tạo tác, chúng ta càng thấy rõ những đặc điểm về kỹ thuật
phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII ở ngơi đình này.
Các mảng trang trí ở Đại bái đậm đặc trên toàn bộ khung cơng trình kiến trúc. Các nghệ nhân dân gian khi trang trí cơng trình đã tận dụng hết các khoảng
trống để thể hiện sự tài nghệ của mình, đồng thời qua đó thể hiện được ước
được các nghệ nhân thể hiện ở tịa nhà này chủ yếu là hình tượng của các con
vật linh thiêng, con người, biểu tượng tự nhiên, cây cỏ được linh thiêng hóa.
-! Trang trí trên các Đầu dư tịa Đại bái.
Trên các đầu dư tòa Đại bái phản ánh rõ nét nhất phong cách nghệ thuật của
ngơi đình Cơng Đình. Có thể nói các đầu dư tịa Đại bái mang đậm phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII, thời kỳ mà ngơi đình ra đời. Chạm rồng ở đầu dư
đình Cơng Đình khơng phải là vấn đề riêng có ở di tích này. Đây là hình thức
chạm khắc khá phổ biến ở các di tích đền, miếu, đình khác. Từ những ngơi đình
có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX đều có. Tuy nhiên kỹ thuật tạo tác của từng thời kỳ lại có những điểm khác nhau.
Ở đình Cơng Đình, tồn bộ các bộ vì gian giữa ở dưới phần câu đầu có
các đầu dư đều được chạm rồng. Hình thức chạm rồng theo lối chạm trịn, kỹ thuật chạm lộng, bong kênh. Rồng có mắt quỷ , lồi to như bát úp, tai cánh sẻ, ranh nanh đè lên chiếc mũi sư tử, mũi hếch, trán dô, miệng ngậm ngọc, râu rồng tròn nhọn, vây bờm đao mác bay ngược về phía sau. Đao mắt của rồng khá lớn
được thể hiện dưới dạng đao mác. Đây là những phong cách thể hiện hình tượng
rồng tiêu biểu của thế kỷ XVII, qua nghiên cứu khảo sát ngôi đình Ninh Giang xã Ninh Hiệp có thể nhận thấy hai cách thể hiện hình tượng rồng trên đầu dư là khá giống nhau. Một điều đặc biệt khác là ở hai đầu dư của gian chính giữa tịa
Đại bái, giữa các đao mác, nghệ nhân dân gian xưa còn thể hiện các con linh
thú rất nhỏ. Tuy hình tượng các con vật rất nhỏ nhưng qua quan sát có thể nhận thấy một số con vật như con nai, con sóc… Đó chính là hình tượng các con vật này đang vờn trên râu, mép của rồng. Đây là đề tài rất độc đáo và mang nhiều
ý nghĩa bởi theo quan niệm dân gian rồng là biểu tượng cho uy quyền, cho thế
lực của nhà vua thơng thường rất uy nghiêm. Tuy nhiên, hình ảnh mà chúng ta
thấy đó là cảnh các con vật nhỏ vờn trên đầu rồng lại mang một ý nghĩa đặc
biệt. [PL ảnh số 21, 22, 24, 25]. Theo PGS – TS Nguyễn Văn Cương dẫn lời
thú nhỏ phải được lý giải từ tín ngưỡng phồn thực của người nông dân Việt. Rồng gắn liền với mây mưa (âm), sấm chớp (dương), đó là tiếng gọi của phồn thực. Cũng như nhiều cư dân nông nghiệp trên thế giới, trong tín ngưỡng, mưa là tinh của trời cha chuyển xuống lòng đất mẹ để mn lồi sinh sơi. Hình tượng kể trên được nhiều già làng kể rằng rồng là linh vật đã ăn nằm và tằng tịu với mn lồi nên các thú nhỏ xung quanh linh vật là sản phẩm của trời cha và đất mẹ [21, tr. 184-185].
* Các mảng chạm trên hai bộ vì gian giữa
Tât cả các vì nóc của bốn bộ vì tịa Đại bái đều làm được làm thống nhất theo một kiểu thức rất ít trang trí. Trên vì nóc ở gian chính giữa thể hiện một mảng chạm biểu tượng cho bầu trời mà các cụ trong làng quen gọi là “Sân trời lòng nước” hay cịn có tên khác là “mặt trời và nhị thập bát tú”. Đây là đề tài khá độc đáo trong trang trí kiến trúc ở các di tích đình làng. Viền của diềm gỗ
được chạm khắc đơn giản đó là những hồi văn kỷ hà, trong lịng được gắn hình
tượng mặt trăng và 28 vì sao [PL ảnh số 27]. Đây là bầu trời mang tính chất tượng trưng, nó gắn liền với nền nơng nghiệp. Bởi lẽ mặt trăng, những vì sao tinh tú ban đêm là biểu hiện cho âm, đó cũng là hình tượng gắn liền với việc trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp.
Tiếp đến là các bức chạm trên cốn mê đặt trên xà nách, từ cột cái ra cột
quân. Mặt trong của các cốn này được chạm thống nhất đề tài tứ linh. Tuy
nhiên, các nghệ sỹ dân gian đã thể hiện các bức trang trí này khá khác nhau.
Bốn con vật thiêng (Rồng, Lân, Phượng, Rùa) đang trong các tư thế chuyển
động, đầu đều hướng vào trong Hậu cung. Mỗi con vật một dáng vẻ một tư thế,
những khoảng trống còn lại trong cốn được các nghệ nhân lấp đầy các hình
tượng khác như hổ phù, hoa sen, sóng nước. . . các bức chạm gỗ này được thể hiện ở độ tương phản nông sâu rất cao theo nối chạm nổi, chạm lộng. Và điều
trí, các đầu dư chạm rồng ngậm ngọc, râu xoắn, phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Bên trên cửa võng gian giữa có bức chạm nổi hình đầu rồng, xung quanh
là mây. Đặc biệt hơn nữa là ở bộ phận giá đỡ xà ở hai hàng cột cái giữa đã
chạm hai con rồng rất linh hoạt. Như vậy là có hai con rồng chầu vào lịng đình. Tồn bộ được chạm thủng nên tuy to mà thanh thoát. Điều này rất hiếm trong kiến trúc cổ nước ta. Ngoài những mảng chạm mang phong cách thế kỷ XVII chúng ta cũng thấy xuất hiện những mảng chạm mang phong cách muôn hơn
đặc biệt là ở một số bức cốn nách. Qua đó kỹ thuật trang trí cũng thấy cũng
được chú ý và để dễ thực hiện, đồng thời tiết kiệm vật liệu gỗ hơn, những phần đầu thân rồng nổi vươn cao thường được thi công riêng rồi ghép vào cốn. Thủ
pháp kỹ thuật này trở thành đặc trưng của trang trí kiến trúc thời Nguyễn muộn [PL ảnh 19].
Thường ở các cơng trình tín ngưỡng dân gian như đình làng có từ hai
hiệp thợ trở lên cùng thi cơng. Vì vậy, ở những vị trí đối xứng có thể nhận thấy khơng giống nhau. Chúng ta thấy rất rõ điều này ở trên hai bộ vì chính của Đại