Đoàn Thanh niên

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 36 - 39)

2.1.2 .Phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên

2.1.3. Đoàn Thanh niên

Tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1995 theo Quyết định số 69 QĐ/TNHN của Ban Thường vụ Đồn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội.Kể từ ngày thành lập, được sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của Thành Đoàn Hà Nội, của Đảng ủy - Ban Giám hiệu; sự phối hợp của các tổ chức chính trị, các Khoa, Phịng, Trung tâm trong nhà trường; đóng vai trò nòng cốt cho tổ chức Hội Sinh viên, tổ chức Đoàn ngày một lớn mạnh và ln khẳng định được vai trị, vị trí của mình. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn” và cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”,. Vào đầu mỗi năm học, Đoàn trường đều tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo các Liên Chi đồn xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình hoạt động một cách bài bản. Nội dung và hình thức hoạt động được đổi mới, sinh hoạt chi đoàn được duy trì với nội dung thiết thực, hiệu quả với hình thức tổ chức phong phú, đa dạng. Mỗi Liên Chi đồn đều có 01 bảng tin nhằm tuyên truyền và triển khai hoạt động Đoàn đến từng đoàn viên.

Chi đoàn và Liên chi đoàn thường xuyên được củng cố về mặt tổ chức. Vấn đề giải thể và thành lập mới cơ sở Đoàn được Đoàn trường quyết định kịp thời. Việc thành phát huy mạnh mẽ

các hoạt động của chi đoàn cán bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động sức mạnh từ các cán bộ, giảng viên trẻ.

100% các Chi đồn và Liên chi đồn đều có quỹ hoạt động, các quỹ này được xây dựng từ đồn phí, từ hỗ trợ của các Khoa và các kinh phí xã hội hóa khác. Các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động lớn của các cơ sở Đoàn đều được Nhà trường, Đoàn trường và các đơn vị trong Viện tạo điều kiện.

Cùng với tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Hội Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội được TW Hội Sinh viên Việt Nam ra quyết định thành lập vào ngày 15/11/1994 sớm hơn tổ chức Đồn. Với tinh thần xung kích, sức trẻ và sự sáng tạo, từ khi thành lập Hội Sinh viên đã vận động được đông đảo sinh viên tham gia nhiều hoạt động lớn của TW Hội và của Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội tổ chức.

Các nội dung, hình thức hoạt động và các phong trào thi đua cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội được Ban Chấp hành Đoàn trường triển khai thống nhất về mặt tổ chức giữa các cấp của Đoàn trường, dựa trên tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ Đồn các cấp trong Nhà trường; góp phần tạo nên phong trào Đồn sơi nổi, thiết thực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận và hoàn thành xuất sắc phần lớn các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn trường lần thứ VI đã đề ra. Sự phát triển của các hoạt động Đồn, Hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội.

Thường vụ Đồn Thanh niên có những buổi họp định kỳ, thường xuyên với Ban Thư ký Hội Sinh viên Nhà trường và đi đến thống nhất một văn bản chung về cơng tác phối hợp, báo cáo giữa Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên Trường, giữa Liên Chi đoàn và Liên Chi hội các

Khoa, đảm bảo tính thống nhất trong việc triển khai các hoạt động của Hội Sinh viên. Đồng thời, Đoàn Thanh niên cũng thường xuyên cho ý kiến về chương trình cơng tác của Hội Sinh viên, phối hợp tổ chức hoạt động dành cho sinh viên; hỗ trợ các điều kiện để tổ chức hoạt động theo đề xuất của Ban Thư ký Hội Sinh viên; phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ.

Hiện nay BCH Đoàn trường đang quản lý 168 chi đoàn với số lượng gần 10.000 đoàn viên được cơ cấu thành 9 liên chi đoàn và 02 chi đoàn trực thuộc Đoàn Trường.

Các hoạt động văn hóa được Đồn Thanh niên trực tiếp tổ chức như: hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức lối sống, ý thức

Pháp luật, cơng tác thăm dị tư tưởng và dư luận xã hội, hoạt động tình nguyện chung sức cùng cộng đồng; cơng tác tự quản, phịng chống tệ nạn, xã hội; các CLB, các ban nhóm, tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ, hoạt động thể thao, giải bóng đá sinh viên, cầu lơng, bóng bàn, bóng rổ nam; hoạt động tham gia các sân chơi văn hóa, trí tuệ của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên cấp trên,... về cơ bản, các hoạt động văn hóa trong trường chủ yếu do Đồn Thanh niên tổ chức. Chính vì vậy, vai trị của tổ chức Đồn, Hội đối với sinh viên trong nhà trường là hết sức to lớn. Trong 5 năm vừa qua (từ năm 2012 đến năm 2016), Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút hàng nghìn lượt sinh viên tham gia như: Phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; phong trào 4 đồng hành với than niên lập thân, lập nghiệp; phong trào “Tôi yêu Hà Nội”... Việc tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên cơ bản được phân công như vậy. Song, đa số các hoạt động đều có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các đơn vị, đoàn thể trong trường.

Thơng qua các hoạt động văn hóa, các đơn vị, các đoàn thể trong trường thực hiện vai trị của mình với tư cách là một thiết chế giáo dục đối với sinh viên, đó là, trí dục, đức dục, mỹ dục và thể chất, nhằm đưa sinh viên tham gia vào các hoạt động văn hóa dựa trên nhu cầu, hứng thú và sự hoạt động tự nguyện của mình. Trên cơ sở các hoạt động đó, yếu tố giáo dục, học tập, rèn luyện được phát huy một cách chủ động khơng gị ép. Sinh viên vừa là người sáng tạo, vừa là người hưởng thụ, vừa là chủ thể lại vừa là khách thể trong quá trình hoạt động. Các hoạt động văn hóa sẽ giúp sinh viên hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan theo hướng tích cực; tiếp thu hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động điều chỉnh chính mình theo những chuẩn mực, hành vi, nếp sống văn hóa. Về đội ngũ cán bộ tổ chức các hoạt động văn hóa, nhìn chung là những người nhiệt tình, có tâm huyết với sinh viên, với phong trào. Họ làm việc bằng khả năng vốn có của mình, bằng kinh nghiệm thực tiễn; nhiều người có khả năng, nhạy bén trong việc đổi mới nội

dung, hình thức các hoạt động nhằm giảm bớt sự nhàm chán, tăng chất lượng hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên trong

trường. Hoạt động chính của sinh viên là học tập nên thời gian của họ chủ yếu trong ngày dành cho học tập, gây nên căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, được tham gia các hoạt động văn hóa, sinh viên có cơ hội được giải trí, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi đó. Phương thức tổ chức hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên được sử dụng khá nhiều ở đây là việc phát huy, sử dụng những hạt nhân từ chính phong trào sinh viên, mở rộng mạng lưới

cộng tác viên. Đây là phương thức hoạt động rất hiệu quả, tập trung được nhiều người có khả năng hoạt động và tạo ra hoạt động; có khả năng vừa là người tham gia vừa là người tổ chức.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)