1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng đời sống văn hóa
1.1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên
Đời sống văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, hướng sinh viên vươn đến những giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.
Sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là thế hệ tương lai của đất nước.Sự phát triển, hoàn thiện các giá trị của thanh niên, sinh viên là yếu tố quyết định sự phát triển tương lai của mỗi quốc gia.
Xây dựng đời sống văn hóa sinh viên liên quan đến các điều kiện sinh hoạt vật chất (môi trường, cảnh quan, khu ký túc xá, sân luyện tập thể thao, thư viện, giảng đường…); các điều kiện sinh hoạt tinh thần (câu lạc bộ, các chương trình giao lưu, tham quan, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao…). Căn cứ vào cơ sở lý luận về đời sống văn hóa nói chung và đặc điểm của sinh viên, có thể xác định xây dựng đời sống văn hóa sinh viên các trường đại học,
cao đẳng nói chung và đối với Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng đề cập đến những nội dung cụ thể sau đây:
- Chủ thể xây dựng đời sống văn hóa
- Tổ chức các hoạt động văn hóa
- Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan văn hóa, các thiết chế văn hóa.
Như vậy, xây dựng đời sống văn hóa sinh viên là yếu tố quan trọng để phát triển nhân cách, hình thành các giá trị đạo đức và lối sống trong sinh viên. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng là tạo ra một mơi trường văn hóa, nếp sống văn hóa để ở đó sinh viên học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, phát triển tồn diện về thể chất và trí tuệ.