Về các thiết chế văn hoá

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 61)

2.1.2 .Phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên

2.3.4. Về các thiết chế văn hoá

Nhìn chung, Viện Đại học Mở Hà Nội đã phát huy hiệu quả hệ thống các thiết chế văn hóa. Về cơ bản các thiết chế đó đã tạo ra một mơi trường học đường lành mạnh, có tác động tốt giúp sinh viên học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, thu hút các em vào những hoạt động tập thể tích cực. Song hiện nay trường mới chỉ chú trọng đầu tư vào một vài thiết chế cơ bản như: thư viện, hội trường; còn các thiết chế khác phục vụ nhu cầu văn hóa, giải trí chưa được chú trọng, nếu có chỉ ở mức trung bình, chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

Thư viện không thể thiếu đối với các cơ sở đào tạo. Trong hệ thống cơ sở vật chất, thư viện được xem là kho tàng tri thức của nhân loại bởi vậy nhà trường cũng rất chú trọng xây dựng hệ thống thư viện với đầy đủ các phòng đọc sách tự chọn, phòng nghiên cứu chuyên đề, phòng sách

báo và tạp chí, phịng mượn sách, phịng Internet… nhằm đáp ứng và khuyến khích sinh viên năng động tìm tịi sáng tạo, tự học tập và nghiên cứu, bổ sung lượng kiến thức từ những gợi mở trong bài giảng của thầy. Thiết chế này rất thiết thực, phục vụ nhu cầu học tập, tra cứu của mỗi sinh viên. Tất cả sinh viên đều được tiếp cận với thư viện một cách dễ dàng. Mặc dù thư viện trong trường hiện nay có tổng diện tích là 590.78m2

với các thiết bị hiện đại như: máy vi tính, đầu DVD... song phần lớn các đầu sách và tư liệu mới chỉ tập trung vào những sách chuyên ngành, nghiên cứu mà hầu như chưa chú trọng đầu tư các đầu sách báo, tạp chí trang bị những kiến thức xã hội, và các chuyên ngành khác để mở rộng thêm kiến thức.

Hội trường lớn của trường với tổng diện tích 1,426.15 là nơi tổ chức các buồi khai giảng, bế giảng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thảo khoa học và các sự kiện của nhà trường được trang bị đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng, ghế ngồi...... Nhìn chung hệ thống phịng học, xưởng thực hànhcủa sinh viên. Tuy nhiên, sân vận động và các phòng học đa năng khác vẫn cịn thiếu và khơng đủ cho sinh viên hoạt động các chương trình của nhà trường, thông thường sinh viên chỉ sử dụng hội trường nếu có sự kiện lớn.

Loại hình câu lạc bộ là nơi tập hợp những người có cùng sở thích, cùng chuyên ngành, cùng quan tâm đến một vấn đề nào đó và cùng nhau gặp gỡ trao đổi, chia sẻ những khả năng, sở thích, kinh nghiệm của bản thân. Hiện nay, do điện kiện cơ sở vật chất chỉ tập trung quy hoạch dược cho phòng học và giảng đường nên các câu lạc bộ thường được tổ chức như một phần giờ học ngoại khóa của sinh viên ngay trên lớp hoặc tùy theo lịch học cụ thể để các CLB có thể sắp xếp, xây dựng giờ sinh hoạt tập thể tại bất cứ phòng học nào trong trường.

Nhà truyền thống là một thiết chế văn hóa khơng thể thiếu ghi lại tồn bộ quá trình hình thành và phát triển của nhà trường cũng như bề dày thành tích mà trường đã đạt được. Song

do diện tích cịn nhỏ hẹp và tính chất phân tán các khoa của trường nên nhà truyền thống chỉ nằm trong một phần nhỏ tại trụ sở chính, vừa là phịng họp vừa là phịng đón tiếp khách.

Có thể nói, để có được những cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa như hiện nay, lãnh đạo Viện Đại học Mở Hà Nội đã có những cố gắng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà trường. Một số thiết chế đã phát huy được hiệu quả, thu hút nhiều sinh viên tham gia như hoạt động văn thể mỹ, hoạt động CLB...Nhưng so với mặt bằng chung của cá trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực thì Viện Đại học Mở Hà Nội vẫn còn nhiều mặt hạn chế về diện tích, về quy mơ mở rộng các thiết chế văn hóa phục vụ cho sinh viên trong nhà trường.

2.4. Đánh giá chung về công tác xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội

2.4.1. Những kết quả

Công tác tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu; sự phối hợp tham gia hiệu quả của các đơn vị, đồn thể; sự nhiệt tình, nỗ lực cố gắng của các chủ thể được giao tổ chức hoạt động.

Kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho sinh viên được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể, thông qua kế hoạch năm học và của từng khóa, từng đối tượng và gắn với hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, nhà trường...

Công tác quản lý trong việc thực hiện hoạt động ngoại khóa được tăng cường và quan tâm nhiều hơn. Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai các hoạt động. Chính vì vậy, cơng tác tổ chức các hoạt động văn hóa cho sinh viên đã có bước đổi mới, chất lượng, hiệu quả, hướng tới đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động văn hóa và thưởng thức những hoạt động văn hóa của sinh viên; cách thức tổ chức chặt chẽ, tương đối bài bản.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện cho hoạt động văn hóa đã được đổi mới và hỗ trợ nhiều hơn nên đã có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động văn hóa cho sinh viên, thu hút nhiều sinh viên trong và ngoài trường tham gia.

Sinh viên được bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, được trau dồi kiến thức, hình thành thái độ và hành vi. Sinh viên có thể tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức trước khi tham gia các hoạt động, điều này giúp cho sinh viên phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia các hoạt động.

Trong Đồn, Hội sinh viên, các tổ chức, tập thể, nhóm sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa được triển khai trong nhà trường cũng như khu vực đã có các biện pháp kiểm tra, theo dõi và đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những sinh viên có thành tích tốt trong các hoạt động.

Trong sinh viên xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động văn hóa, như giao lưu, thăm hỏi, chia sẻ… Mặt khác, các chủ thể tổ chức hoạt động văn hóa trong trường cũng đã xây dựng và

thực hiện kế hoạch hoạt động và nhiều chương trình mới về tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên. Những hoạt động văn hóa thực sự phong phú, đa dạng đã thu hút, tập hợp đông đảo sinh viên tham gia, góp phần phịng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội rất gay gắt hiện nay, đồng thời giúp sinh viên hình thành quan niệm đúng đắn về chân, thiện, mỹ.

Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội thường xuyên sử dụng Internet và biết khai thác những lợi ích từ việc sử dụng Internet vào tra cứu thơng tin, tìm tài liệu để học tập, trau dồi các kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống và cho nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, sinh viên có thể sử dụng Internet vào nhu cầu giải trí lành mạnh trong thời gian rỗi của họ như xem phim, nghe nhạc, đọc báo online…

Sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội có nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, hàng năm sinh viên vẫn tham gia các hoạt động văn nghệ trong khối các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và tích cực tham gia các hoạt động đồn thể do Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường và CLB sinh viên Tình nguyện tổ chức.

2.4.2. Những hạn chế

Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa cho sinh viên cịn một số hạn chế nhất định. Việc thực hiện chương trình rèn luyện dù được triển khai đều đặn nhưng cịn mang tính hình thức và chưa đạt kết quả như mong muốn; nội dung, hình thức các hoạt động sinh hoạt văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo sinh viên.

Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa vẫn cịn nhiều bất cập, có thời điểm cịn xem nhẹ, chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đối với từng sinh viên. Một số hoạt động tuy được tổ chức nhưng chỉ mang tính thời điểm chứ khơng phải thường xuyên: ví dụ như văn nghệ, các cuộc thi tài năng....

Nguồn tài lực, vật lực (kinh phí, vật chất) phục vụ cho hoạt động văn hóa của sinh viên

cịn hạn chế. Việc huy động nguồn lực xã hội cịn yếu. Vì vậy, nguồn lực vật chất cịn bất cập so với yêu cầu của công tác tổ chức, tạo ra những “rào cản vơ hình”giữa sinh viên với các hoạt động văn hóa.

Do hạn chế về địa điểm, sân bãi tập luyện nên hoạt động thể dục thể thao hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Nhiều tập thể, nhóm sinh viên muốn tham gia hoạt động thể dục thể thao phải thuê phòng tập, thi đấu ở những nơi khác. Chính vì vậy, vấn đề an tồn và các tệ nạn xã hội ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh viên.

Ý thức của một số ít sinh viên còn yếu, thể hiện trong việc chấp hành nội quy, quy chế; giữ gìn tài sản cơng; giữ gìn an ninh trật tự; vẫn cịn sinh viên bị kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử và sinh viên nghỉ học nhiều, trốn tiết, điểm danh hộ...

Một số hoạt động tuyên truyền cịn mang tính hình thức, khơng xuất phát từ nhu cầu của thanh niên sinh viên để tổ chức thực hiện nên hiệu quả khơng cao như tun truyền phịng cháy chữa cháy, giữ gìn vệ sinh mơi trường,....

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Đặc thù phân tán của các khoa trong nhà trường gây sự khó khăn trong việc tập trung sinh viên cũng như triển khai các hoạt động trong nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý cịn mỏng, có những sinh viên tuy cịn ít tuổi nhưng đã được phân cơng quản lý nên chưa có nhiều kinh nghiệm và xử lý tình huống, vẫn cịn hiện tượng ơm đồm dẫn tới khơng hồn thành tốt tất cả những cơng việc được giao.

Mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ; đặc biệt chủ nghĩa thực dụng, cá nhân, ít quan tâm đến hoạt động tập thể. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở đối tượng sinh viên mà còn ở cán bộ quản lý, giảng viên là những người trẻ tuổi hoặc mới ra trường.

Do đặc thù cơ sở vật chất, địa điểm các Khoa của Nhà trường phân tán, khơng có ký túc xá và hội trường lớn nên gây nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động tập thể. Các hoạt

động cho sinh viên thường phải phụ thuộc vào việc có phịng học trống hay khơng để sử dụng như hoạt động CLB, hoạt động văn nghệ,...

Đội ngũ cán bộ quản lý đoàn thể và hội sinh viên trong trường là những người đã và đang là sinh viên của trường hoặc những người được tuyển dụng từ bên ngoài vào nên các kỹ năng, kiến thức về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa khơng được đồng đều. Chưa có nhiều cán bộ được bồi dưỡng và huấn luyện bài bản về kỹ năng tổ chức hoạt động.

Một bộ phận không nhỏ sinh viên thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và nhà trường, sa đà vào việc làm thêm và trốn tiết bỏ học, nhờ bạn điểm danh hộ, bị đình chỉ học tập, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, xao nhãng việc tham gia các hoạt động tập thể.

Một số cán bộ quản lý cịn xem nhẹ các cơng tác chun trách và tổ chức hoạt động trong nhà trường nên chưa chủ động, sáng tạo, nhận thức, thiếu kỹ năng trong công tác chỉ đạo và chưa theo kịp tình hình phát triển của kinh tế - xã hội.

Đất nước ngày càng hội nhập, một bộ phận sinh viên cho rằng không cần thiết khi phải đi theo những phong trào lạc hậu, hủ tục dẫn đến sinh viên có những quan điểm sai lệch về các hoạt động văn hóa nên có sự gượng ép và trốn tránh tham gia hoạt động tại trường. Đồng thời, khiêu khích và kêu gọi những sinh viên khác bỏ qua các hoạt động đó tại trường để theo những thú vui và đam mê khác không phù hợp với thuần phong mỹ tục và lứa tuổi của các em.

2.4.4. Bài học kinh nghiệm

Một là, cần xác định công tác xây dựng tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh cho sinh viên là trọng tâm, trong đó việc quản lý là khâu then chốt. Từ đó, lựa chọn đội ngũ cán bộ tổ chức và quản lý phải là những người tâm huyết, nhiệt tình với phong trào, có năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn, biết đoàn kết nội bộ, phát huy trí tuệ tập thể nâng cao chất lượng hoạt động sinh viên. Đoàn, Hội Sinh viên cần phải trực tiếp hoặc tham mưu với lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa, Phòng, Trung tâm chăm lo đến đội ngũ cán bộ quảy lý; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận.

Hai là, các hoạt động cho sinh viên phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính đáng của sinh viên, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện và hỗ trợ sinh viên, học viên trong học tập, rèn luyện, tự khẳng định và phát triển khả năng. Tích cực khai thác nguồn lực của xã hội phục vụ phong trào thanh niên của Trường.

Ba là, trong công tác chỉ đạo các cán bộ phải thể hiện tính sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ chính trị của Trường, xác định mục tiêu, phương hướng, kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể, khoa học cho công tác xây dựng hoạt động văn hóa và phong trào sinh viên cho từng giai đoạn cụ thể.

Bốn là, cần phân cấp giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để tổ chức các hoạt động phát huy được trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo của sinh viên và cán bộ quản lý hoạt động văn hóa.

Năm là, tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, và lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm trong Nhà trường.

Sáu là, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, chương trình phù hợp để phát huy thế mạnh của lực lượng sinh viên, học viên đông đảo của Nhà trường.

Bảy là, có biện pháp động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ tham gia công tác quản lý, tổ chức hoạt động trong nhà trường với cơ chế, chính sách rõ ràng, thích hợp và có sự đầu tư trang bị những điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác.

Tám là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với địa phương và các đơn vị nhà trường khác để tổ chức hoạt động văn hóa đạt hiệu quả.

Chín là, xã hội hóa một số các hoạt động văn hóa, đưa các đơn vị, doanh nghiệp có động cơ tốt cùng tham gia để tăng cường tài chính và tạo cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tiễn xã hội.

Tiểu kết

Nhìn chung, đánh giá về thực trạng đời sống văn hoá sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội những năm qua cho thấy có nhiều thay đổi tích cực. Điều đó đã góp phần tạo nền tảng vững chắc trong việc định hướng, hình thành nhân cách, tâm lý của sinh viên.

Đạt được những kết quả đó là do có sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần của các ngành, các cấp, để xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh, văn minh, hiện đại trong nhà trường. Thứ nữa, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT cùng với sự chủ động xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường đã tạo ra các phong trào thi đua học tập, phong trào hoạt động xã hội có sức lan tỏa rộng khắp, nhân lên trong các em một niềm say mê

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)