2.1.2 .Phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên
3.3.6. Xã hội hoá hoạt động xây dựng đời sống văn hoá sinh viên
Xã hội hóa giáo dục, khơng chỉ là vấn đề: xã hội tham gia vào việc dựng trường, mở
lớp, hay tài trợ, mà cịn có nghĩa là, xã hội cần được (có trách nhiệm) tham gia vào q trình xây dựng các chương trình giáo dục. Từ đó mà xã hội hóa được nội dung giáo dục. Đặc biệt là, giúp đa dạng hố, hiện đại hóa chương trình, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi phong
phú của xã hội. Ngoài ra giáo dục trong nhà trường phải luôn được gắn kết với xã hội, trên cơ sở những nghiên cứu và tổng kết khách quan về các vấn đề xã hội, trong đó xã hội phải được coi là một thực thể sống luôn biến đổi và phát triển không ngừng.Xây dựng nguồn lực
và phương tiện cho các hoạt động văn hoá là điều kiện quan trọng cho hoạt động văn hoá và nâng cao đời sống văn hoá trong nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết chúng ta cần:
- Tăng mức đầu tư cho hoạt động văn hố từ nguồn chi thường xun và vốn tự có của
nhà trường. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao.
- Thực hiện các chương trình có mục tiêu về văn hố nhằm đầu tư có trọng điểm, giải
quyết các vấn đề có tính cấp bách. Xây dựng một số cơng trình văn hố tiêu biểu như: thư viện điện tử, nhà thi đấu thể thao...
Trong bối cảnh hiện nay của đất nước, như vấn đề thể chế chính trị cịn đang cần phải cải cách, vấn đề của văn hóa, thực trạng của nền kinh tế, vấn đề của chất lượng đội ngũ nhà giáo..., đều cần phải được tính đến trong q trình xã hội hóa.
Có thể nói, hoạt động xã hội hoá trong Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo ra sự chủ động
cho sinh viên vìsinh viên là người đảm nhiệm, thực hiện bằng các nguồn kinh phí tự đóng góp
có sự hỗ trợ của nhà trường hoặc các nhà tài trợ, do vậy, sinh viên tự sáng tạo tổ chức các hoạt động văn hoá giải trí cóích để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân.