Giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 74 - 78)

2.1.2 .Phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên

3.3.2. Giải pháp về tổ chức

Một là, tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên.Q trình giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã

đình, nhà trường và xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành lối sống văn hóa cho sinh viên. Sự bất cập ở mỗi yếu tố đều có thể dẫn đến sự xuất hiện những nhân cách mà xã hội không mong muốn. Tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phối hợp quản lý, giáo dục sinh viên, nhất là sinh viên ngoại trú.

Hai là, kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.Thực hiện

phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên nên bắt đầu từ việc xây dựng một chương trình “tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp” với các yêu cầu và nội dung nhất định nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện hành vi, kỹ năng, thói quen ứng xử có văn hóa phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: giao lưu dã ngoại, tham quan du lịch, các hoạt động xã hội từ thiện, mùa hè xanh, đền ơn đáp nghĩa ... Các hoạt động này giúp sinh viên liên hệ thực tiễn, tránh được sự nặng nề, thụ động của phương pháp giáo dục truyền thống. Trong mơi trường thực tiễn, sinh viên có dịp thực hành các bài giảng đạo đức, lối sống trên lớp thơng qua hành vi của mình. Nhờ đó, giáo viên có thể phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành động của sinh viên. Hơn nữa, chính những hoạt động thực tiễn thiết thực sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự giáo dục của sinh viên, giúp quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp ở sinh viên nhanh hơn, phong phú và sâu sắc hơn.

Ba là, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho sinh viên.Tổ chức các

hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh cho sinh viên là nhân tố quan trọng đối

với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Thơng qua các buổi sinh hoạt ngoại khố sinh viên hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về truyền thống, phát huy năng khiếu, sở thích, hình thành và phát triển tính cộng đồng, ý thức tập thể, định hướng cho mối quan hệ cá nhân, tập thể xã hội, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, bớt đi tính cá nhân vị kỷ. Tham gia sinh hoạt đồn thể, giao lưu văn hóa cịn là phương tiện để đưa sinh viên vào hoạt động chính trị xã hội, tạo điều kiện phát triển toàn diện, học tập và rèn luyện tốt hơn.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, có thể trong thời gian ngoại khóa như nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, nhất là các ngày lễ của tuổi trẻ như ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày học

sinh, sinh viên toàn quốc 9/1 hay những ngày sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa…song phổ

biến và thường xuyên là vào thời gian rỗi của sinh viên. Nội dung hoạt động phải phong phú, hấp dẫn, lành mạnh, có tác dụng giáo dục cao như: tổ chức các hoạt động khai trí; các hoạt động câu lạc bộ theo sở thích, năng khiếu, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các trường; tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch thắng cảnh, di tích lịch sử và các hoạt động mang tính chất từ thiện. Đưa sinh viên vào hoạt động ngoại khóa là hình thức quan trọng góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa trong sinh viên. Các cấp lãnh đạo cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mảng hoạt động này, coi công tác này cũng là một trọng tâm của giáo dục và đào tạo từ đó nâng cao tầm lãnh đạo và sự quan tâm, đầu tư trí tuệ nhiều cho cơng tác này. Ngồi các nguồn kinh phí cho đào tạo nói chung, cần bổ sung kinh phí từ các nguồn thu nhập khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của sinh viên. Xây dựng thêm và cải tạo các khu văn hóa thể thao của các nhà trường nhằm tạo ra môi trường nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa để thu hút sinh viên vào các hoạt động tích cực, hữu ích hạn chế các hiện tượng tiêu cực. Một trong những công cụ quan trọng phục vụ cho cơng tác ngoại khóa là tổ chức hoạt động của nhà văn hóa và sân bãi thể thao cùng với các điều kiện vật chất kèm theo cho hoạt động.

Bốn là, đổi mới nội dung, phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục lối sống văn hoá. Để nâng cao chất lượng giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên, cùng với việc đổi mới nội

dung không thể không đổi mới phương pháp và đa dạng hóa giáo dục đạo đức, lối sống văn hoá cho sinh viên. Do đó phải tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên theo hướng sau:

Chuyển từ quan điểm “lấy giáo viên làm trung tâm” với phương pháp giảng dạy độc thoại đang còn phổ biến hiện nay sang quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” với phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là giảng viên cung cấp tri thức cơ bản, sinh viên thu nhận; giảng viên nêu vấn đề mở rộng, sinh viên tự tìm cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giảng viên, cuối cùng giảng viên và sinh viên cùng đánh giá.Với phương pháp này sinh viên sẽ có điều kiện thể hiện vốn sống, sự hiểu biết cuả mình. Được vận dụng lí luận để phân tích làm sáng tỏ những vấn đề của thực tiễn. Được tiếp nhận tri thức không

phải do áp đặt mà trên cơ sở tranh luận khoa học. Từ đó sẽ giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc

tri thức và biến tri thức thành niềm tin vững chắc. Phương pháp này đòi hỏi khả năng tự học rất cao của sinh viên.

Ngoài ra đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi giáo viên cần tăng cường, sử dụng các trang thiết bị phục vụ trợ giảng. Đó là các phương tiện tranh, ảnh, hệ thống nghe, nhìn…Hình thức giáo dục cũng phải hết sức đa dạng. Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên khơng chỉ

bó hẹp ở việc lên lớp, giảng bài, thảo luận mà cần mở rộng kết hợp nhiều hình thức khác như: thuyết trình, tọa đàm, giao lưu với những điển hình tiên tiến trong nhà trường và ngoài xã hội…

Năm là, đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong các hoạt động của nhà trường.

Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của năm học, căn cứ vào nội dung, chương trình hoạt động của từng thời điểm để chỉ đạo các tổ chức, bộ phận có liên quan phát động thi đua trong cán bộ, nhân viên, giảng viên và học sinh, sinh viên trong trường, phát động phong trào như : “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự

học và sáng tạo” trong giáo viên, phát động “văn hóa học đường” trong sinh viên…

Ngồi ra các nhà trường cịn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện, quản lí sinh viên; quy định về khen thưởng, kỉ luật như: tổ chức các hội nghị tuyên dương, khen thưởng hàng năm đối với những tập thể, cá nhân đạt kết quả xuất sắc trong năm học. Trao các giải thưởng, học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên có nhiều thành tích trong học tập và cơng tác, sinh viên nghèo vượt

khó học giỏi. Thưởng điểm rèn luyện cho những sinh viên tham gia hoạt động tích cực và đạt nhiều thành tích trong các hoạt động tập thể. Trừ điểm rèn luyện, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học tập, buộc thôi học đối với những sinh viên vi phạm các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường, và của các tập thể; ban hành quy định về việc xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh viên.

Bên cạnh việc phát động thi đua phải tổng kết, đánh giá biểu dương và khen thưởng kịp thời. Song để thi đua - khen thưởng thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo thì thi đua - khen thưởng phải đi vào thực chất, phải là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị trường học và của từng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên. Để làm được điều đó thì địi hỏi phải có tiêu chí đánh giá chính xác, khoa học, đồng thời phải tổ chức

bình xét trung thực, khách quan, cơng khai theo một quy trình chặt chẽ, đánh giá đúng thực chất những phấn đấu, rèn luyện, đóng góp của từng cá nhân trong mọi hoạt động của nhà trường.

Sáu là, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn và từng đoàn viên gắn với các phong trào thi đua và các phong trào văn hóa trong trường học

Giáo dục, xây dựng lối sống lành mạnh trong sinh viên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội do Đảng lãnh đạo, trong đó Đồn là tổ chức trực tiếp triển khai thực hiện. Đồng thời lối sống văn hóa lành mạnh của sinh viên trước hết phải được thể hiện sinh động ở các cơ sở đoàn, ở từng đồn viên.

Để phát huy vai trị nịng cốt của Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên cần phải xây dựng đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao chất lượng của tổ chức đoàn và từng đoàn viên, sinh viên để Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là hạt nhân chính trị của phong trào thanh niên sinh viên. Đổi mới hoạt động của đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của sinh viên, các phong trào, các cuộc vận động phải xuất phát từ sinh viên, của sinh viên, vì sinh viên và gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa cho sinh viên đại học mở hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)