Khái niệm năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 29 - 33)

viên Viện kiểm sát nhân dân

Để xác định năng lực của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố, trước hết cần làm rõ một số vấn đề cơ bản về năng lực của con người nói chung.

Theo Từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó"[44, tr.66, 560].

Theo Từ điển Triết học:

Năng lực hiểu theo nghĩa rộng là những đặc tính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạt động sống của cá thể. Năng lực chung nhất của cá thể là tính nhạy cảm được hồn thiện trong suốt q trình phát triển về mặt phát sinh loài và về mặt phát triển cá thể. Hiểu theo nghĩa đặc biệt thì năng lực là tồn bộ những đặc tính tâm lý con người khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã hình thành phát triển trong lịch sử [46].

Có thể hiểu năng lực một cách cụ thể hơn như Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích:

Năng lực là đặc điểm cá nhân thể hiện mức độ thành thạo - tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách cá nhân. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lý của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển của xã hội và con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân) [40, tr 41]

Từ đó cho thấy, năng lực của mỗi người ln gắn liền với hoạt động của chính họ; nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ địi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực khơng phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này khơng phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trị phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn.

Theo nghiên cứu của khoa học tâm lý thì năng lực của con người được thể hiện dưới các dạng sau và ở mỗi lĩnh vực nào đó thì cần một hoặc một số năng lực mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra của lĩnh vực đó:

Năng lực tư duy là giỏi về làm việc với các con số; Năng lực ngôn ngữ là giỏi làm việc với các con chữ; Năng lực biểu diễn là giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể; Năng lực âm nhạc là giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh; Năng lực thị giác là giỏi làm việc với các vật thể, không gian; Năng lực tương tác là giỏi làm việc với người khác;

Năng lực nội tâm là giỏi làm việc với chính mình; Năng lực thiên nhiên là giỏi làm việc với thiên nhiên.

Như vậy, năng lực khơng mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực tốn học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học; năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị; năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy; năng lực thực hành quyền cơng tố... Như vậy có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau: "Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu khơng có sự tương ứng này thì con người khơng thể theo đuổi nghề được". Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung lại thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau:

Tri thức chuyên môn; Kỹ năng hành nghề;

Thái độ đối với nghề (hay là phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp...) Ở đây, chúng ta cần phân biệt năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: - Tri thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.

Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó.

Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức vào việc mình đang làm.

Cịn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động.

Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành nên năng lực song nó khơng đồng nhất với năng lực; năng lực lại có tác động trở lại làm

cho quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực nhất định được nhanh hơn, thuận lợi và dễ dàng hơn. Từ đó chúng ta có thể rút ra rằng có năng lực hoạt động là có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực đó, nhưng có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo khơng có nghĩa là có năng lực trong lĩnh vực đó.

Tóm lại, năng lực ln chứa đựng hàm ý và là tiêu chí để so sánh giữa người với người trong công việc; giữa người này với người khác trong cùng loại tính chất cơng việc, cùng tổ chức; so sánh người của cơ quan này với người của cơ quan khác trong cùng một hệ thống; giữa địa phương này với địa phương khác trong cùng một lĩnh vực. Chính vì vậy, khi đánh giá năng lực của một cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả hồn thành cơng việc là chính, đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và q trình cơng tác của người đó nữa.

Khái niệm năng lực thường được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, năng lực dùng để phân biệt với phẩm chất - hai thành

tố của nhân cách.

Theo nghĩa rộng, năng lực bao gồm cả phẩm chất đạo đức, vì trong một

con người thì cái Đức (tổng hợp các phẩm chất) là cái gốc của cái Tài (năng lực). Đức và Tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này vừa là điều kiện, vừa là tiền đề cho cái kia phát triển. Khi đặt vấn đề về mối quan hệ giữa cái Đức và cái Tài, Hồ Chí Minh khẳng định: “Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng”. Do đó, khi nói đến sự nghiệp cách mạng nước ta, Người nhấn mạnh cần phải có những con người có nhân cách tồn diện, vừa có đầy đủ cả đức lẫn tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đồng thời Người đã chỉ rõ: “Năng lực con người không phải do tự nhiên mà có, mà phần lớn do cơng tác, luyện tập mà có [23, tr.40]. Như vậy, có thể nói năng lực chính là sự xã hội hố tiềm năng, khả năng của con người.

Từ những phân tích, luận giải trên có thể quan niệm: Năng lực thực

hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự là tổng hợp các đặc điểm cá nhân của Kiểm sát viên bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, trình độ hiểu biết về pháp luật và xã hội, tính nhạy cảm sáng tạo… thể hiện mức độ thành thục, chính xác trong sử dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để thực hiện sự buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội tại phiên Tồ hình sự ở cấp huyện.

Năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong xét xử các vụ án hình sự ở cấp huyện được biểu hiện thơng qua khả năng trình bày cáo trạng, tham gia xét hỏi bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, khả năng luận tội bị cáo, tranh luận, đối đáp với người bào chữa tại phiên tồ sơ thẩm hình sự và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điều khoản của Bộ luật hình sự để tuyên bố tội trạng của bị cáo và áp dụng mức hình phạt. Đồng thời còn là khả năng vận dụng tổng hợp các tri thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về những phán quyết của Hội đồng xét xử để đề xuất báo cáo lãnh đạo Viện ban hành kháng nghị đối với những bản án có vi phạm về áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w