Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 104 - 109)

01 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì 08 02Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Thọ

2.3.3. Một số giải pháp khác

Ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã phân tích, trình bày trên đây, cịn có một số giải pháp khác nhằm phát huy vai trò của Kiểm sát viên - Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tỉnh Phú Thọ trong thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa cần được thực hiện. Bao gồm: Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến q trình hoạt động của các cơ quan kiểm sát, của Kiểm sát viên, đặc biệt là pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của ngày kiểm sát nói chung, chế độ chính sách

đãi ngộ đối với đội ngũ Kiểm sát viên nói riêng; hồn thiện cơ chế giám sát từ phía các cơ quan dân cử, các thiết chế xã hội khác như giám sát của Mặt trận, của báo chí truyền thơng… đối với hoạt động của cơ quan kiểm sát, của Kiểm sát viên, đặc biệt là cần tăng cường vai trò của luật sư tham gia phiên tòa. Đây cũng là yếu tố buộc từng Kiểm sát viên phải không ngừng nâng cao năng lực hồn thiện mình để đáp ứng với địi hỏi của thực tiễn…

2.4. KIẾN NGHỊ

Cần có quy định cụ thể về thời gian học tập, nghiên cứu và có cơ chế kiểm tra sát hạch, phân loại đối với đội ngũ Kiểm sát viên hiện nay để tránh việc đánh đồng, "nhốt chung một rọ”;

Việc bổ nhiệm Kiểm sát viên lần đầu cần đảm bảo chất lượng, có thể nghiên cứu ban hành quy chế thi tuyển Kiểm sát viên lần đầu và khi nâng ngạch Kiểm sát viên; Việc đánh giá bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ phải trên cơ

sở tiêu chuẩn của từng chức danh, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.

Cần sớm triển khai Viện kiểm sát khu vực để giảm phụ thuộc vào cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là tổ chức Đảng cấp huyện, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên,

Liên ngành tư pháp Trung ương cần thống nhất sử dụng đại từ xưng trong tố tụng để bảo đảm tính trang trọng, lịch sự và thống nhất (ví dụ: nhân chứng, người liên quan...độ tuổi độ tuổi nào xưng ông, bà; ở độ tuổi nào xưng anh, chị...).

Cần sớm mở trường bậc đại học chuyên ngành Kiểm sát, thực hiện sơ tuyển về học lực, thể chất trước khi tuyển sinh để đáp ứng được nhu cầu, bổ sung nguồn cán bộ của ngành...

KẾT LUẬN

Từ những quan điểm, khái niệm khác nhau về quyền cơng tố, thực hành quyền cơng tố nói chung và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, kết hợp với lý luận Mác- Lê nin về năng lực, tác giả đưa ra khái niệm, đặc điểm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực hành quyền công của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự. Đồng thời có đưa ra một số kinh nghiệm của địa phương khác để làm căn cứ so sánh, đánh giá thực trạng năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong xét xử các vụ án hình sự. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

Thơng qua việc khảo sát đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và thực trạng tình hình truy tố, xét xử án hình sự ở cấp huyện những năm gần đây cho thấy diễn biến tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều hướng gia tăng về số lượng, đa dạng hơn về loại tội phạm và phức tạp hơn về tính chất và khó khăn trong việc xác định chính xác về tội danh nhất là các tội phạm liên quan đến lĩnh vực tín dụng, cơng nghệ cao. Mặc dù các cơ quan pháp luật đã có nhiều biện pháp đấu tranh, nhưng số lượng các vụ phạm pháp hình sự vẫn khơng thun giảm. Ngun nhân chính là trình độ dân trí, ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế, trong khi cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn nhiều tồn tại, yếu kém, bất cập. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh và huyện đã rất quan tâm, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp như: Về biên chế số lượng Kiểm sát viên cấp huyện có tăng nhưng vấn thiếu do nguồn để bổ nhiệm chưa đủ tiêu chuẩn (hiện tại còn thiếu 10 Kiểm sát viên sơ cấp).Về chất lượng thực hành quyền cơng tố nói chung và trong xét xử các vụ

án hình sự nói riêng chất lượng chưa cao; năng lực tranh tụng của nhiều Kiểm sát viên còn hạn chế, ngại thể hiện chính kiến, ỷ lại vào ý kiến của Lãnh đạo Viện nên thụ động trong tranh luận tại toà (dạng án bỏ túi) làm ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác kiểm sát như cịn để xảy ra việc xét xử chưa đúng tội, chưa đúng pháp luật, pháp chế chưa thống nhất gây suy giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nói riêng. Bên cạnh đó, cịn có một số yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao năng lực của Kiểm sát viên đó là: Cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm. Cơng tác tổ chức cán bộ và việc điều hành cịn nhiều tồn tại, chưa thơng suốt. Hệ thống các văn bản pháp luật và giải thích, hướng dẫn pháp luật cịn thiếu, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp theo lời dạy của Bác: “cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” đối với một số Kiểm sát viên cịn chưa thường xun, chưa sâu sắc, có những biểu hiện sa sút về phẩm chất.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực hành quyền công tố của Kiểm sát viên cấp huyện, Luận văn đã nêu lên các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao năng lực thực hành quyền cơng tố, giáo dục tư tưởng chính trị, lương tâm trách nhiệm Kiểm sát viên trong thời gian tới để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho ngành Kiểm sát nhân dân. Việc đề xuất các giải pháp xuất phát từ những yêu cầu của cải cách tư pháp do Đảng đề ra trước đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, phát triển công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế nhằm bảo đảm không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xác hội chủ nghĩa, chống mọi hành

vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 104 - 109)

w