KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 47 - 50)

CÔNG TỐ CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Tiến trình thực hiện cải cách tư pháp trong xét xử các vụ án hình sự, trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy chế nghiệp vụ của Ngành, các địa phương đều chủ động tiến hành rút kinh nghiệm để từng bước nâng cao năng lực của Kiểm sát viên, đồng thời đóng góp kinh nghiệm hay để kịp thời bổ sung, sửa đổi Quy chế nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố của tồn Ngành.

Một số địa phương đã làm tốt công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử như sau:

* Kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau: để nâng

cao năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, Lãnh đạo Viện quy định: trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên cùng với Điều tra viên nên phúc cung để tổng hợp bản cung lại đối với bị cáo. Đây cũng là cơ sở để Kiểm sát viên viết cáo trạng và viết dự thảo luận tội, dự kiến những vấn đề cần phải tham gia xét hỏi tại phiên toà và những vấn đề phải tranh luận, đối đáp.

Đối với những vụ án điểm, án phức tạp có nhiều bị cáo, cần họp trù bị với Toà án, trao đổi thẳng thắn những vấn đề còn mâu thuẫn trong hồ sơ, những vấn đề chưa thống nhất trong việc đánh giá chứng cứ, tội danh để chủ động khi tranh luận, giải quyết án.

Tại phiên toà, khi tham gia xét hỏi, Kiểm sát viên cần đi vào trọng tâm vụ án, đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để xem xét, đánh giá tính trung thực, khách quan của vụ án. Việc tranh luận phải rõ ràng, diễn đạt thuyết phục làm cơ sở cho Hội đồng xét xử đánh giá, xem xét khi ra quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật [24, tr.11-13].

* Kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An: Kiểm sát

viên khi tranh luận với Luật sư, bị cáo cần phải giữ thế chủ động, khống chế được cục diện của cuộc tranh luận. Muốn giữ được thế chủ động, Kiểm sát viên phải nắm chắc quá trình điều tra vụ án; tại tồ phải lắng nghe, ghi chép cẩn thận các quan điểm của Luật sư, bị cáo đưa ra. Các luận cứ đưa ra của Kiểm sát viên phải đúng sự thật, nhất thiết khơng được suy đốn. Khi Luật sư đưa ra quan điểm tranh luận khơng phù hợp với mình thì Kiểm sát viên phải đi sâu vào phân tích, phản bác những quan điểm mà Luật sư đưa ra là không phù hợp; nếu quan điểm của Luật sư đưa ra có căn cứ, hợp lý thì Kiểm sát viên phải kiến nghị Toà xem xét, cân nhắc quan điểm của Luật sư. Tại phiên toà, sau khi xét hỏi có những chứng cứ có thể thay đổi, mà hướng đi và tiêu điểm của tranh luận có thể hồn tồn khơng phù hợp với những gì Kiểm sát viên đã dự đốn trước khi mở phiên tồ thì Kiểm sát viên phải giữ tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử lý các tình huống, khơng để bị bất ngờ. Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ mới và các tình huống phát sinh trong quá trình xét hỏi cũng như tranh luận tại phiên toà để kịp thời chuẩn bị nội dung phản biện. Về hành vi ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tồ, phải có thái độ nghiêm trang, đúng mực; trong tranh luận phải biểu hiện được phong thái cương

trực, nghiêm túc; lời phát biểu phải văn minh, không dùng từ địa phương; khi phát biểu chú ý đến thay đổi ngữ điệu, âm lượng, cử chỉ và cách biểu đạt tình cảm để gợi ý thêm người nghe, tăng thêm sức mạnh của người phát biểu [41, tr.16-18].

* Kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: để nâng cao năng lực của Kiểm sát viên trong thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ, mà đặc biệt là kỹ năng kỹ xảo, Viện kiểm sát tỉnh thường xuyên quán triệt Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tổ chức tốt các phiên tồ theo u cầu cải cách tư pháp. Hình thức tổ chức được phân chia ra theo từng cụm; 12 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện được phân làm 4 cụm, trong đó có sự phân cơng đơn vị làm Cụm trưởng. Chính vì vậy, cơng tác tổ chức phiên tồ điển hình theo yêu cầu cải cách tư pháp ln bảo đảm sự thống nhất, có sự hỗ trợ, học tập lẫn nhau. Cơng tác rút kinh nghiệm sau phiên tồ được coi là sự kiểm tra chéo giữa các đơn vị với nhau. Qua đây, những ưu điểm được các đơn vị học tập và nhân rộng, các hạn chế thì được khắc phục loại bỏ [38, tr.31].

Chương 2

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w