Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 89 - 93)

01 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì 08 02Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Thọ

2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những hạn chế về năng lực thực hành quyền công tố trong xét xử xét xử sơ thẩm hình sự nêu trên của Kiểm sát viên do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Trong phạm vi nghiên cứu này có thể khái qt một số ngun nhân chính sau đây:

* Nguyên nhân chủ quan

Một là: Nhận thức và trách nhiệm của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa chưa cao.

Một số Kiểm sát viên nhận thức khơng đầy đủ, vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử nên thực hiện không đầy đủ các thao tác nghiệp vụ về nghiên cứu hồ sơ vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, bản dự thảo luận tội và bản dự thảo đối đáp tranh luận; tại phiên tịa thì khơng tích cực, chủ động xét hỏi, đối đáp tranh luận nên vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa còn mờ nhạt. Thực tế của những vụ án Tòa án nhân dân trả hồ sơ để điều tra bổ sung không phải là những vụ án quá khó về việc xem xét đánh giá chứng cứ mà một trong những

nguyên nhân là Kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ vụ án không kỹ, không khách quan, tồn diện nên khơng nắm được đầy đủ các tình tiết, chứng cứ buộc tội và gỡ tội của bị cáo. Vì vậy, khi tranh luận khơng đưa ra được luận cứ chấp nhận hay bác bỏ những lời khai, tình tiết khơng đúng với sự thật khách quan của vụ án. Tất cả những sai lầm này đều xuất phát từ năng lực nhận thức và tư duy hạn chế của Kiểm sát viên.

Nhiều Kiểm sát viên chưa nắm vững các quy định của phát luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan nên dẫn đến sai lầm trong việc xác định tội danh, đánh giá tính chất, hậu quả của tội phạm; đề xuất bồi thường dân sự không phù hợp … Nhiều trường hợp không xác định đúng đặc trưng của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm để kết luận hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo có đủ yếu tố cầu thành tội phạm hay không. Việc tổng hợp các chứng cứ, tài liệu và phân tích, đánh giá các chứng cứ, tài liệu đối với vụ án có nhiều bị cáo, vụ án có những lời khai khơng thống nhất với nhau còn rất lúng túng. Chưa kết hợp các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án với các chứng cứ đã được xét hỏi thẩm tra tại phiên tòa để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo. Một số cán bộ, Kiểm sát viên thiếu bản lĩnh đã bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc làm thối hóa, biến chất, tiếp tay cho tội phạm, che giấu tội phạm (tuy nhiên cho đến nay chưa có căn cứ xử lý cán bộ nào về hành vi nhận hối lộ). Đánh giá về thực trạng này, Nghị quyết số 49 - của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp”.

Hai là: Về quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Việc quản lý, chỉ đạo và điều hành đối với Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ giải quyết án hình sự chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Lãnh đạo hai cấp chưa dành nhiều thời gian để trực tiếp tham dự, theo dõi các phiên tịa để

có nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm đối với việc xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên. Chưa chú ý rút kinh nghiệm kịp thời đối với những trường hợp Kiểm sát viên không chấp hành đúng các thao tác nghiệp vụ. Việc tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa qua từng vụ án chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến tình trạng lỏng lẻo về quản lý, chỉ đạo và điều hành. Chưa có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với những Kiểm sát viên làm tốt. Vì vậy, những ưu điểm khơng được phát huy nhân rộng, những thiếu sót chậm được khắc phục, sửa chữa.

Việc nghe báo cáo án của Lãnh đạo Viện, cịn có trường hợp nghe Kiểm sát viên báo cáo án không kỹ, thiếu thận trọng trong việc xem xét đánh giá các chứng cứ buộc tội, gỡ tội của bị cáo; dễ dàng thỏa mãn báo cáo của Kiểm sát viên nên khơng có sự chỉ đạo cụ thể hoặc cho đường lối giải quyết không đúng.

* Nguyên nhân khách quan:

Một là: Trong những năm qua do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị

trường, tội phạm hình sự diễn biến phức tạp, gia tăng đáng kể cả về số lượng, tính chất nghiêm trọng, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi nhằm trốn tránh sự phát hiện và xử lý của cơ quan pháp luật; trong lĩnh vực kinh tế, một số tội phạm mới phát sinh, gây hậu quả lớn lại khó chứng minh ý thức chiếm đoạt tài sản của bị can. Mặc dù các các cơ quan tiến hành tố tụng đã được chú trọng đầu tư hơn về nhiều mặt nhưng nhận thức và sự vận dụng của người tiến hành tố tụng chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu. (Ví dụ như năng lực về cơng nghệ thơng tin của Kiểm sát viên còn hạn chế nên khi xét hỏi và tranh tụng chưa thể hiện sự sắc sảo, thành thạo).

Hai là: Mặc dù pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự ngày càng được

hoàn thiện, nhưng vẫn cịn nhiều quy định của Bộ luật Hình sự chung chung

khơng cụ thể nhất là việc định lượng trong định tội, định khung; xác định mức độ gây hậu quả của tội phạm thế nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa rõ ràng, cụ thể. Việc hướng dẫn, giải thích luật của các cơ quan tư pháp Trung ương còn chậm, chưa kịp thời làm cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn cịn gặp khó khăn, thiếu thống nhất. Vấn đề giám định và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác còn hạn chế nhất là trong lĩnh vực tội phạm cơng nghệ cao, giám định tài chính - kế tốn, tin học, xây dựng. Thời hạn giám định chưa quy định cụ thể nên gặp nhiều trở ngại về sự hợp tác của người làm chứng, người bị hại dẫn đến vụ việc kéo dài, làm giảm nhiệt huyết, tinh thần tấn công tội phạm của người tiến hành tố tụng.

Ba là: Các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm của

Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán không đầy đủ và chưa rõ ràng, một số quy định mang tính hình thức. Trong khi Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là lực lượng trực tiếp, chủ yếu tiến hành tố tụng thì lại bị hạn chế về quyền năng trong tố tụng, còn những người chỉ đạo các hoạt động tố tụng như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tồ án lại được luật quy định và giao cho những quyền năng rất rộng; điều đó đã hạn chế đến tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Ngoài ra, hoạt động của Kiểm sát viên và Thẩm phán còn bị chi phối bởi việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm, trong khi Hội đồng xét duyệt chủ yếu là người ngoài ngành, thuộc các ban, ngành của địa phương nên khi thực thi nhiệm vụ của mình Kiểm sát viên, Thẩm phán khơng khỏi chịu ảnh hưởng và phải có sự nhượng bộ.

Bốn là: Số lượng công việc và trách nhiệm được giao ngày càng nặng

nề, dù đã được chú trọng tăng cường nhưng công tác tuyển chọn, phân công, điều động cán bộ, Kiểm sát viên có lúc, có nơi cịn thiếu khoa học, chưa phù

hợp với năng lực, sở trường nên chưa phát huy hết sự nhiệt huyết và sức sáng tạo của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên. Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế cịn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ, kiến thức chun sâu về pháp luật quốc tế chưa được quan tâm đúng mức; việc đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ cũng chưa được chú trọng. Kiểm sát viên chủ yếu được trang bị kiến thức pháp luật, chưa được đào tạo về các kiến thức chuyên ngành khác nhất là các kiến thức tài chính, kế tốn, tin học, chứng khốn, pháp luật quốc tế, tương trợ tư pháp về hình sự.

Năm là: Điều kiện vật chất, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát

nhân dân nói chung cịn rất khó khăn. Đặc biệt là trụ sở làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cịn chật hẹp, phương tiện phục vụ cho cơng tác và công nghệ thông tin liên lạc thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu của cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm hiện nay. Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên đã được Đảng, Nhà nước từng bước quan tâm nhưng chưa phù hợp với trách nhiệm và tính chất cơng việc.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w