Phẩm chất nghề nghiệp của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 45 - 46)

Đây là tiêu chí về đạo đức để đánh giá năng lực của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Tiêu chí này của Kiểm sát viên đòi hỏi trước hết phải hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của mình khi thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử. Kiểm sát viên phải thể hiện sự độc lập, chính kiến trong thực thi nhiệm vụ, có sự say mê, tâm huyết “bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”, “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”, coi đây là phẩm chất nghề nghiệp của mình.

Trong hoạt động của mình, Kiểm sát viên ln phải đối mặt với tiêu cực, với những mặt trái của xã hội. Đó là những hành vi phạm tội do tham lam, tư lợi, đố kỵ, ln tìm cách chống đối, lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật, bất chấp mọi thủ đoạn để mua chuộc, xoá dấu vết nhằm che giấu hành vi phạm tội. Đó cịn là những thân phận do hồn cảnh thúc bách, xơ đẩy “đói ăn

vụng, túng làm liều”, bị lừa dối, phỉnh phờ mà vô ý phạm tội, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng... Đó là những người bị hại, đau thương về tinh thần và thể xác, mất mát của cải do tội phạm gây ra. Sự nhạy cảm của Kiểm sát viên thể hiện ở việc hiểu người dân, phải hiểu đời, hiểu người. Trong Hội nghị cải cách tư pháp năm 1950, khi nói chuyện với cán bộ tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dạy “vấn đề tư pháp lúc này là vấn đề ở đời và làm người”, phải làm sao để những người phạm tội thì khơng tránh khỏi sự trừng phạt, nhưng lạm dụng hình phạt thì khơng nên. “Bắt nhiều không bằng bắt hay, bắt hay không bằng không hay bắt”, “xử nhiều không bằng xử hay, xử hay không bằng khơng hay xử”. Sau này, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn của Đảng ta trong tác phẩm phát huy quyền làm chủ tập thể, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đã từng nói “một người bị oan chẳng những bản thân họ đau khổ mà cả gia đình, họ hàng họ còn đau khổ hơn. Làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta khơng cịn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những người Cộng sản”.

Kiểm sát viên phải có khả năng giáo dục, thuyết phục người phạm tội nhận thấy lỗi lầm để sửa chữa, để khai ra đồng phạm mà lập công chuộc tội, hạn chế việc bắt, tạm giữ, tạm giam, mở rộng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế ngoài trại giam như cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Phẩm chất nghề nghiệp của Kiểm sát viên còn được thể hiện ở sự trong sáng, vô tư, tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên phải thể hiện sự bao dung độ lượng và tính nhân đạo trong pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi nói về cán bộ kiểm sát, Bác Hồ đã dạy 5 đức tính: “cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w