Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 35 - 36)

Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng khơng có sẵn như một số nhà Tâm lý học tư sản quan niệm mà nó được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp. Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân, hay nói cách khác giáo dục đào tạo là động lực cho sự phát triển năng lực cá nhân.

Để tạo ra những thế hệ Kiểm sát viên giỏi, có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước hết yêu cầu đặt ra đối với các Lãnh đạo ngành Kiểm sát là phải xây dựng hệ thống đánh giá năng lực của Kiểm sát viên để làm cơ sở đào tạo Kiểm sát viên cũng như các Viện kiểm sát địa phương đề ra chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của ngành, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập kinh tế và cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên ngoài lý thuyết được dạy trong trường lớp thì chưa huy động được những chuyên gia giỏi tham gia để đặt ra các tình huống cụ thể sát với thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc, tránh tình trạng học lý thuyết sng, khơng gắn liền với thực tế; việc không được thực hành ngay sau khi học lý thuyết đã gây nên cảm giác ít hứng thú, gị bó. Nội dung chương trình giảng dạy, tập huấn cần được cập nhật thường xuyên những kiến thức, thông tin trong và ngồi nước giúp học viên có được cái nhìn thực tiễn sâu sắc và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao ngay sau khi học tập.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w