01 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì 08 02Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Thọ
2.2.1.1. Việc bảo đảm năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong xét xử hình sự phải gắn với quan điểm của Đảng về đổi mớ
sát viên trong xét xử hình sự phải gắn với quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp
Thực hiện đường lối cải cách của Đảng nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong những năm gần đây Đảng ta đã ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết
nhằm đổi mới, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Tư pháp. Trong đó trọng tâm đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát được quán triệt chủ yếu trong hai Nghị quyết của Bộ Chính trị đó là: Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “Về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"và Nghị quyết 49-
NQ/TW ngày 02/06/2005 “Về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020" đã chỉ rõ “trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện
nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra". Bên cạnh đó, đổi mới tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân còn phải:
Giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp để đáp ứng với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền dân chủ của công dân.
Bảo đảm tính đồng bộ với các luật khác về tổ chức bộ máy Nhà nước và các quy định của pháp luật mới được ban hành.
Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo và sự giám sát của các cơ quan dân cử đối với mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Để thực hiện được cải cách tư pháp thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nâng cao nhận thức cán bộ, cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, lựa chọn, bồi dưỡng, quản lý khoa học.