Những ưu điểm về năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 57 - 86)

01 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì 08 02Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Thọ

2.1.2.1. Những ưu điểm về năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

* Về hiệu quả công tác của Kiểm sát viên cấp huyện

Năng lực của mỗi cá nhân là bộ phận hợp thành, tạo nên sức mạnh của cả cơ quan, đơn vị và suy cho cùng là năng lực của cả hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng, từ điều tra, truy tố, đến xét xử. Sự hợp thành, kết nối ở đây không chỉ đơn thuần là cấp số cộng mà còn là năng lực của cả một cơ chế phối kết hợp trong tổ chức hoạt động bảo vệ pháp luật. Xét cho cùng năng lực cá nhân, cơ quan hay năng lực của cả hệ thống như thế nào phải được đánh giá ở hiệu quả bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội. Phải đánh giá chất lượng, hiệu quả cơng tác của từng người thơng qua giải quyết án hình sự thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Khơng thể nói Kiểm sát viên có năng lực mà cứ làm vụ án nào thì bị tồ án trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ ấy hoặc bị huỷ án, hoặc khơng thể nói cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong khi để xảy ra nhiều trường hợp oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Từ khi tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện theo Luật sửa đổi của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, số lượng các vụ án hình sự mà cấp huyện phải giải quyết chiếm trên 90% án hình sự tồn tỉnh. Cùng với sự gia tăng về số lượng thì tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi nên đã gây ra áp lực rất lớn về khối lượng, thời gian và trách nhiệm nhưng các Kiểm sát viên đã có rất nhiều nỗ lực, phấn đấu và đạt nhiều kết quả thiết thực trong công tác giáo dục và phòng ngừa tội phạm, vai trò của Kiểm sát viên ngày càng được đề cao tại các phiên toà; vị thế của Viện kiểm sát nhân dân ngày một nâng lên. Từ năm 2007 đến hết năm 2011, các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong tỉnh Phú Thọ đã thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ với số liệu cụ thể như sau:

Tòa án thụ lý xét xử: 4.986 vụ = 8.253 bị can; Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung 60 vụ; Tòa án đã xét xử: 4.662 = 7.654 bị cáo, trong đó có 218 vụ án trọng điểm, 32 vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, đưa đi xét xử lưu động 463 vụ án; Tịa án đình chỉ: 18 vụ ; Tịa án tạm đình chỉ 8 vụ; Tồn chưa xét xử chuyển sang năm 2012 sau 74 vụ = 148 bị cáo. Số bản án bị kháng nghị theo trình tự phúc thẩm 37 vụ, trong đó Viện kiểm sát cấp huyện kháng nghị 7 vụ (xem Bảng 2.3).

Năm Tòa thụ lý Toà xử lý Tồn Số vụ cáoBị Trả hồ sơ (vụ) Xét xử Tạm đình chỉ (vụ) Đình chỉ (vụ) Vụ Bị cáo Vụ cáoBị Trong đó Án điểm (vụ) Rút gọn (vụ) Lưu động (vụ) VKS huyện kháng nghị VKS tỉnh kháng nghị (vụ) 2007 828 1192 24 777 1109 45 5 56 6 2 2 3 46 78 2008 1011 1726 15 940 1626 50 4 102 6 0 1 6 64 95 2009 1024 1742 9 968 1597 30 10 99 9 3 1 6 49 114 2010 1010 1685 7 941 1566 45 7 115 3 1 1 3 65 114 2011 1113 1908 5 1036 1756 48 6 91 6 1 3 0 74 148 Cộng 4986 8253 60 4662 7654 218 32 463 30 7 8 18 298 549

Nguồn: Báo cáo công tác năm và thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cung cấp.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định rằng, về cơ bản hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của đội ngũ Kiểm sát viên cấp huyện của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã đạt ở mức cao, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội, bảo đảm việc xét xử các vụ án hình sự được tiến hành theo quy định của pháp luật, dân chủ, cơng minh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm; hàng năm tỷ lệ giải quyết án đạt trên 90%, không để xảy ra tình trạng án tồn đọng vi phạm thời hạn tố tụng, không để xảy ra trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố mà Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội. Viện kiểm sát đã chủ động phối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đấu tranh có hiệu quả đối với mọi loại tội phạm, nhất là đối với những tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; xác định được 218 vụ án trọng điểm; giải quyết theo thủ tục rút gọn 32 vụ, Viện kiểm sát đã chủ động phối hợp với Toà án đưa ra xét xử lưu động 463 vụ án tại các địa bàn trọng điểm đối với các loại tội như: cướp tài sản, lưu hành tiền giả, mại dâm, chống người thi hành công vụ, mua bán trái phép chất ma túy... phát huy tốt tác dụng tuyên truyền, giáo dục pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương cũng như đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

* Về rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của Kiểm sát viên cấp huyện

Trong công tác thực hành quyền cơng tố tại các phiên tồ xét xử, Kiểm sát viên đã có nhiều tiến bộ thể hiện qua hoạt động nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi, dự thảo luận tội, dự kiến các tình huống có thể phát sinh tại phiên toà để chủ động đấu tranh, bảo vệ quan điểm truy tố. Nhiều Kiểm sát viên đã thể hiện tốt kỹ năng xét hỏi và tranh luận, luận tội có tính lơgíc và chặt chẽ, khả năng truyền cảm và thuyết phục cao. Quan điểm, đường

lối xử lý của Kiểm sát viên đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, phù hợp với quyết định của Hội đồng xét xử. Hàng năm, các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành, thị ln chủ động phối hợp cùng Tồ án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW. Đồng thời, trong kế hoạch công tác hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đều giao cho 1 đồng chí lãnh đạo Viện và các phòng kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự định kỳ hoặc bất thường xuống dự phiên toà của cấp huyện để nắm bắt, đánh giá một cách tồn diện năng lực thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong toàn tỉnh. Sau mỗi lần dự phiên toà, đều tổ chức rút kinh nghiệm những ưu điểm, nhược điểm của Kiểm sát viên tại phiên toà về tác phong, hoạt động xét hỏi, phát biểu luận tội, tranh luận tại phiên tồ để từ đó các Kiểm sát viên trong đơn vị nâng cao hơn nữa vai trị của mình tại phiên tồ.

Việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của Kiểm sát viên được đánh giá thông qua các nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tham gia xét xử

Qua kết quả kiểm tra công tác hàng năm cho thấy, hầu hết các Kiểm sát viên đã thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ được quy định tại Điều 13 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 960 ngày 17/9/2007 (gọi tắt Quy chế 960) [51]. Cụ thể là Kiểm sát viên tham gia phiên toà đã trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của vụ án để nắm vững: nội dung vụ án, hành vi phạm tội của các bị cáo; các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm dân sự (nếu có) trong vụ án; phân tích đánh giá tổng hợp vụ án; áp dụng các điều, khoản của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự để chuẩn bị dự thảo đề cương xét hỏi, dự thảo

bản luận tội, đề cương tranh luận, dự kiến những vấn đề luật sư có thể nêu ra để đối đáp tranh luận tại phiên toà. Hoàn tất quá trình chuẩn bị, 100% Kiểm sát viên được phân cơng đều có báo cáo bằng văn bản gửi đến lãnh đạo Viện xin ý kiến chỉ đạo về đường lối giải quyết vụ án.

Hiệu quả công tác chuẩn bị trước khi tham gia phiên toà của các Kiểm sát viên được thể hiện trên tỷ lệ án Toà trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung từ năm 2007 đến năm 2011 là 60 vụ, cụ thể: (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Thống kê số vụ Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung án cấp

huyện từ năm 2007 đến hết năm 2011

Năm Số vụ án thụ lý Số vụ trả hồ sơ Lý do Tỷ lệ trả điều tra bổ sung Số vụ VKS chấp nhận Bổ sung chứng cứ Bổ sung tố tụng Khởi tố bổ sung bị can Lý do khác 2007 828 24 13 1 4 6 2,9% 23 2008 1011 15 6 1 1 7 1,4% 13 2009 1024 9 3 0 3 3 0,8% 8 2010 1010 7 3 1 1 2 0,7% 7 2011 1113 5 1 0 0 4 0,4% 5 Tổng cộng 4986 60 26 3 9 22 1,2% 56

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát và Báo cáo thông kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ các năm từ 2007 đến 2011.

Trong tổng số án Tồ trả lại để điều tra bổ sung có 4 vụ Viện kiểm sát không chấp nhận về thay đổi tội danh và bổ sung chứng cứ; 11 vụ trả lại với lý do Viện kiểm sát có cơng văn rút hồ sơ để nhập vụ án nhằm xử lý toàn diện vụ án (do trước đó có 1 trong số các bị can của vụ án bỏ trốn, phải tạm đình chỉ để truy tố các bị can khác, nay đã bắt được bị can trốn). Tỷ lệ án bị Toà trả hồ sơ để điều tra bổ sung năm sau giảm hơn năm trước; so với tỷ lệ chung toàn quốc là 3,5 % thì tỷ lệ trả hồ sơ ở cấp uyện tỉnh Phú Thọ là thấp.

Thứ hai, kỹ năng đọc cáo trạng

Đại đa số Kiểm sát viên đã có sự chuẩn bị trước về tâm lý và sức khỏe nên khi đọc cáo trạng đã thể hiện rõ năng lực của mình đó là đọc rõ ràng, dõng dạc, mạch lạc, giọng đọc có hồn và đầy đủ nội dung bản cáo trạng.

Mặt khác, do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cấp trang phục thống nhất cho ngành Kiểm sát nên tất cả các Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà đều mặc trang phục của ngành bảo đảm nghiêm trang, sạch sẽ, chững trạc trong phong cách đã tạo ra mối thiện cảm với mọi người và là điều kiện cho sự tự tin của Kiểm sát viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ ba, kỹ năng tham gia xét hỏi tại phiên toà

Thực tế những năm trước đây, đa số các Kiểm sát viên đều có chung nhận thức là việc xét hỏi tại phiên toà thuộc trách nhiệm của Hội đồng xét xử chứ không thuộc trách nhiệm của Kiểm sát viên, nên ngay sau khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ án ở giai đoạn chuẩn bị cho việc tham gia phiên tồ, các Kiểm sát viên được phân cơng thực hành quyền công tố thường không chú ý tới việc chuẩn bị đề cương xét hỏi để tham gia xét hỏi tại phiên toà. Với nhận thức như vậy, nên tại phiên tồ thường là các Kiểm sát viên khơng tham gia xét hỏi hoặc có xét hỏi thì ở trạng thái bị động, khơng tập trung vào những vấn đề mấu chốt của vụ án hoặc xét hỏi trùng lặp với những vấn đề Hội đồng xét xử đã hỏi nên chất lượng xét hỏi khơng cao.

Từ khi có Qui chế cơng tác thực hành quyền cơng tố và Kiểm sát xét xử án hình sự năm 2007, tại Điều 22 quy định việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà là bắt buộc. Điều này đã tác động làm cho các Kiểm sát viên làm cơng tác hình sự xác định được trách nhiệm xét hỏi tại phiên toà vừa là phư- ơng thức thực hành quyền công tố, vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát nhằm chứng minh, kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ một cách công khai, chứng minh luận điểm đã nêu và kết luận trong bản cáo trạng bằng việc chủ động xét hỏi, góp

phần cùng Hội đồng xét xử làm rõ sự thật khách quan của vụ án, qua đó đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật chính xác.

Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án, do nắm chắc nội dung vụ án, nắm chắc các khiếu nại của bị cáo, người bị hại, nắm chắc dư luận báo chí về vụ án nên Kiểm sát viên đã dự kiến tốt các tình huống xẩy ra tại phiên toà (bị cáo sẽ chối tội như thế nào, luật sư sẽ phản bác luận tội ra sao, người làm chứng sẽ thay đổi lời khai như thế nào) từ đó đặt ra những câu hỏi sát với tình hình; tại phiên tồ, ln chú ý lắng nghe, ghi chép Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân đặt câu hỏi và trả lời của người tham gia tố tụng, từ đó loại trừ, điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với những nội dung chưa được làm rõ để chủ động tham gia xét hỏi nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát; khi tham gia xét hỏi với thái độ ứng xử có văn hóa, dân chủ, cởi mở, khơng sử dụng những câu hỏi có tính chất áp đặt, câu hỏi đã chứa đựng câu trả lời mớm cung, ép cung và câu hỏi trùng lặp với những câu mà Hội đồng xét xử đã hỏi.

Ví dụ: Vụ án Bùi Trọng Tấn phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"có nội dung: Từ đầu tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2007, Bùi Trọng Tấn là giáo viên Trường trung học cơ sở xã Hy Cương, đã chủ động tìm gặp, hứa hẹn chắc chắn sẽ xin biên chế viên chức giáo viên năm 2007 cho nhiều người với điều kiện mỗi xuất phải nộp chi phí cho Tấn từ 30 đến 50 triệu đồng. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của họ, Bùi Trọng Tấn đã liên kết với Đỗ Thị Thúy Nhâm - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Châm ở Vân Cơ - Việt Trì, là đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm, đào tạo nghề… để làm sổ điểm, bảng điểm, sổ học tập, bảng ghi kết quả học tập giả cho các đối tượng xin biên chế, mục đích nâng khống điểm học tập, đánh lừa Hội đồng tuyển dụng viên chức nhằm đưa người vào biên chế. Quá trình điều tra, Bùi Trọng Tấn giả vờ bị tâm thần - dưới dạng không nhận thức được hành vi, mặc dù tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã đủ căn cứ buộc tội. Tại phiên toà, lúc

đầu bị cáo giả vờ khơng nhận thức được gì để khơng trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử (vụ án có Luật sư tham gia). Sau đó, theo kế hoạch đã họp trù bị, Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên chuyển trọng tâm xét hỏi bị can khác, bị hại, xem xét vật chứng và hỏi người liên quan là con gái bị cáo đang trong giai đoạn chuẩn bị kết hôn về những vấn đề liên quan và suy nghĩ thế nào về khả năng nuôi bố trong trại tâm thần. Đồng thời Kiểm sát viên quan sát sắc thái của bị cáo thấy có những biểu hiện hoang mang. Khi luận tội, Kiểm sát viên nhấn mạnh và đưa ra những căn cứ theo kết luận giám định pháp y tâm thần xác định bị cáo chỉ hạn chế khả năng điều khiển hành vi chứ khơng phải khơng khơng có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi nên vẫn phải

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 57 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w