Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 102 - 104)

01 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì 08 02Viện kiểm sát nhân dân thị xã Phú Thọ

2.3.2. Các giải pháp cụ thể

Để nâng cao năng lực của các Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ở tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện cần phải thực hiện

nghiêm túc chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về chỉ tiêu đối với Viện trưởng cấp huyện phải thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự ít nhất là 02 vụ/năm; các vụ này phải là các vụ án phức tạp cả về đánh giá chứng cứ và có Luật sư tham gia để tổ chức rút kinh nghiệm đối với các Kiểm sát viên, cán bộ trong đơn vị. Phải coi đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng công tác, kết quả thi đua và kết quả bình xét Kiểm sát viên giỏi hàng năm. Tham dự phiên tồ đó

có Lãnh đạo Viện tỉnh - chủ trì, cùng đại diện các phịng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử án hình sự cấp tỉnh và một số Lãnh đạo, Kiểm sát viên các huyện thuộc cụm tham dự và rút kinh nghiệm, kể cả các phiên tồ do Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử.

Thứ hai, Lãnh đạo các đơn vị cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá

năng lực thực hành quyền công tố, ngay từ giai đoạn kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Đây được coi là biện pháp đầu tiên, cơ bản, có tính quyết định đối với tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn kiểm sát điều tra, mỗi vụ án hình sự phải bảo đảm ít nhất có 03 lần lưu bút tích của Kiểm sát viên bằng Phiếu yêu cầu điều tra theo diễn biến quá trình điều tra vụ án. Kết thúc điều tra, Kiểm sát viên phải tham gia cùng Điều tra viên hỏi cung để nắm chắc diễn biến vụ án, thái độ của bị can để sẵn sàng thực hành quyền cơng tố tại tồ.

Thứ ba, quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử ở cấp sơ

thẩm phải tích cực, chủ động, khơng lệ thuộc hồn tồn vào tài liệu điều tra. Phải xác định việc điều tra cơng khai tại phiên tồ là kết quả điều tra khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất để làm căn cứ giải quyết đối với vụ án. Chính vì vậy các Kiểm sát viên phải chủ động tham gia xét hỏi để làm rõ những chứng cứ đã thu thập trong quá trình điều tra xem việc truy tố của Viện kiểm sát có bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay khơng? Hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật hay khơng? Đối chiếu chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án với những chứng cứ thu thập tại phiên tồ có gì mâu thuẫn khơng? Một vấn đề lưu ý là: Những vấn đề mới phát sinh như việc chối tội, phản cung, bổ sung thay đổi lời khai, tài liệu chứng cứ mới xuất trình tại phiên tồ… thì Kiểm sát viên cần phải làm sáng tỏ ngay tại phiên tồ. Khi có đủ căn cứ thì kết luận về những vấn đề đó, cịn nếu chưa xác định rõ để kết luận được ngay thì phải đề nghị hỗn phiên tồ để điều tra bổ sung. Bên cạnh

đó phải chú trọng đến hoạt động tranh luận tại phiên toà, làm sao trong tranh luận phải thực sự dân chủ với Luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Đối đáp đầy đủ các vấn đề mà những người tham gia tranh tụng nêu ra, việc tranh tụng phải dựa vào những chứng cứ khách quan, viện dẫn căn cứ phải đầy đủ, chính xác, có tính thuyết phục cao.

Thứ tư, phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác giải

quyết án hình sự, nhất là vai trị của đồng chí Viện trưởng cấp huyện. Lãnh đạo phải nắm chắc tiến độ giải quyết án để chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Kiểm sát viên; quan tâm đến các ý kiến, quan điểm còn trái ngược nhau để đưa ra quyết định cuối cùng thật chính xác. Trong chỉ đạo, phải để cho Kiểm sát viên thể hiện chính kiến của mình về vụ việc thụ lý và để lại bút tích trong hồ sơ. Đối với các Phịng nghiệp vụ cấp tỉnh phải bố trí cán bộ, Kiểm sát viên theo dõi địa bàn, thường xuyên nghiên cứu Cáo trạng, án văn cấp huyện để kịp thời phát hiện những sai sót nhằm uốn nắm kịp thời và biểu dương những cán bộ, Kiểm sát viên làm tốt.

Thứ năm, thực hiện nghiêm túc quy trình thi tuyển Kiểm sát viên giỏi,

Kiểm sát viên tiêu biểu hàng năm để nhân rộng điển hình, động viên kịp thời đẩy mạnh phong trào thi đua trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 102 - 104)

w