Nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 33 - 35)

Trong ngành Kiểm sát nhân dân thì đội ngũ Kiểm sát viên được coi là “xương sống"của ngành bởi họ là người có chức danh pháp lý để thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Do vậy, yếu tố con người hay nói cách khác nguồn để bổ nhiệm Kiểm sát viên được coi là yếu tố đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (theo tơi có ý nghĩa

quyết định) đến việc hình thành năng lực thực hành quyền cơng tố của Kiểm sát viên. Như đã nêu ở trên, nói đến năng lực của Kiểm sát viên là nói đến khả năng về thể chất và trí tuệ trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhân cách, năng khiếu cá nhân, các yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao năng lực làm việc nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy, ln ln phải coi trọng và làm tốt cơng tác tạo nguồn cán bộ có đủ năng lực, trình độ thay thế, bổ sung. Khâu tuyển dụng cần triển khai theo hướng “cung, cầu"mới tìm được Kiểm sát viên giỏi. Muốn vậy, phải làm tốt cả bốn khâu: quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng. Hiện nay, trong ngành Kiểm sát có hiện tượng chảy máu chất xám ở một số đơn vị, nhất là các tỉnh phía Nam nên cần hết sức lưu tâm bởi vì một số cán bộ chưa thật sự yên tâm, đóng góp hết cơng sức, trí tuệ khi phải “quá lo"về vấn đề cuộc sống hàng ngày hoặc không được tự do cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Theo đó, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên trong ngành nói chung hiện nay chưa được đồng đều. Thực tiễn đã chứng minh rằng, trước năm 2000 khi thi tuyển vào Trường Cao đẳng kiểm sát, các thí sinh đều phải thơng qua hoạt động sơ tuyển cả về học lực và thể chất cũng như lý lịch bản thân và gia đình nên khi ra trường chỉ một vài năm đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao và ngành kiểm sát có nguồn bổ nhiệm tương đối ổn định và có chất lượng. Từ khi Trường Cao đẳng kiểm sát đổi thành Trường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, không thực hiện đào tạo từ đầu mà chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho những người tốt nghiệp Đại học Luật chuẩn bị bổ nhiệm Kiểm sát viên thì nguồn tuyển dụng có phần bị hạn chế cả về số lượng, chất lượng và thái độ đối với nghề. Sự hạn chế này thể hiện trên các mặt như tri thức đào tạo khơng chun sâu, hoặc một số cán bộ khơng có thái độ tâm huyết với nghề mà cịn có tư tưởng “tá túc chờ thời"cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến rèn luyện kỹ năng và đúc rút kinh nghiệm công tác cho bản thân...

Một phần của tài liệu Năng lực thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w