Một số đặc điểm của các tư liệu, truyền thuyết và thần tích

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 33 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các tư liệu, truyền thuyết và thần tích về Dương Tự Minh

1.2.4. Một số đặc điểm của các tư liệu, truyền thuyết và thần tích

địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ở các miền đất dọc sông Cầu, thuộc huyện Hiệp Hòa, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) còn tồn tại nhiều truyền thuyết về thân thế và sự nghiệp của Dương Tự Minh. Thần tích của các làng xã vùng này, về cơ bản cũng ghi về vị thành hoàng làng của mình giống như thần tích của đình Xn La, đình Thanh Lương, đình Phao Thanh trên đất Thái Nguyên

1.2.4. Một số đặc điểm của các tư liệu, truyền thuyết và thần tích về Dương Tự Minh Dương Tự Minh

Qua hệ thống tư liệu, bia ký, truyền thuyết và thần tích, chúng ta phần nào hình dung được hành trạng của Dương Tự Minh. Chân dung của Dương Tự Minh được khắc họa bởi hai con đường: lưu truyền trong tâm thức dân gian và lưu truyền trong thư tịch cổ đã cho ta những thông tin thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của vị thủ lĩnh hai lần được phong làm phò mã lang này.

Hành trạng Dương Tự Minh được ghi chép trong thư tịch cổ, bia ký và qua truyền thuyết, thần tích về cơ bản là tương đối giống nhau.

Tuy nhiên, trong các nguồn sử liệu nói trên cũng chưa cho biết ơng sinh và mất năm nào, gia thế của ông ra sao nhưng cho biết khá đầy đủ về công đức, sự nghiệp của ông trong thời gian phụng sự vương triều Lý, ít nhất là 23 năm (1127 - 1150).

Như đã trình bày ở phần trên, các sự kiện quan trọng có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Dương Tự Minh được nêu trong văn bia về cơ bản

hoàn toàn trùng khớp với ghi chép của chính sử. Duy chỉ có điểm khác là trong bia ký chỉ ghi năm các sự kiện diễn ra, không ghi cả tháng, năm như trong chính sử đã chép.

Qua các câu chuyện truyền thuyết, bản thần tích cũng như trong sách ĐNNTC, có thể khẳng định quê hương của Dương Tự Minh là ở Quan Triều, phủ Phú Lương (nay là phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Theo tấm bia dựng ở đền Đuổm huyện Phú Lương thì phủ Phú Lương thời Lý gồm các Châu: Thượng Nguyên, Vĩnh Thông, Quảng Nguyên, Cảm hóa, Vạn Nhai, Tư Nơng, Tun Hóa (thuộc Bắc kạn, Thái Ngun, Cao Bằng, Tuyên Quang và một phần Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn ngày nay). Truyền thuyết về Dương Tự Minh và hai bà vợ của ông - Công chúa Diên Bình, cơng chúa Thiều Dung lưu truyền quanh vùng núi Đuổm (huyện Phú Lương), được nhân dân từ đời này sang đời khác truyền miệng cho nhau nghe trong các làng xã của huyện Phú Bình và các huyện khác trong tỉnh, cũng như một số tỉnh lân cận.

Các di tích thờ phụng Dương Tự Minh ở các làng xã của huyện Phú Bình hầu hết đều có các bản thần tích về ơng, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay chỉ cịn lại ba bản thần tích của đình Xuân La, đình Thanh Lương và đình Phao Thanh. Tuy có sự giống nhau về nội dung, nhưng trong truyền thuyết chưa nêu đầy đủ, chỉ nêu khái quát Dương Tự Minh cầm quân đánh giặc, chứ khơng nói rõ như trong thần tích đó là giặc Tống do Đàm Hữu Lượng chỉ huy và không nhắc đến các sự kiện liên quan đến tên gian thần Đỗ Anh Vũ. Các bản thần tích về Dương Tự Minh đã dựa vào chính sử nhưng đã huyền thoại hóa theo lối tư duy dân dã nhằm ca ngợi tôn vinh công đức của ông.

Chúng tôi cũng thấy rằng, một số nội dung của bản thần tích của làng Xuân La, đình Thanh Lương, đình Phao Thanh không giống với ghi chép về

Dương Tự Minh trong sách ĐVSKTT. Sự kiện đời vua Lý Nhân Tơng thì viết là Lý Anh Tơng. Nhà Lý gả cơng chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh (1127), sau mới gả công chúa Thiều Dung (1144), nhưng thần sắc lại chép thứ tự ngược lại: gả công chúa Thiều Dung trước, gả cơng chúa Diên Bình sau. Các miền đất bị Đàm Hữu Lượng chiếm giữ, Dương Tự Minh đem quân đi đánh dẹp được, cũng khơng hồn tồn trùng khớp với ghi chép của chính sử…

Với sự ngưỡng mộ trước tài năng và phẩm chất của ông, nhân dân trong vùng đã huyền thoại hóa, thần thánh hóa cuộc đời ông. Trong truyền thuyết, thần tích và bia ký về Dương Tự Minh, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh

Chiếc áo tàng hình. Mặc dù, về chi tiết, mỗi tác giả kể một khác, điều đó

khơng quan trọng bởi câu chuyện do dân gian sáng tạo ra nên bao giờ cũng có nhiều dị bản. Nhưng nội dung của những câu chuyện dân gian đó là sự phản ánh về cuộc đời của một con người bình dị, có tài năng, thương yêu người dân nghèo, nhờ có áo tàng hình mà thường lấy của người giàu chia cho dân nghèo, mà đánh tan được giặc ngoại xâm, được nhà vua hai lần gả công chúa và cũng là hai lần phong làm phò mã lang, phong chức tước lớn nhưng vẫn xin về sống giữa quê hương để chăm lo đời sống cho dân chúng, bảo vệ vững chắc vùng biên cương của tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Thực ra, với hình ảnh Chiếc áo tàng hình, nếu chúng ta bóc tách đi những phần

thêu dệt của huyền thoại, của sự dân gian hóa nhân vật anh hùng thì sẽ cịn lại nhân lõi của sự thực lịch sử, đó là Dương Tự Minh ln ln sống trong lịng dân, được sự che chở, giúp đỡ của dân vì vậy qn lính và qn giặc khó lịng phát hiện ra tung tích của ơng. Với hình ảnh Chiếc áo tàng hình ấy, người dân cũng muốn cảnh tỉnh cho hàng ngũ quan lại biết rằng: Muốn được lòng dân, muốn được sự che chở, giúp đỡ của dân thì phải biết quên bản thân mình, phải hết lòng hết sức giúp dân. Như vậy, Chiếc áo tàng hình của Dương Tự Minh, chẳng qua là được dệt lên từ lịng dân mà có được.

Dương Tự Minh là một vị tướng tài hết lịng vì dân vì nước, cả cuộc đời ơng ln đấu tranh cho chính nghĩa. Vì lo cho mối họa suy tàn của nhà Lý mà ông đã bị gian thần hãm hại. Trong chính sử và bia ký ghi chép rằng ông bị lưu đầy nơi xa độc, khơng nói rõ về cái chết của ông. Nhưng trong tâm thức dân gian, người dân đã huyền thoại hóa, thần thánh hóa cuộc đời Dương Tự Minh với chi tiết ơng hóa và bay về trời; khi đã hóa ơng vẫn hiện lên giúp đỡ dân (Sự tích Thánh Đuổm trị tà thần).

Có thể coi mảng tư liệu dân gian về Dương Tự Minh là nguồn tư liệu hấp dẫn, gợi cảm, gợi lòng tự hào dân tộc rất to lớn bên cạnh nguồn sử liệu thư tịch của các nhà nghiên cứu sử học. Đây cũng chính là sự kết hợp hài hịa giữa lý tính và cảm tính đối với lịch sử Việt Nam. Và thật tuyệt vời, khi hai loại tư duy tưởng như ngược hướng này lại gặp nhau cùng một điểm với nhân vật cụ thể là Dương Tự Minh.

Tiểu kết chương 1

Phú Bình là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời. Truyền thống lịch sử ấy được kết tinh trong những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể vơ cùng to lớn của mảnh đất này. Những giá trị văn hóa của huyện Phú Bình được phát triển tồn diện, đặc biệt là tín ngưỡng và lễ hội rất phong phú và mang sắc thái riêng của vùng đất này. Một trong số đó là tín ngưỡng phụng thờ Dương Tự Minh.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, các thế hệ cư dân nơi đây luôn tự hào và thành kính phụng thờ Dương Tự Minh - người anh hùng dân tộc, một danh nhân lịch sử tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên.

Một số sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Dương Tự Minh được ghi chép trong 6 bộ sách (VSCMTY, ĐVSKTT, ĐVSKTB, KĐVSTGCM, VSL, ĐNNTC) và tấm bia tại đình Quang Vinh.

Hệ thống truyền thuyết, thần tích và những biến đổi của chúng theo không gian và thời gian đã giúp bước đầu nhận diện tục thờ Dương Tự Minh với nhiều lớp văn hóa, lịch sử.

Mảng tư liệu viết về Dương Tự Minh bằng tâm thức dân gian phong phú hơn nhiều so với những tư liệu thư tịch. Những bản thần tích, truyền thuyết, bia ký được nhân dân cấy ghép, dệt nên bức tranh oai hùng, thiêng liêng thần thánh về con người và sự nghiệp của Dương Tự Minh đem lại cho thế hệ con cháu những câu chuyện đẹp đẽ, hào sảng trong việc đoàn kết các dân tộc đánh đuổi quân xâm lược và giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia.

Tìm hiểu tổng thể không gian lịch sử - văn hóa huyện Phú Bình, về Dương Tự Minh thơng qua các tư liệu, truyền thuyết, thần tích và bia ký là cái nền chung để chúng tôi tiếp cận những thành tố (phương diện) của sự phụng thờ Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình thơng qua di tích, lễ hội và phong tục một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện hơn.

Chương 2

PHỤNG THỜ DƯƠNG TỰ MINH QUA DI TÍCH, LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)