7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Lễ hội và phong tục thờ cúng Dương Tự Minh
2.2.2. Những kiêng kỵ
Trong tư duy của con người, khái niệm về cái thiêng ở mọi nơi và mọi lúc đều tách khỏi khái niệm về cái thế tục. Một sự vật thiêng liêng trước hết là
cái mà trong quan hệ với nó, con người phàm tục phải chấp nhận một ranh giới tuyệt đối, được quy định bằng những cấm kỵ nghiêm ngặt. Những kiêng kỵ ấy đặt quan hệ giữa chúng thơng qua những thao tác đặc biệt, có tính ước lệ cao, đồng thời bản thân cái thế tục cũng mất đi những tính chất riêng của nó để tự trở thành thiêng liêng ở một mức độ nhất định. Quan niệm Có thờ có
thiêng có kiêng có lành đã góp phần bảo tồn và lưu giữ những kiêng kỵ, hèm
tục trong đời sống nơng dân.
Kiêng kỵ có tính chất cộng đồng. Xét về thực chất, kiêng kỵ là việc thiêng hóa những việc thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Kiêng là sự dè chừng, cảnh giác của mọi người trong cộng đồng đối
với những sự vật hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Kiêng là muốn nói
đến điều không được làm, không nên làm và khơng nên nói. Kiêng giúp người ta sống an toàn hơn nhờ những lời cảnh báo, khuyên nhủ của thế hệ tiền nhân. Kỵ cũng là sự tránh né, dè chừng nhưng được diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Khái niệm kỵ mang trong nội hàm cả khái niệm kiêng nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn. Nếu có lỡ vi phạm điều kiêng thì cũng khơng chịu hậu quả tai hại hay hậu quả nghiêm trọng như khi vi phạm điều kỵ. Kiêng kỵ là chỉ chung tập quán kiêng kỵ, nên tránh và không nên vi phạm, mang yếu tố cảnh báo.
Trên cơ sở khảo sát điền dã và tham khảo hương ước tại các địa phương trong hệ thống các di tích thờ phụng Dương Tự Minh ở huyện Phú Bình, chúng tơi bước đầu tạm phân loại những nghi lễ tiêu biểu mang ý nghĩa kiêng kỵ trong nghi lễ thờ Dương Tự Minh theo những tiêu chí sau đây:
- Kiêng kỵ trong cuộc sống thường ngày: kiêng kỵ nhắc đến tên húy của
vị thành hoàng, gọi là húy kỵ hoặc tránh đặt tên trùng với tên thành hoàng. Loại kiêng kỵ này có tính chất tiêu biểu của người dân ở các địa phương trong
hệ thống tín ngưỡng Dương Tự Minh. Thành hồng thờ cúng hàng ngày ai ai trong làng đều phải kiêng kỵ nói tránh tên hèm cả. Tại các làng xã của huyện Phú Bình thờ Dương Tự Minh, thơng thường khi đọc tên thánh thường được người dân ý thức đọc chệch thành Mênh hoặc Miêng; Dương Tự Mênh, hoặc Đức Thánh Đuổm, hoặc Quý Miêng hoặc Đại Vương…
Đối với hai công chúa Diên Bình và Thiều Dung thì được đọc chệch thành Duyên Bềnh và Triều Diêng.
Bản thân di tích cũng là một nét văn hóa kiêng. Hướng di tích và bản thân hướng của di tích phải là hướng tốt theo phong thủy dân gian. Dân làng nơi đây kiêng dựng di tích theo hướng bắc, hướng đơng vì cho rằng hướng bắc gắn với đen tối, nhiều hắc ám và hướng đơng nóng nực, hơn nữa ánh dương rọi vào di tích dễ làm hồn thần bị tán mà khơng tụ. Đình phải dựng nơi thống đãng, trơng ra một khúc sông, một mặt hồ hay một giếng khơi thống rộng. Có những ngơi đình khơng nhìn ra sơng hồ, song địa thế phải tụ thủy, nghĩa là có mặt nước phía trước, bao giờ cũng được coi là thế quý, đem lại nhiều may mắn cho làng. Hướng tốt là nơi đắc địa để di tích tọa lạc an ổn, từ đó vị thánh ngự rồi ban sự bình an tươi tốt cho dân làng. Cũng có trường hợp, qua trải nghiệm của cộng đồng sau mấy chục năm, mới cho là thế đình khơng thuận, làng phải đổi hướng, hy vọng công việc làm ăn sinh sống cả làng sẽ khấm khá hơn.
- Kiêng kỵ trong dịp lễ hội: Vào ngày hội làng, sự kiêng kỵ dường như
được thực sự nghiêm ngặt hơn:
Đối với những người thực hành nghi lễ: họ phải chay tịnh, sạch sẽ,
thanh khiết. Với tư cách thủ từ, chủ tế và thành viên ban tế, họ phải quán tẩy lần nữa mới được chính thức hầu thánh. Khi đọc văn tế đến chữ Húy phải đọc thầm hoặc lúc đó trống đánh to lên. Sự kiêng kỵ trong tâm thức của những
người hành lễ có tính lâu dài của phong tục tập quán khiến nó có sức sống trường tồn qua nhiều thế hệ nhờ những dịp truyền dạy trước cộng đồng như thế này.
Những người được tín nhiệm đảm trách cơng tác bếp núc dứt khốt kiêng khơng được săp mâm thiếu hoặc nhầm. Những lễ vật dâng cúng phải thực sự chỉnh chu, những việc liên quan đến phân chia lộc và sắp mâm bàn thụ lộc cũng phải hết sức chu đáo.
Ông thủ từ đèn nhang được dân làng lựa chọn kỹ lưỡng thường là các cụ từ 50 tuổi trở lên, song tồn, gia đình khơng có tang, phụ trách coi sóc đình trong 3 năm, các cụ trong làng cứ 3 năm lại luân phiên nhau. Nếu chẳng may trong 3 năm đó, gia đình bên nội, bên ngoại của vị thủ từ có tang thì làng lại cắt cử người khác tiếp tục cơng việc đèn nhang, coi sóc đình.
Đối với người dân: Kiêng “sảy miệng” nhắc đến tên húy của thánh.
Ngoài ra tránh dùng một số đồ ăn, thức uống mang tính chất ơ uế khi vào di tích (ăn thịt chó, hành, tỏi, mắm tơm…), không làm các công việc của nhà nông liên quan đến phân gio trước khi vào di tích. Phải tắm rửa sạch sẽ, trang phụng gọn gàng, tươm tất mới được đến đám hội. Đàn bà con gái tránh những ngày thường kỳ hằng tháng bị coi là không sạch sẽ.
- Kiêng khác: Kiêng bẻ hoa ngắt cành, đánh nhau, chửi bậy, móc túi, trộm cắp vặt tại đám hội. Tại một số làng như Phương Độ, Xuân La, làng Vàng, làng An Châu…nếu trong dịp diễn ra hội làng chẳng may gia đình có tang lễ thì gia đình đó phải kiêng khóc lóc, kèn trống hoặc phải lùi ngày đưa đám qua ngày chính hội hoặc phải chơn cất giấu để đảm bảo khơng khí chung vui và trang nghiêm của hội làng…
Chẳng hạn, tại đình Phương Độ, xã Xuân Phương người dân gọi chệch tên Thánh là Dương Quý Miêng hoặc Đại Vương. Ngồi ra, trong thời gian hội
lễ có một số quy định của làng đặt ra buộc mọi người phải chấp hành nghiêm túc. Ví dụ đối với người tham gia tế lễ phải có đủ những tiêu chuẩn sau:
Mỗi giáp phải cử hai ông hậu chủ để đứng tế, người được chọn là người mắt mũi thẳng, không vẹo vọ, không toét, răng cịn đủ khơng sứt mẻ, vợ chồng song tồn, con cái có đủ cả trai lẫn gái.
Mỗi giáp cử 14 người khiêng kiệu, vác cờ. Những người này trong thời gian từ mùng năm tháng mười cho đến hết ngày mùng mười tháng mười không được làm việc gì nhơ bẩn, khơng sát sinh, không được sinh hoạt vợ chồng, không được đến những nơi ô uế, bẩn thỉu.
Hai người tiểu từ thường trực thắp hương coi cỗ trong đình phải là trai chưa vợ, ăn bát đũa riêng.
Khi vào buổi tế, người làm chủ tế bao giờ cũng là vị tiên chỉ của làng. Áo quần, mũ đội của vị chủ tế khác với của quan viên hậu chủ. Trên mũ của chủ tế có thêu rồng chầu mặt nguyệt. Người đọc văn tế phải là người có chức sắc trong làng, ông đông xướng phải là người có chất giọng tốt, trí nhớ tốt và phải thơng thạo Hán văn. Lệ làng quy định: ai có phẩm hàm thì vào mệnh bái, nếu khơng ai có phẩm hàm thì cử người ở giáp Thanh Trai - Đại trai (giáp phe cả) một người có chức dịch và tinh sạch làm mệnh bái. Những người đang chịu tang khơng được ra đình tế lễ.
Ngày nay chủ tế được chọn là người đã có tuổi, vợ chồng song tồn, gia đình hịa thuận n ấm, có uy tín trong làng. Những người làm trợ tế, bồi tế cũng là những người từ trung niên trở lên, nắm được lễ nghi và tâm huyết với công việc của làng. Thành phần lực lượng tham gia rước kiệu, cờ chủ yếu là thanh niên, học sinh…trừ những người có tang.
Đàn bà, con gái của làng ln ý thức sự kiêng kỵ của mình trong những ngày nhất định hằng tháng. Họ không dám tới khu vực thiêng này dù chỉ để tham gia những công việc giúp đỡ lao động chân tay phục vụ nhà đình.
Tại đình Hoa Sơn, xã Tân Đức có quy định: Nơi đã làm đình thờ Thánh, đều cấm tư gia không được làm nhà ở gần hay để mả, giết hay nhốt nhờ súc vật, cịn việc giồng cây thì làng khơng cấm.
Trước ngày dự lễ độ hai ngày và ngày làm lễ, những người trong đội tế phải kiêng kỵ tắm gội, giải uế, khơng được ăn hành, tỏi hay thịt chó…Khi tế phải khăn mặc áo tế thụng màu lam, hay nâu huyền, đi giày cũng được. Việc tế chủ phải chọn người có chứcsắc, lúc đọc văn đến chữ húy phải đọc thầm, lúc nói khơng được phạm đến tên thần; việc thủ từ phải chọn người có tuổi tinh sáng, khơng tỳ tích, khơng tang chế; việc phù giá khiêng kiệu phải chọn giai thanh tân chứ không chọn gái tân là những quy định chặt chẽ.
Người nào phải lỗi thì làng bắt vạ, phải sửa trầu cau và rượu lễ tạ thần trước, sau có lời tạ dân tổng lý và ông chủ tế được quyền thủ xướng bắt vạ, bắt vạ ngay lúc làm ra điều lỗi hẹn trong hai tiếng đồng hồ thì phải nộp vạ, nộp cho tổng lý hay chủ tế hàng xã, lượng xét các quan đầu hạt có quyền nghĩ xử những người phải vạ ương bướng, không chịu nộp, để làng phải đi thưa, nếu người nào hết lỗi nộp vạ ngay thì các quan không phải can thiệp đến, người có lỗi nộp vạ ngay khơng mất quyền lợi gì cả.
Tại đình Xn, đình An Châu, đình Đồi, đình Hộ Lệnh…đến tận hiện nay, người dân vẫn giữ nhiều nền nếp cổ trong nghi thức thờ tự. Không bao giờ gọi tên thánh một cách thẳng thừng. Người dân chỉ gọi chệch tên Thánh là Dương Quý Mênh hoặc Cao Sơn Quý Miêng hoặc Đại Vương; Diên Bình thì đọc chệch là Duyên Bềnh; Thiều Dung đọc chệch là Triều Diêng hoặc Thiều Diêng.
Đàn bà con gái không được vào hậu cung, không được quỳ giữa gian tiền tế để cầu khấn mà phải quỳ ở hai gian bên cạnh. Ngày có kinh nguyệt khơng được bước chân tới di tích.
Gia đình có tang, những người ăn mặc lòe loẹt, hở hang…cũng kiêng khơng được vào đình e ơ uế, e phạm tội với thánh.
Tại các di tích thờ phụng Dương Tự Minh, thơng thường, người dân có điều gì muốn cầu xin, thường biện lễ lên đình. Ơng từ mặc trang phục lễ (khăn đóng, áo the đen) vào hậu cung và các ban thắp hương, thỉnh chuông cho gia đình làm lễ hoặc nhờ ơng khấn hộ. Nếu gia chủ tự khấn thì khơng vấn đề gì, cịn nếu trường hợp gia chủ nhờ ông từ khấn hộ, dứt khốt ơng phải mặc trang phục lễ, khơng tùy tiện mặc quần áo bình thường.
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong thực hành các nghi thức thờ phụng Dương Tự Minh, việc kiêng kỵ được diễn ra liên tục và nối tiếp nhau nhiều đời tạo thành nét văn hóa hằn sâu trong ứng xử của người dân trong các làng xã của huyện Phú Bình. Đó là yếu tố cốt yếu của thờ cúng thành hồng ở đình.