Nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 86 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Ý nghĩa của sự phụng thờ Dương Tự Minh trong đời sống văn

3.2.1. nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn

GS.TS Ngô Đức Thịnh viết: Tất cả mọi lễ hội đều mang trong nó bản chất trở về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người là một bộ phận, cội nguồn của chính mỗi cộng đồng, như dân tộc, đất nước, tổ tiên, tôn giáo, cội nguồn với những con người “khổng lồ” đã sáng tạo ra văn hóa và lịch sử [61, tr.286].

Cũng chính vì lý do đó mà ý nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn đã hàm chứa trong nó giá trị giáo dục. Đạo lý uống nước nhớ nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam.

Con người Việt Nam “ngày càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hịa mình vào mơi trường thiên nhiên, trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa của mình trong cái chung của văn hóa nhân loại” [55, tr.538].

Các lễ hội về Dương Tự Minh đã nhắc nhở mọi thành viên của cộng đồng về cơng lao của Đức thánh. Xưa kia, chính nhờ có Dương Tự Minh mà vùng biên giới phía bắc của quốc gia Đại Việt được bảo vệ vững chắc. Cũng nhờ có ơng mà khối đồn kết dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số được củng cố.

Là một vị thánh nhưng ông lại hết sức gần gũi, gắn bó tận tình, quan tâm cuộc sống thường ngày của người dân. Chính nhờ vậy mà sự tôn vinh Dương Tự Minh đã có ý nghĩa giáo dục rất lớn, giáo dục lòng biết ơn, ghi nhớ công lao của tổ tiên.

Cả cộng đồng cư dân huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đã ghi nhớ cơng lao của Dương Tự Minh thơng qua tín ngưỡng và lễ hội tưởng niệm ông.

Một phần của tài liệu Phụng thờ dương tự minh qua di tích, lễ hội và phong tục (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)